Trong giáo án STEM về Sinh học – Sinh thái học này, học sinh sẽ có cơ hội tìm hiểu về một loài động vật sống vào ban đêm – loài cú mèo. Bên cạnh đó, học sinh cũng sẽ được khám phá thêm về khả năng thích nghi và lối sống của loài cú mèo này. Hãy cùng Sylvan Learning tìm hiểu chi tiết thông qua hoạt động dưới đây nhé!
Chuyên đề giáo án STEM: Sinh học – Sinh thái học
Bậc học: Tiểu học (Lớp 4-5)
Mục tiêu chính
Trong hoạt động STEM này, học sinh sẽ tìm hiểu về những con cú mèo sống vào ban đêm sống khắp Oregon. Ngoài ra, học sinh sẽ được thực hành tìm hiểu về khả năng thích nghi với môi trường sinh sống cũng như cách săn mồi của loài cú.
Kiến thức tích hợp
Mặc dù có nhiều loại cú sống trong nhiều môi trường khác nhau, nhưng loài cú đều có chung một số cách thích nghi về cấu trúc và chức năng. Những sự thích nghi này cho phép loài cú sống sót và sinh sản trong môi trường sống của chúng.
Mỗi loài cú đều cần một loại thức ăn cụ thể. Một số con cú lớn hơn có thể săn động vật có vú nhỏ, trong khi những con cú nhỏ hơn có thể ăn côn trùng. Những yếu tố phi sinh học như nhiệt độ, lượng ánh sáng mặt trời và nước cũng ảnh hưởng đến môi trường sống của cú mèo (Cú tuyết có thể phát triển mạnh trong môi trường Bắc cực, trong khi cú đào hang thích hợp hơn nhiều ở những vùng sa mạc cao).
Tất cả các yếu tố sinh học và phi sinh học được kết hợp với nhau giúp xác định môi trường thích hợp của sinh vật. Để tồn tại và phát triển, cú có nhiều khả năng thích nghi khiến chúng trở thành kẻ săn mồi. Các biến thể của sự thích nghi này cũng cho phép loài cú sống ở các vùng và khí hậu khác nhau, từ rừng già đến lãnh nguyên Bắc Cực, và săn các loại thức ăn khác nhau.
Cú cũng tương tác với các loài khác và những tương tác này có thể ảnh hưởng đến môi trường và vai trò trong hệ sinh thái tổng thể của chúng. Chúng cũng có thể cạnh tranh với các loài khác về thức ăn và lãnh thổ.
Hoạt động tìm hiểu về Cú mèo
Tìm hiểu về cú mèo
Bước 1: Khảo sát các em học sinh trong lớp về mức độ nhận biết về loài cú thông qua một vài câu hỏi (đã thấy cú ở đâu, thời gian nào…)
Bước 2: Giải thích cho các học sinh về sự chuyển thể của loài cú, cách cú tìm kiếm thức ăn.
Bước 3: Cho học sinh thảo luận nhóm về những cách săn mồi đặc biệt của loài cú. Bạn chiếu hình ảnh con cú mèo và khuyến khích học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh nói chuyện với các bạn trong nhóm và xác định ít nhất 2 cách mà con cú có thể sử dụng để săn mồi. Sau đó, yêu cầu học sinh chia sẻ cách săn mồi mà trẻ quan sát được và ghi chúng lên bảng.
Bước 4: Đặt những câu hỏi xoay quanh về những gì trẻ đã quan sát được như: những chiếc móng sắc nhọn này để làm gì? Loại mỏ này làm gì? Nó có giống kiểu mỏ của chim bồ câu không?…
Kiến thức:
- Nhấn mạnh rằng loài cú mèo chủ yếu săn mồi vào ban đêm.
- Mắt của loài cú mèo to ít nhất bằng quả bóng tennis.
- Đôi mắt của cú không thể di chuyển, do đó, đôi mắt to hơn và lý do tại sao chúng di chuyển đầu xung quanh rất nhanh.
