Từ vựng tiếng Anh theo chủ đề Giáo dục sẽ là lĩnh vực quen thuộc, gần gũi với các bạn mà các bạn nên ưu tiên chọn làm chủ đề đầu tiên để bắt đầu “công cuộc” trau dồi từ vựng của mình. Trong bài viết này Sylvan Learning Việt Nam đã chọn lọc, tổng hợp các từ vựng về lĩnh vực trường học và bằng cấp thông dụng. Bạn có thể dựa theo bài viết này để lên kế hoạch học từ vựng tiếng Anh mỗi ngày cho mình nhé!
Danh sách từ vựng tiếng Anh theo chủ đề Giáo dục về Trường học
School /skuːl/: trường học
Trường học là một cơ sở giáo dục được lập ra nhằm mục đích truyền tải tri thức. trường học được thiết kế với không gian khá rộng lớn để tạo môi trường học tập cho các đối tượng chủ yếu là thầy cô và học sinh. Để đáp ứng nhu cầu học tập, hệ thống trường học chia ra làm 2 loại là:
- Trường công – do nhà nước đầu tư xây dựng và điều hành.
- Trường tư hay còn gọi là trường tư thục – do cá nhân/ tổ chức tư nhân đầu tư xây dựng và điều hành có sự cho phép của nhà nước.
Ví dụ:
Children can’t go to school because of the Corona pandemic.
Trẻ em không thể đến trường vì đại dịch Corona.
—
Nursery school /ˈnɜːsəri skuːl/: trường/ cơ sở giáo dục Mẫu giáo
Trường Mẫu giáo là các cơ sở giáo dục dạy học cho trẻ từ 3 – 6 tuổi. Trong đó chương trình giáo dục chủ yếu xoay quanh các hoạt động vui chơi, học hát múa và các hoạt động thực tế…
Ví dụ:
A child of three years old is old enough to go to nursery school.
Một đứa trẻ ba tuổi đã đủ tuổi để đi học ở trường mẫu giáo.
—
Primary school /ˈpraɪməri skuːl/: trường Tiểu học
Trường Tiểu học là hệ thống các cơ sở giáo dục cấp tiểu học với mô hình đào tạo chính quy nằm trong khung cơ cấu hệ thống giáo dục phổ thông của Việt Nam. Đối tượng của trường tiểu học là trẻ em từ 6 – 11 tuổi. Giáo dục cấp tiểu học được thiết kế học trong 5 năm với 5 khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5.
Ví dụ:
My niece is attending a Primary school near her house.
Cháu gái tôi đang theo học ở một trường tiểu học gần nhà.
—
Secondary school /ˈsɛkəndəri skuːl/: trường Trung học
Trường Trung học là các cơ sở giáo dục nằm trong khung cơ cấu giáo dục phổ thông Việt Nam với mô hình đào tạo chính quy. Các cơ sở giáo dục này phụ trách việc dạy và học cho trẻ có độ tuổi từ 11 – 18 tuổi được chia ra làm 2 giai đoạn giáo dục:
- Giáo dục trung học cơ sở với thời gian 4 năm, gồm 4 khối lớp: lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9. Chỉ tiếp nhận học sinh đã tốt nghiệp cấp tiểu học.
- Giáo dục trung học phổ thông với thời gian 3 năm, gồm 3 khối lớp: lớp 10, lớp 11, lớp 12. Đối tượng là các học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở.
Ví dụ:
He is one year younger than the legal age to enter Secondary school.
Anh ấy nhỏ hơn một tuổi so với tuổi hợp pháp để vào học trường trung học cơ sở.
—
Private school /ˈpraɪvɪt sku/: trường tư
Trường tư hay trường tư thục là trường do các nhân hoặc tổ chức tư nhân tự bỏ tiền túi xây dựng nên và được sự cho phép của nhà nước. Chính vì vậy, trường tư khá “độc lập” khi hầu hết các quy định, chế độ tuyển sinh, học phí… sẽ do chủ thầu (người đầu tư xây dựng trường) quyết định và nắm quyền điều hành.
Ví dụ:
The facilities of private schools are better than State schools.
Cơ sở vật chất của trường tư tốt hơn trường công.
—
State school /steɪt skuːl/: trường công
Trái ngược với trường tư thì trường công là do nhà nước chi tiền để thành lập và dựa vào kinh phí hỗ trợ từ chính phủ mà hoạt động. Vì vậy mọi quy định và quyền điều hành đều chịu sự kiểm soát và định hướng của nhà nước.
Ví dụ:
Hannah chooses to go to a State school because the tuition is cheap.
Hannah chọn học trường công vì học phí rẻ.
—
Sixth form college /sɪksθ fɔːm ˈkɒlɪʤ/: trường Cao đẳng
Trường Cao đẳng là các cơ sở giáo dục thuộc khung hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam. Các trường Cao đẳng chỉ tiếp nhận học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung cấp. Tùy vào từng chương trình đào tạo mà thời gian hoàn thành ngành học ở các trường cao đẳng sẽ khác nhau, dao động từ 2 – 3 năm.
