Từ vựng tiếng Anh theo chủ đề Giáo dục: Thường gặp trong trường Đại học

trong trường đại học

Nội dung

Ở bài viết này, Sylvan Learning Việt Nam sẽ liệt kê ra những từ vựng tiếng Anh theo chủ đề Giáo dục thường gặp trong trường Đại học, đi kèm với đó là giải thích nghĩa cũng như những ví dụ thực tế của từng từ. Bằng cách liệt kê và mổ xẻ này, bài viết sẽ giúp bạn nắm bắt được nghĩa của từ vựng, dễ học và dễ nhớ hơn.

Từ vựng tiếng Anh theo chủ đề Giáo dục thường gặp trong trường Đại học

Lecturer /ˈlɛkʧərə/: giảng viên

Giảng viên là người chịu trách nhiệm truyền đạt kiến thức và hiểu biết đến sinh viên thông qua công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng. Thông thường một giảng viên sẽ đảm nhận một môn học/ học phần cụ thể của trường và dạy đồng thời nhiều lớp.

Ví dụ:

University lecturers are people with good presentation skills.

Giảng viên đại học là những người có kỹ năng thuyết trình tốt.

trong trường đại học

Professor /prəˈfɛsə/: giáo sư

Giáo sư là một học hàm thường được dùng để gọi những người được công nhận là chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về một hay nhiều lĩnh vực hoặc những giảng viên có trình độ chuyên môn cao.

Ví dụ:

My university is famous for having many professors involved in teaching.

Trường đại học của tôi nổi tiếng vì có nhiều giáo sư tham gia giảng dạy.

Research /rɪˈsɜːʧ/: nghiên cứu

Nghiên cứu là một thuật ngữ chỉ các hoạt động khảo sát, thí nghiệm, học tập, tham khảo và sáng tạo, khám phá ra những thành tựu, sản phẩm hoặc kiến thức mới.

Ví dụ:

Research activities require patience, hard work and high self-discipline.

Hoạt động nghiên cứu đòi hỏi sự kiên nhẫn, chăm chỉ và tính tự giác cao.

trong trường đại học

Researcher /rɪˈsɜːʧə/: nhà nghiên cứu

Nhà nghiên cứu dùng để gọi những người có kiến thức và chuyên môn sâu rộng về một hay nhiều lĩnh vực và họ đã tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu thực tế.

Ví dụ:

He is a talented researcher who has created many highly applicable products in life.

Anh là một nhà nghiên cứu tài năng đã tạo ra nhiều sản phẩm có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.

Graduate /ˈgrædjʊət/: tốt nghiệp

Tốt nghiệp là thuật ngữ thường gặp trong trường Đại học nhằm chỉ kết quả của việc sinh viên đã hoàn thành chương trình giáo dục đại học của mình.

Ví dụ:

I completed 4 years of college and graduated with a bachelor’s degree.

Tôi đã hoàn thành 4 năm đại học và tốt nghiệp với bằng cử nhân.

trong trường đại học

Master student /ˈmɑːstə ˈstjuːdənt/: học viên cao học

Học viên cao học là chỉ những người sau khi tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân, tiếp tục theo học chương trình đào tạo sau Đại học để lấy bằng thạc sĩ. 

Ví dụ:

She is a Master student majoring in marketing.

Cô ấy là sinh viên cao học đang theo học chuyên ngành marketing.

PhD student /PhD ˈstjuːdənt/: nghiên cứu sinh của trường

Nghiên cứu sinh là tên gọi cho những người theo học chương trình đào tạo sau Đại học với định hướng sau khi tốt nghiệp sẽ nhận bằng tiến sĩ. Học sẽ thực hiện các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực liên quan đến ngành mà mình theo học và làm luận án tiến sĩ.

Ví dụ:

Her mother was a PhD student at the University of California, Berkeley.

Mẹ cô ấy từng là nghiên cứu sinh cho trường đại học California tại Berkeley.

Master’s degree /ˈmɑːstəz dɪˈgri/: bằng cao học

Bằng cao học là chứng nhận tốt nghiệp cho những học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo sau Đại học. Bằng cao học phổ biến như thạc sĩ, tiến sĩ…

Ví dụ:

John holds a master’s degree from Australian National University.

John có bằng thạc sĩ tại Đại học quốc gia Úc.

Bachelor’s degree /ˈbæʧələz dɪˈgri/: bằng cử nhân

Bằng cử nhân là một học vị hay được xem là chứng nhận tốt nghiệp cho sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo Đại học.

Ví dụ:

She graduated with a bachelor’s degree in journalism from the University of Social Sciences and Humanities.

Cô ấy đã tốt nghiệp bằng cử nhân Báo chí ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Thesis/ dissertation /ˈθiːsɪs/ /ˌdɪsəteɪʃən/: luận văn

Luận văn là một bài luận của sinh viên trình bày đề tài nghiên cứu của mình bằng văn bản với nội dung hoặc phạm trù kiến thức liên quan đến ngành nghề mình đang theo học. Luận văn sẽ được thực hiện vào cuối mỗi học phần hoặc làm luận văn tốt nghiệp. 

Ví dụ:

The topic of my graduation thesis is “what direction for journalism”.

Đề tài luận văn tốt nghiệp của tôi là “Hướng đi nào cho nghề báo”.

Certificate presentation /səˈtɪfɪkɪt ˌprɛzɛnˈteɪʃən/: buổi lễ phát bằng

Buổi lễ phát bằng là thời điểm quan trọng của sinh viên. Ở buổi lễ này những sinh viên đã hoàn thành xong chương trình đào tạo Đại học sẽ được nhà trường trao cho bằng tốt nghiệp.

Ví dụ:

The certificate presentation will be held in the grand hall.