- Cú có thể nghe thấy một con vật săn mồi cách xa tới một dặm. Đôi tai này cho phép con cú phân biệt âm thanh và xác định khoảng cách đến con vật với độ chính xác đáng kinh ngạc.
- Tai cú có ‘nắp’ cho phép phát ra nhiều âm thanh theo nhu cầu.
- Trên đầu của một con cú thực ra không phải là tai của chúng. Những chiếc sừng này chỉ là những chiếc lông dài được sử dụng chủ yếu để ngụy trang. Tai của con cú ở hai bên đầu ngay sau mắt.
- Cú mèo có thể bay mà không gây ra tiếng động. Cánh của cú thích nghi đặc biệt và không giống với cánh của các loài chim khác.
Hoạt động tìm hiểu loài cú mèo
Về đôi tai: Đầu tiên, bạn hãy chọn hai học sinh là người đại diện cho “đôi tai” và đứng nhắm mắt và đứng đối diện với các bạn khác trong lớp học. Sau đó, chọn một học sinh làm chuột bằng cách chạm vào vai họ (bạn không nên để những bạn đại điện “đôi tai” biết bạn “chuột”). Trò chơi này khá đơn giản khi các bạn “đôi tai” chỉ cần chỉ tay theo hướng âm thanh mà bạn “chuột” phát ra. Điều kiện trò chơi là các bạn “đôi tai” không được phép mở mắt.
Về loại thức ăn: Tạo một buổi thảo luận nhỏ giữa các nhóm học sinh về những loại thức ăn của cú. Sau đó, học sinh sẽ chia sẻ và bàn luận về những gì mà họ đã thảo luận. Bạn có thể đặt thêm một vài câu hỏi như cú có cần móng vuốt để ăn chuối không? Chúng có cần phải bay không tạo tiếng động để ăn một quả táo không?…
Về môi trường sống: Thực hiện một hoạt động để tìm hiểu thêm về cách loài cú thích nghi đặc biệt để sống trong môi trường riêng lẻ và ăn các con mồi khác nhau như thế nào. Cho học sinh xem hình ảnh về các loài cú khác nhau được tìm thấy ở Oregon.
Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp về điểm giống, khác nhau của các con cú và tưởng tượng về nơi sinh sống của từng con cú. Sau đó, giúp học sinh mô tả mỗi con cú trông như thế nào và liệu các đặc điểm có giúp nó sống được ở nơi nó sinh sống hay không và chia sẻ về sự thích nghi khác nhau của mỗi loài cú.
Câu hỏi
Chia học sinh thành các cặp hoặc nhóm để thảo luận tìm hiểu các câu hỏi về các yếu tố cụ thể môi trường sống của cú:
- Cú mèo sống ở đâu?
- Cú mèo cần bao nhiêu không gian sống?
- Cú mèo ăn gì? Và bằng cách nào?
- Hệ sinh thái sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu con cú mèo này không còn ở đó?
Tiêu chí đánh giá
Sau bài học này, học sinh cần nhận biết về các bộ phận, môi trường sinh sống, cách sinh tồn của loài cú mèo. Ngoài ra, phân biệt được các loài cú ở mỗi môi trường khác nhau.
Quan sát kết quả
Cuối buổi học, bạn hãy giúp học sinh chia sẻ với những bạn khác về những gì họ đã học được về loài cú mèo và nơi chúng sống. Cùng nhau thảo luận về mỗi môi trường có các dạng sống đặc trưng thích nghi với khí hậu, các loại thức ăn sẵn có và các yếu tố khác. Và sau cùng, nhấn mạnh rằng tất cả các loài động vật đều thích nghi để sống trong môi trường của chúng.
Trên đây, Sylvan Learning Việt Nam đã chia sẽ những kiến thức bổ ích về loài cú mèo. Hy vọng với những nội dung này sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn con trẻ tìm hiểu về các loài động vật xung quanh mình và giúp trẻ tăng nguồn cảm hứng với các hoạt động STEM.