Ví dụ:
With such a score, she can only get into Sixth form colleges.
Với số điểm như vậy, cô ấy chỉ có thể vào được các trường Cao đẳng.
—
Vocational college /vəʊˈkeɪʃənl ˈkɒlɪʤ/: trường/ cơ sở giáo dục cao đẳng dạy nghề
Trường cao đẳng dạy nghề là các cơ sở thuộc khung hệ thống giáo dục nghề của Việt Nam dưới sự quản lý của Tổng cục Dạy nghề – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Trường cao đẳng dạy nghề có vai trò đào tạo nghề nghiệp và các kiến thức xác thực tiễn để học viên ra trường có thể làm việc luôn.
Ví dụ:
Vocational colleges in Vietnam have very high output rates.
Các trường cao đẳng nghề ở Việt Nam có tỷ lệ đầu ra rất cao.
—
Art college /ɑːt ˈkɒlɪʤ/: trường cao đẳng nghệ thuật
Trường cao đẳng nghệ thuật là các cơ sở giáo dục thực hiện mô hình giáo dục vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hóa. Các cơ sở giáo dục này chủ yếu đào tạo học viên các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật như: hội họa, kiến trúc và trang trí, điêu khắc, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh…
Ví dụ:
Art College is the ideal learning environment for people with artistic aptitude.
Cao đẳng nghệ thuật là môi trường học tập lý tưởng cho những người có năng khiếu nghệ thuật.
—
Teacher training college /’ti:t∫ə ‘treiniη ˈkɒlɪʤ/: trường cao đẳng sư phạm
Trường cao đẳng sư phạm là nơi đào tạo các giáo viên mầm non trong tương lai. Để vào được các cơ sở giáo dục Cao đẳng Sư phạm thì người học phải hoàn thành xong bậc trung học phổ thông hoặc đủ điểm đầu vào thông qua kỳ thi quốc gia.
Ví dụ:
Vietnam teacher training college trains preschool teachers.
Cao đẳng sư phạm của Việt Nam đào tạo giáo viên mầm non.
—
Technical college /ˈtɛknɪkəl ˈkɒlɪʤ/: trường/ cơ sở giáo dục Cao đẳng kỹ thuật
Trường Cao đẳng kỹ thuật là các cơ sở giáo dục nằm trong hệ thống đào tạo ở Việt Nam, đào tạo các nhóm ngành liên quan đến kỹ thuật. Sinh viên để đủ điều kiện vào trường thì phải hoàn thành chương trình trung học phổ thông hoặc đủ điểm trong kỳ thi quốc gia. Khi ra trường, sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp cử nhân cao đẳng với đánh giá trình độ thấp hơn đại học.
Ví dụ:
He graduated in mechanical engineering from National Technical College.
Anh ấy tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Quốc gia.
—
University /ˌjuːnɪˈvɜːsɪti/: trường đại học
Trường đại học là nơi tiếp nhận sinh viên đã hoàn thành chương trình trung học phổ thông, có bằng trung cấp hoặc cao đẳng hay đủ điểm ứng tuyển vào trường thông qua kỳ thi quốc gia. Các trường đại học thường đào tạo đa dạng ngành nghề, lĩnh vực. Tùy theo ngành nghề mà thời gian đào tạo sẽ khác nhau, dao động từ 4 – 7 năm. Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận được bằng cử nhân và được đánh giá khá cao về trình độ.
Ví dụ:
Going to University is a big goal for students.
Vào được đại học là mục tiêu lớn của học sinh.
—
Danh sách từ vựng tiếng Anh về bằng cấp và các thuật ngữ khác
Campus /ˈkæmpəs/: khuôn viên của trường học
Khuôn viên trường là toàn bộ diện tích đất thuộc sở hữu của trường, trên đó có xây dựng các cơ sở hạ tầng như: phòng học, căn – tin, thư viện, sân trường, sân thể dục…
Ví dụ:
Most students prefer schools with large campuses.
Hầu hết sinh viên thích các trường có khuôn viên rộng.
—
Administration /ədˌmɪnɪsˈtreɪʃ/: quản lý
Quản lý là người phụ trách công việc lập kế hoạch, tổ chức và điều hành công việc của một nhóm người và chịu trách nhiệm trước các hoạt động của nhóm người đó. Bên cạnh đó, họ cũng là người thông tin những công việc hoặc vấn đề từ ban lãnh đạo đến nhóm người mà mình quản lý và ngược lại.
Ví dụ:
He works in the student administration.
Anh ấy làm việc trong bộ phận quản lý sinh viên.
—
Exam /ɪgˈzæm/: kỳ thi
Kỳ thi là cuộc thi do nhà trường tổ chức để đánh giá năng lực cũng như kết quả quá trình học của học sinh, sinh viên. Các kỳ thi thường được tổ chức ở từng học kỳ, sau 1 năm học hoặc cả một giai đoạn như: thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp, thi quốc gia.