Lễ cấp bằng sẽ được tổ chức tại hội trường lớn.

trong trường đại học

Course ware /kɔːs weə/: giáo trình điện tử

Giáo trình điện tử là thuật ngữ chỉ các tư liệu giảng dạy được lưu giữ hoặc có thể tcsh hợp trên các phương tiện điện tử. 

Ví dụ:

Our film editing course is taught entirely courseware.

Khóa học biên tập phim của chúng tôi được giảng dạy hoàn toàn bằng giáo trình điện tử.

Essay /ˈɛseɪ/: bài tiểu luận

Bài tiểu luận có thể hiểu như một bài báo cáo ngắn, được trình bày ở dạng văn bản. Bài tiểu luận trình bày những quan điểm nghiên cứu mang đậm góc nhìn chủ quan của người viết về một vấn đề/ đề tài nào đó. 

Ví dụ:

Jenny’s essay is appreciated by the teacher.

Bài luận của Jenny được giáo viên đánh giá cao.

Extra curriculum /ˈɛkstrə kəˈrɪkjʊləm/: ngoại khóa

Là chỉ các hoạt động nằm ngoài giờ học mà nhà trường tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia. Thông thường là các buổi meeting, các lớp học bổ sung, huấn luyện quân sự, hội thảo…

Ví dụ:

Military training is a compulsory extra curriculum of universities and colleges in Vietnam.

Huấn luyện quân sự là hoạt động ngoại khóa bắt buộc của các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam.

Debate /dɪˈbeɪt/: buổi thảo luận, tranh luận

Buổi thảo luận là chỉ các hoạt động giao lưu, trao đổi về một đề tài nghiên cứu hoặc vấn đề học thuật nào đó của học sinh, sinh viên. Ở hoạt động này, người tham gia sẽ trình bày đề tài, vấn đề của mình và cùng những người tham gia khác phân tích, mổ xẻ đưa ra những lập luận, quan điểm, nhận xét theo hướng xây dựng phát triển.

Ví dụ:

Interleaving debates during regular classes will help students learn more effectively.

Tổ chức xen kẽ các buổi thảo luận trong giờ học thông thường sẽ giúp học sinh học tập hiệu quả hơn.

trong trường đại học

Tuition fees /tju:ˈɪʃən fiːz/: học phí, chi phí học tập

Học phí là khoản chi phí mà học sinh, sinh viên phải thanh toán cho nhà trường để chi trả cho các học phần/ môn học mà mình đăng ký. Khoán chi phí này sẽ được nhà trường dùng để trả lương cho giảng viên, cá chi phí giảng dạy hoặc các dịch vụ khác của nhà trường.

Ví dụ:

In universities, tuition fees will be calculated according to the total number of registered credits.

Ở các trường đại học, học phí sẽ được tính theo tổng số tín chỉ đã đăng ký.

Student union /ˈstjuːdənt ˈjuːnjən/: hội sinh viên

Hội sinh viên là một hội nhóm với thành viên các sinh viên của trường được lập ra bởi sinh viên và có sự cho phép của nhà trường. Hội sinh viên được ví như “đại biểu” của toàn thể sinh viên, hội có nhiệm vụ tổ chức triển khai các hoạt động cho sinh theo chỉ thị của nhà trường, đồng thời thay phản ánh lại nguyện vọng của sinh viên cho nhà trường.

Ví dụ:

Robert has been the student union president for three years in a row.

Robert đã là chủ tịch hội sinh viên trong ba năm liên tiếp.

Bài viết đã liệt kê khá đầy đủ từ vựng tiếng Anh theo chủ đề Giáo dục thường gặp trong trường Đại học. Hi vọng, đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn củng cố vốn từ vựng tiếng Anh và tạo “vốn liếng” cơ bản giúp bạn sinh hoạt thoải mái hơn trong môi trường Đại học nhé!

Học thử 2 buổi miễn phí
Tiếng Anh

















    HẤP THU KIẾN THỨC, CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP

    với phương pháp CLIL (Tích hợp nội dung – ngôn ngữ) lồng ghép nội dung học đa dạng về văn hóa, xã hội, khoa học và Project-based Learning (Học theo dự án) thúc đẩy sự sáng tạo, chủ động trong các hoạt động học tập

    XÂY DỰNG KỸ NĂNG NGÔN NGỮ

    để phối hợp Nghe – Nói – Đọc – Viết hiệu quả, hình thành sở thích đọc sách, phát triển tinh thần thích khám phá, chủ động tìm kiếm thông tin

    CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NHI

    với các bài tập làm quen đề thi Cambridge STARTERS – MOVER – FLYERS, vừa giúp đạt kết quả thi mong muốn, vừa cải thiện hiệu quả học chính khóa

    HOÀN THIỆN KIẾN THỨC

    qua phương pháp English 21+ và Project-based
    Learning (Học theo dự án) chú trọng hoàn
    thiện kiến thức tiếng Anh học thuật (vốn từ, cấu trúc ngữ pháp,
    ngữ điệu…) và kết hợp thực hành,
    tương tác theo tình huống
    giao tiếp thực tế

    PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG 4Cs TOÀN DIỆN

    là bộ kỹ năng quan trọng để phát triển trong thế kỷ 21
    (gồm Tư duy phản biện – Sáng tạo – Hợp tác – Giao Tiếp),
    tạo nền tảng tốt cho định hướng học tập và lựa chọn
    nghề nghiệp tương lai

    CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NIÊN

    với các bài tập làm quen đề thi Cambridge KET – PET
    – FCE giúp tăng sự tự tin và sự chuẩn bị kỹ càng cho
    các kỳ thi tiếng Anh quan trọng (IELTS, TOEIC, SAT…)

    Vui lòng nhập lại thông tin, chúng tôi sẽ gọi lại bạn