Bạn đang là học sinh tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông? Dù là học ở cấp nào thì hãy biến việc học tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn với danh sách từ vựng tiếng Anh theo chủ đề Giáo dục mà Sylvan Learning Việt Nam đã tổng hợp ở bài bên dưới nhé! Bài viết sẽ liệt kê các từ vựng tiếng Anh xoay quanh môi trường giáo dục trong trường phổ thông sẽ vô cùng quen thuộc với bạn, bạn có thể thiết kế một “lịch trình” học chủ đề này mọi lúc mọi nơi đó.
Từ vựng tiếng Anh theo chủ đề Giáo dục thường gặp trong trường Phổ thông
Lesson /ˈlɛsn/: bài học
Có thể hiểu các bài học là những phần chia nhỏ từ chương trình học của một môn học, có tiến trình rõ ràng. Mỗi bài học sẽ truyền đạt một phần kiến thức của môn học và diễn ra trong thời gian ngắn ngay trong ngày được gọi là một tiết học.
Ví dụ:
He was late for school and missed the first lesson.
Anh ấy đã đi học muộn và bỏ lỡ buổi học đầu tiên.
—
Test /tɛst/: kiểm tra
Kiểm tra là thuật ngữ chỉ các bài kiểm tra diễn ra trong thời gian ngắn của một môn học/ bài học cụ thể để “đo” trình độ của học sinh.
Ví dụ:
My English vocabulary test got the highest score in class.
Bài kiểm tra từ vựng tiếng Anh của tôi đạt điểm cao nhất trong lớp.
—
Homework /ˈhəʊmˌwɜːk/: bài tập về nhà
Bài tập về nhà là một hoặc nhiều bài tập, nhiệm vụ mà thầy cô giáo cho học sinh làm và hoàn thành vào thời gian ngoài giờ học chính thức ở trường.
Ví dụ:
Grade 12 students are given a lot of homework.
Học sinh lớp 12 được giao rất nhiều bài tập về nhà.
—
Term /tɜːm/: học kỳ
Học kỳ là một phần của một năm học được chia theo chương trình học hoặc tùy theo quy định của từng trường. Thông thường ở Việt Nam người chia 1 năm thành 2 học kỳ gọi là học kỳ I và học kỳ II.
Ví dụ:
In Vietnam, the one-year education program is divided into two terms.
Ở Việt Nam, chương trình giáo dục một năm được chia thành hai học kỳ.
—
Arithmetic / ə’riθmətik/: môn số học
Số học là một phân nhánh của môn toán học từ lâu đời và cơ bản nhất. Môn số học đã trở thành môn học riêng biệt ở giáo dục cấp II và cấp III VIệt Nam. Học số học là học sinh sẽ làm việc với các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và khai căn.
Ví dụ:
Arithmetic requires a lot of gray matter and hard work.
Môn số học đòi hỏi nhiều chất xám và sự chăm chỉ.
—
Spelling /ˈspɛlɪŋ/: môn học đánh vần
Môn đánh vần là môn học nhập môn trong chương trình giáo dục cho bé ở mầm non, mẫu giáo và lớp 1. Mục đích chính là giúp trẻ nhận biết, phân biệt và phát âm đúng bảng chữ cái và các chữ đơn, chữ ghép đơn giản.
Ví dụ:
Spelling is an introductory subject for students.
Môn đánh vần là môn học “vỡ lòng” cho học sinh.
—
Reading /ˈriːdɪŋ/: môn đọc
Môn đọc là môn học căn bản trong chương trình giáo dục cho học sinh tiểu học. Mục đích chính là giúp trẻ nhận biết được mặt chữ, đọc nhuần nhuyễn và phát âm đúng chính tả.
Ví dụ:
Primary education program focusing on reading skills for students.
Chương trình giáo dục tiểu học tập trung vào kỹ năng đọc cho học sinh.
—
Writing /ˈraɪtɪŋ/: môn viết
Môn viết cũng là một môn học căn bản trong chương trình giáo dục cho học sinh tiểu học. Vai trò chính là giúp trẻ nhận biết được mặt chữ, nghe và viết nhuần nhuyễn, đúng chính tả.
Ví dụ:
Elementary school students spend a lot of spell writing and copy exercises.
Học sinh tiểu học dành nhiều thời gian để viết chính tả và tập chép.
—
Head teacher/ headmaster /hɛd ˈtiːʧə/ / ‘hed,mɑ:stə/: hiệu trưởng
Hiệu trưởng là người lãnh đạo của một ngôi trường. Họ chịu trách nhiệm dẫn dắt, điều hướng các hoạt động dạy và học của theo đúng tiêu chí, định hướng của Sở giáo dục.
Ví dụ:
He has been the head teacher at my school for 5 years.
Ông ấy đã làm hiệu trưởng ở trường tôi được 5 năm.
—
Teacher /ˈtiːʧə/: giáo viên
Giáo viên là người đảm nhận công việc đứng lớp dạy học cho học sinh. Họ phải tự soạn giáo án và sắp bài học phù hợp trong mỗi tiết học cho học sinh.
Ví dụ:
My mother is a math teacher with over 10 years of experience.
Mẹ tôi là giáo viên dạy toán với hơn 10 năm kinh nghiệm.
