Với giáo án STEM môn Toán – Kỹ thuật dưới đây, các nhóm học sinh sẽ tham gia một hoạt động thú vị về tư duy hệ thống. Thông qua hoạt động đơn giản này, học sinh sẽ được nâng cao lối tư duy cũng như xây dựng cho mình một nền tảng phát triển tốt hơn cho sau này. Hãy cùng Sylvan Learning Việt Nam tìm hiểu thêm về hoạt động thú vị này nhé!
Chuyên đề giáo án STEM: Toán học – Kỹ thuật
Cấp bậc: THCS (Lớp 6-8), THPT (Lớp 9-12)
Tài liệu tải về:
Mục tiêu chính
Mục tiêu chính của hoạt động tư duy hệ thống này giúp các em học sinh hiểu về các khái niệm tư duy hệ thống và sau đó áp dụng chúng thông qua các hoạt động và thảo luận nhóm đầy thú vị.
Kiến thức tích hợp
- Phân biệt – Distinctions: cách chúng ta vẽ hoặc xác định ranh giới của một thành phần hoặc một hệ thống các thành phần. Ranh giới này xác định cái nào phải/không phải là yếu tố hoặc hệ thống đó.
- Mối quan hệ – Relationships: cách các thành phần trong hệ thống tương tác, liên quan với nhau.
- Góc nhìn – Perspectives: góc nhìn cụ thể được sử dụng để hiểu một hệ thống.
- Thuộc tính nổi bật – Emergent Properties: những thứ mà toàn bộ hệ thống có thể làm được, nhưng các thành phần của nó không thể tự làm được.
- Hệ thống con – Subsystems: các hệ thống nhỏ hơn cùng nhau tạo nên một hệ thống lớn hơn.
- Các mẫu – Patterns: tồn tại trong các hệ thống. Các mẫu có thể giúp chúng ta dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong một hệ thống.
Hoạt động tư duy hệ thống
Trong hoạt động này, vấn đề được đặt ra là huấn luyện viên bóng rổ nam OSU đang cố gắng cải thiện điểm số của đội mình bằng trận đấu vào tuần tới. Mục tiêu chính của đội phải tăng số điểm ghi được trong trận đấu tuần tới.
Bước 1: Học sinh theo dõi phiếu trả lời để hoàn thành hoạt động này. Các nhóm học sinh cùng nhau thảo luận tìm hiểu các yếu tố cần thiết để cải thiện tình hình điểm số của đội bóng. Ví dụ như:
- Kỹ năng của người chơi
- Làm việc theo nhóm
- Sức khỏe của người chơi
- Hỗ trợ người hâm mộ
- Xây dựng chiến lược
Bước 2: Xác định các yếu tố phụ tạo nên mỗi yếu tố. Học sinh tiếp tục thảo luận và liệt kê yếu tố phụ với yếu tố liên quan (mỗi yếu tố nên có 3-5 yếu tố phụ). Các yếu tố phụ có thể có như:
- Xem lại các trận đấu
- Sách hướng dẫn
- Vị trí trò chơi
- Thương tích
- Đội hình
- Phòng thay đồ
- Tập luyện trận đấu
- Ngày luyện tập
Bước 3: Chọn các yếu tố phụ để tạo thành chiến lược cho trận đấu như: Xem lại trận đấu, sách hướng dẫn, đội hình, tập luyện cho trận đấu.
Bước 4: Điền vào bảng với tất cả các yếu tố của tư duy hệ thống như sau:
- Tác động: Xếp hạng từng yếu tố dựa trên tác động của nó đối với hệ thống (1 là tác động cao nhất). Học sinh xếp hạng dựa trên theo nhận thức đối với từng yếu tố.
- Có thể kiểm soát được không? Học sinh xem xét và đánh giá khả năng kiểm soát các yếu tố. Nếu có, hãy đánh dấu Y. Nếu không, hãy đánh dấu N và đánh dấu gạch ngang vào cột “Mức độ kiểm soát” và “Số điểm”.
- Mức độ kiểm soát: Xếp hạng các yếu tố còn lại dựa trên mức độ bạn có thể kiểm soát chúng (1 là mức kiểm soát cao nhất). Hãy đảm bảo tính đến mốc thời gian khi hoàn thành bước này. Trong ví dụ này, các yếu tố được xếp hạng dựa trên mức độ chúng có thể được kiểm soát trong thời gian một tuần.
- Số điểm: Cho điểm các yếu tố còn lại bằng cách nhân điểm tác động của nó với mức điểm kiểm soát.
Yếu tố |
Tác động |
Có thể kiểm soát không? |
Mức độ kiểm soát |
Số điểm |
Kỹ năng người chơi | 1 | N | – | – |
Chiến lược | 3 | Y | 1 | 3 |
Làm việc nhóm | 2 | Y | 2 | 4 |
Sức khỏe người chơi | 5 | Y | 3 | 15 |
Hỗ trợ người hâm mộ | 4 | N | – | – |
→ Yếu tố chiến lược được đánh giá thấp điểm nhất.
Bước 5: Học sinh tiếp tục đánh giá các yếu tố phụ. Trong ví dụ hoạt động này, chiến lược có điểm thấp nhất do đó các yếu tố phụ của nó sẽ được sử dụng trong bảng dưới đây. Học sinh sẽ thực hiện tương tự theo hướng dẫn bước 4 với các yếu tố phụ.
Yếu tố phụ | Tác động | Có thể kiểm soát không? | Mức độ kiểm soát | Số điểm |
Xem lại các trận đấu | 4 | Y | 2 | 8 |
Sách hướng dẫn chơi | 1 | Y | 4 | 4 |
Tập luyện | 2 | Y | 3 | 6 |
Đội hình | 3 | Y | 1 | 3 |
Bước 6: Dựa trên yếu tố phụ đã được chọn ở bước trên, hãy yêu cầu học sinh đưa ra một giải pháp khả thi. Các giải pháp có thể như:
- Chọn một cầu thủ từ băng ghế dự bị để xuất phát làm trung tâm.
- Có càng nhiều người có kinh nghiệm bắt đầu trận đấu càng tốt.
Câu hỏi
- Đưa ra giải pháp hợp lý cho vấn đề được đặt ra.
- Bạn có thể sử dụng quy trình này ở đâu để giải quyết vấn đề?
Tiêu chí đánh giá
- Học sinh cần hoàn thành các yêu cầu trong phiếu trả lời.
- Học sinh phải đảm bảo giải pháp khả thi đáp ứng mục tiêu đề ra.
- Các học sinh trong nhóm cùng nhau thảo luận các câu hỏi để đưa ra ý kiến, hướng giải quyết phù hợp.
Quan sát kết quả thực hành
Sau hoạt động STEM này, học sinh sẽ có suy nghĩ một cách tổng thể về một vấn đề nào đó; có thể chỉ ra cách nhận biết và tránh những hậu quả khôn lường. Ngoài ra, học sinh sẽ mở rộng tư duy hệ thống của mình và giúp trình bày rõ các vấn đề rõ ràng, đồng thời đưa ra các giải pháp lâu dài.
Sylvan Learning Việt Nam hy vọng thông qua hoạt động nhóm đơn giản trên đây, học sinh có thể luyện tập và nâng cao khả năng tư duy hệ thống của chính mình thật tốt, đồng thời cảm thấy yêu thích và hứng thú thêm với các hoạt động STEM thú vị này.