1. Mood (Tâm trạng):
Hãy tạo ra một tâm trạng thoải mái cho mình trước khi bắt đầu học.
Hãy chọn một khoảng thời gian, không gian và thái độ thích hợp để bắt đầu việc học.
2. Understanding (Sự hiểu biết):
Khi gặp một cái gì không hiểu trong một phần, hãy đánh dấu lại.
Cố tập trung vào một phần hay một nhóm các bài tập mà bạn có thể giải quyết được
3. Recall (Nhắc lại):
Sau khi đã học được một phần,dừng lại và chuyển những gì bạn vừa học sang ngôn ngữ của chính bạn.
4. Digest (Hấp thụ):
Quay trở lại với cái mà lúc nãy bạn chưa hiểu và thử xem xét lại các dữ kiện.
Có thể tham khảo thêm các tài liệu khác ( một quyển sách nào đó hay sự chỉ dẫn của thầy cô chẳng hạn). Nếu bạn vẫn không hiểu được,
5. Expand (Mở rộng):
Trong bước này, hãy liên quan tới những gì bạn vừa học
Nếu tôi có thể nói chuyện với tác giả của cuốn sách thì tôi sẽ hỏi gì và sẽ phê bình cái gì?
Những tài liệu này sẽ được áp dụng như thế nào vào những thứ tôi thấy thú vị?
Tôi sẽ phải làm như thế nào để khiến vấn đề này trở nên hấp dẫn và dễ hiểu đối với các học sinh, sinh viên khác?
6. Review (ôn lại):
Lướt qua tất cả những gì bạn mới hoàn thành
Xem xem phương thức nào đã giúp bạn hiểu và/hoặc giữ lại những kiến thức cũ để áp dụng vào những gì bạn đang học.
Bước cuối cùng này vô cùng quan trọng, bởi nó tổng hợp và đánh giá toàn bộ quá trình bạn vừa thực hiện ở trên.
Các bạn hãy thử áp dụng phương pháp M.U.R.D.E.R này nhé. Chúc các bạn thành công.