Ví dụ:
The rate of students achieving the national high school exam standards in 2021 is very positive.
Tỷ lệ học sinh đạt chuẩn kỳ thi THPT quốc gia năm 2021 rất khả quan.
—
To revise /tuː rɪˈvaɪz/: ôn lại, ôn tập
Ôn lại là phương pháp học tập của học sinh, sinh viên nhằm mục đích củng cố lại các kiến thức đã học. Hành động ôn lại này thường được thực hiện vào cuối mỗi buổi học hoạc trước các kỳ thi.
Ví dụ:
I failed the exam because I didn’t revise the previous lesson.
Tôi đã trượt kỳ thi vì tôi đã không ôn lại bài trước.
—
Student /ˈstjuːdənt/: học sinh, sinh viên
Học sinh, sinh viên là tên gọi dùng để chỉ những người đang theo học và nhận sự đào tạo từ các cơ sở giáo dục như: mẫu giáo, tiểu học, trung học, trung cấp, cao đẳng, đại học…
Ví dụ:
Anna is a third year university student majoring in linguistics.
Anna là sinh viên năm 3 đại học chuyên ngành Ngôn ngữ học.
—
Course /kɔːs/: khóa học
Khóa học là thuật ngữ dùng để chỉ một khoảng thời gian cố định mà học sinh, sinh viên phải hoàn thành một chương trình học nào đó. Ví dụ: Khóa học Tiếng Anh 3 tháng, khóa học bằng cử nhân Báo chí 4 năm…
Ví dụ:
To complete my course, I have to accumulate 323 credits.
Để hoàn thành khóa học của mình, tôi phải tích lũy được 323 tín chỉ.
—
Grade /greɪd/: điểm số, trình độ
Thông qua điểm số học sinh, sinh học có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình.
Điểm số còn có thể hiểu là thành tích của học sinh, sinh viên ở trường học. Nó được ví như thước đo để đánh giá chất lượng học tập và trình độ, năng lực của học sinh, sinh viên.
Ví dụ:
She got a perfect grade in the year-end math exam.
Cô ấy đã đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi toán cuối năm.
—
Subject /ˈsʌbʤɪkt/: môn học
Môn học là giáo trình học tập mà kiến thức liên quan sẽ được phân chia và nhóm lại thành từng lĩnh vực kiến thức chung. Ví dụ trong ngành báo chí có các môn học liên quan như: Phóng sự, Marketing, Ngôn ngữ học hoặc ở chương trình đào tạo phổ thông có các môn học: Toán, ngữ văn, Tiếng Anh…
Ví dụ:
John especially loves natural block subjects.
John đặc biệt yêu thích các môn học khối tự nhiên.
—
Qualification /ˌkwɒlɪfɪˈkeɪʃən/: chứng chỉ
Chứng chỉ là một văn bằng chứng nhận người học đã hoàn thành và tốt nghiệp một khóa học nào đó. Chứng chỉ được cấp bởi các cơ sở giáo dục chính thống, công lập học tư thục… Tùy vào nơi cấp mà chứng chỉ có giá trị khác nhau.
Ví dụ:
I got B2 English qualification in 2017.
Tôi đạt chứng chỉ tiếng anh B2 năm 2017.
—
Degree /dɪˈgri/: bằng cấp
Bằng cấp là văn bằng chứng nhận học sinh, sinh viên tốt nghiệp do các trường học như: trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học… cấp.
Ví dụ:
I got my bachelor’s degree in journalism in 2017.
Tôi đã nhận bằng cử nhân báo chí vào năm 2017.
—
Fellowship /ˈfɛləʊʃɪp/ = scholarship: học bổng
Học bổng là quà tặng bằng tiền do các cơ sở giáo dục trao tặng cho các học sinh, sinh viên, học viên… đạt được thành tích cao trong quá trình học tập hoặc một cuộc thi học thuật nào đó.
Ví dụ:
My friend was awarded a scholarship to help poor students overcome difficulties.
Bạn tôi được trao học bổng giúp học sinh nghèo vượt khó.
—
Projector /prəˈʤɛktə/: máy chiếu
Máy chiếu là một thiết bị hỗ trợ việc giảng dạy. Nó là thiết bị quang học có công dụng chiếu các bài giảng cá nhân của thầy cô hoặc bài tập cá nhân của học sinh, sinh viên lên khung hình chung để nhiều người có thể cùng theo dõi.
Ví dụ:
Most universities in Vietnam are equipped with projectors.
Hầu hết các trường đại học ở Việt Nam đều trang bị máy chiếu.
Với bài viết trên, bạn không chỉ trau dồi thêm vốn từ vựng tiếng Anh theo chủ đề Giáo dục về lĩnh vực trường học và bằng cấp mà còn giúp bạn hiểu thêm về khung hệ thống giáo dục của Việt Nam. Sylvan Learning Việt Nam luôn mong muốn đem đến cho bạn những điều bạn cần và bổ ích nhất.