Hãy cùng Sylvan Learning Việt Nam tìm hiểu một số nguyên nhân khiến trẻ sợ học toán tư duy và những ý kiến hữu ích cho giáo viên để thúc đẩy trẻ em học toán và ngăn ngừa chứng lo âu môn toán.
Thái độ của giáo viên đối với môn toán tư duy
Một yếu tố chính dẫn đến sự lo lắng về toán tư duy và không thích môn toán ở học sinh là thái độ của giáo viên khi dạy môn toán. Ai cũng biết rằng những giáo viên giỏi đều yêu thích môn học mà họ đang dạy. Mặt khác, nếu giáo viên thể hiện tiêu cực khi dạy toán, tinh thần không tốt khi họ sẽ ảnh hưởng đến học sinh. Vì vậy, một yếu tố rất quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ học toán tư duy thật tốt là giáo viên có thái độ nhiệt tình khi giảng dạy.
Không đưa ra lỗi sai làm giảm khả năng tư duy của trẻ
Một trong những lỗi sai lớn nhất là giáo viên không đưa ra đáp án sai trong khi dạy toán tư duy. Những lỗi sai tạo ra cơ hội tốt bởi vì chúng thực sự giúp bộ não của trẻ phát triển. Bạn hãy hỏi học sinh có đáp án sai: “Hãy giải thích làm thế nào em đã nghĩ ra điều đó?”,”Có ai khác nhận được kết quả giống như bạn không? Ai đó có kết quả khác không?” hay “Chúng ta có hai (hoặc ba) câu trả lời khác nhau ở đây. Hãy cùng tìm hiểu xem.”
Các em có thể học hỏi từ các câu trả lời khác nhau và các cách giải toán khác nhau. Đôi khi, một câu trả lời sai chỉ sai do một lỗi tính toán, nhưng quá trình giải bài toán khiến học sinh có thể vận dụng kiến thức tư duy tốt hơn.
Xem thêm: Tư duy Mở và tầm quan trọng của các lỗi sai khi học Toán tư duy
Giáo viên thường chú trọng vào các bài kiểm tra
Các bài kiểm tra là một phần của trường học nhưng chúng không nên là mục tiêu cuối cùng. Các mục tiêu đúng của môn toán ở trường là học sinh có thể sử dụng toán học trong cuộc sống thực và chuẩn bị cho giáo dục đại học. Các bài kiểm tra, đặc biệt là các bài kiểm tra tính giờ, là một trong những lý do chính gây ra chứng lo lắng về môn toán ở trẻ em.
Xem thêm: Trẻ gặp khó khăn khi học toán tư duy: 7 cách giúp cải thiện phụ huynh cần biết
Thành kiến học toán tư duy là việc rất khó, không thể học được
Trẻ em có trí thông minh bình thường có thể học tất cả các môn toán được đưa ra trong chương trình giảng dạy ở cấp lớp (điều đó đã được các nhà khoa học chứng minh). Nếu giáo viên hoặc những người lớn khác nói với trẻ rằng trẻ không thể học toán tư duy hoặc không giỏi toán tư duy, trẻ sẽ tin điều đó. Điều đó khiến trẻ suy nghĩ theo hướng Tư duy Cố định (Fixed Mindset), tin rằng sự thông minh và khả năng học tập là cố định và không thể thay đổi.
Trách nhiệm của giáo viên và phụ huynh là không nên đưa ra những thông điệp như vậy cho bất kỳ đứa trẻ nào. Bạn cần giúp trẻ phát triểnTư duy Phát triển (Growth Mindset) bằng cách học tập cùng trẻ, khuyến khích và động viên trẻ vượt qua các giới hạn. Từ đó, trẻ sẽ học được nhiều thứ và bộ não của trẻ sẽ phát triển nhanh và lâu dài.
Không ai khuyến khích sự sáng tạo, tư duy của trẻ khi học toán tư duy
Hãy cho trẻ thấy toán tư duy là môn học sáng tạo. Một trong những lý do cho sự lo lắng về toán học là toán học thường được dạy là: Chỉ có một cách để làm điều này và trẻ cần phải học nó và làm đúng. Học toán tương tự như học âm nhạc hoặc nghệ thuật hơn là học lịch sử hoặc sinh học. Các dữ kiện cơ bản của toán học (hoặc âm nhạc) là đúng và không thay đổi, nhưng chúng ta có thể giải quyết các bài toán qua nhiều cách khác nhau.
Học sinh có thể có động lực hơn nhiều nếu các em được đưa ra các vấn đề, các đề toán mở để giải quyết. Đây là kiểu dạy đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch giảng dạy và hướng dẫn trẻ nhiều hơn.
Xem thêm:
- Top 10 cách học toán tư duy giúp trẻ yêu thích môn học này
- Top 100 câu hỏi giúp giờ học toán tư duy thêm hấp dẫn
- Top 10 câu hỏi phụ huynh cần biết khi giúp trẻ học toán tư duy
Không biết cách áp dụng kiến thức và kỹ năng toán vào đời sống khi học toán tư duy
Học sinh có động lực hơn khi nhận ra học toán tư duy là cần thiết. Bạn hãy chỉ ra những ứng dụng hàng ngày của môn toán đối với học sinh. Ví dụ, toán học cơ bản như ước tính giá cả và tổng (khi mua sắm), phân số (trong nấu ăn), số thập phân (tính toán bằng tiền) và kỹ năng đo lường (may vá, đồ gỗ) rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.
Phần trăm, số lớn và số liệu thống kê cơ bản là cần thiết để hiểu thông tin trên báo chí và sách giáo khoa. Khi trưởng thành, chúng phải tính toán và nộp thuế trong năm, so sánh các phương thức thanh toán, tính toán các khoản vay và ngân sách mua nhà,…
Ngoài ra, nội dung đại số, đo tam giác, giải tích, và toán cao cấp được áp dụng chủ yếu khi chúng muốn nghiên cứu khoa học, điện tử, thương mại, vật lý, toán học, y học hoặc các lĩnh vực khác trong trường cao đẳng hoặc đại học. Đại số cũng phát triển tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề. Điểm cốt yếu ở đây là nhiều trẻ lớp chín hoặc lớp mười không biết mình sẽ làm gì sau giờ học. Vì vậy, nếu có cơ hội muốn học một trong những lĩnh vực này, bạn nên học đại số, hình học,… ở trường trung học.
Chưa biết cách ghi chép, tóm tắt để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra
Nhiều học sinh chưa biết ưu điểm của việc ghi chú tóm tắt nội dung khi học toán tư duy. Ghi chú tóm tắt là cực kỳ hữu ích cho việc nhóm và sắp xếp tài liệu để trẻ hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa các khái niệm, chẳng hạn như trong sinh học hoặc hóa học, toán học cũng có phần liên quan. Trẻ thực sự cần được dạy cách học và ghi chép tài liệu cho kỳ kiểm tra đạt hiệu quả hơn. Các sơ đồ tư duy toán trong trường hợp này là khá hữu ích.
Một gợi ý hữu ích khác là lên lịch học tập khi chuẩn bị cho bài kiểm tra. Việc lên lịch học giúp giảm bớt căng thẳng từ việc học và đảm bảo tiến trình học tập diễn ra suôn sẻ. Thói quen này có thể giúp ích rất nhiều cho con bạn trong tất cả các môn học và cả sau này trong cuộc sống.
Tóm lại, bạn hãy tạo cho trẻ môi trường học tập giúp trẻ cảm thấy yêu thích môn toán tư duy hơn qua những cách khắc phục chứng sợ học toán tư duy của trẻ. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thật thành công.