—
Pupil /ˈpjuːpl/: học sinh
Học sinh là tên gọi dành cho cá thiếu niên, thiếu nhi bao gồm cả nam và nữ ở độ tuổi từ 6 – 18 tuổi đang theo học tại một cơ sở giáo dục trong hệ thống trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Ví dụ:
Pupils are the ones who need education from school and home.
Học sinh là những người cần được nhận giáo dục từ nhà trường và gia đình.
—
Class monitor /klɑ:s ‘mɔnitə/: lớp trưởng
Lớp trưởng là một chức vụ trong lớp học và đứng đầu cả lớp. Đây là chức vụ được bầu ra bởi thầy cô và các bạn trong lớp. Người làm lớp trưởng phải có năng lực học tập tốt và hỗ trợ thầy cô tổ chức các hoạt động dạy – học trong lớp. Bên cạnh đó, lớp trưởng còn là người hỗ trợ các bạn trong lớp học tập.
Ví dụ:
Class monitor is a position with many responsibilities.
Lớp trưởng là một chức vụ có nhiều trọng trách.
—
Governor /ˈgʌvənə/: Ủy viên hội đồng trường
Ủy viên hội đồng trường là một vị trí trong hội đồng trường phụ trách tổ chức và thực hiện các kế hoạch hoạch dạy và học của trường theo chỉ đạo của ban lãnh đạo trường.
Ví dụ:
My friend’s mother is a governor of her school.
Mẹ của bạn tôi là Ủy viên hội đồng trường ở trưởng của cô ấy.
—
Register /ˈrɛʤɪstə/: sổ điểm danh của lớp học
Sổ điểm danh là sổ có ghi tên của học sinh cả lớp. Sổ điểm danh này dùng để dùng để theo dõi sĩ số lớp và ghi chép tình hình điểm danh có mặt hoặc vắng mặt hàng ngày của lớp.
Ví dụ:
I’m sorry for ignoring you because your name is not in the register.
Tôi xin lỗi vì đã bỏ qua bạn vì tên bạn không có trong sổ điểm danh.
—
Break /breɪk/: giờ giải lao
Giờ giải lao được hiểu là khoảng thời nghỉ ngơi ở giữa 2 tiết học. Thông thường ở các trường thuộc hệ giáo dục phổ thông Việt Nam giờ giải lao có thời dao động từ 5 – 15 hút.
Ví dụ:
The drum sounds to signal the break.
Tiếng trống báo hiệu giờ giải lao đã vang lên.
—
Assembly /əˈsɛmbli/: chào cờ
Chào cờ là nghi thức truyền thống vào mỗi sáng đầu tuần. Nghi thức này nhằm thể hiện lòng biết ơn với những người bảo vệ Tổ quốc và thể hiện sự ghi nhớ về lịch sử gìn và giữ nước của Việt Nam. Chào cờ sẽ đi kèm với việc hát quốc.
Ví dụ:
Schools in the general education system usually hold the assembly on the first morning of the week.
Các trường trong hệ thống giáo dục phổ thông thường tổ chức lễ chào cờ vào sáng đầu tuần.
—
School holidays /skuːl ˈhɒlədeɪz/: ngày nghỉ lễ
Ngày nghỉ lễ là khoảng thời gian mà học sinh được nhà trường cho phép ở nhà không phải đi học vào giờ chính khóa nhằm ăn mừng vào các ngày đặc biệt hoặc ngày lễ.
Ví dụ:
On National Day, Vietnamese students have 2 school holidays.
Vào lễ Quốc khánh, học sinh Việt Nam có 2 ngày nghỉ lễ.
—
School meals /skuːl miːlz/: bữa ăn ở căn-tin trường
Bữa ăn ở trường là cụm từ quen thuộc đối với các học sinh nội trú và các học sinh có chương trình học nguyên ngày. Học sinh sẽ ăn cơm tại căn tin trường vào bữa ăn trưa hoặc bữa ăn tối.
Ví dụ:
I usually have 2 meals at school every day.
Tôi thường ăn 2 bữa ở trường mỗi ngày.
—
Conduct /ˈkɒndʌkt/: hạnh kiểm
Hạnh kiểm là “thước đo” đánh giá đạo đức, phẩm chất và tác phong học tập và sinh hoạt của học sinh biểu hiện ở trường.
Ví dụ:
She is judged to have good conduct because she often helps her friends.
Cô được đánh giá là có hạnh kiểm tốt vì thường xuyên giúp đỡ bạn bè.
—
Class head teacher /klɑːs hɛd ˈtiːʧə/: giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm là người phụ trách các hoạt động học tập và sinh hoạt của các học sinh trong một lớp học. Họ sẽ dạy một bộ môn trong chương trình học đồng thời có vai trò tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động, kế hoạch mà nhà trường đề ra.
Ví dụ:
My class head teacher is a strict person.
Cô giáo chủ nhiệm của tôi là một người nghiêm khắc.
Với danh sách từ tiếng Anh theo chủ đề Giáo dục thường gặp trong các trường học phổ thông của Sylvan Learning Việt Nam sẽ giúp bạn hệ thống lại các kiến thức và từ vựng đã học. Bên cạnh đó, bài viết còn cung cấp cho bạn những từ vựng mới cũng như những kiến thức mới về các cơ sở giáo dục phổ thông.