Giờ học ở trung tâm toán tư duy là một cách tuyệt vời để giúp trẻ tiến bộ. Chọn trung tâm toán tư duy tốt là yếu tố quan trọng. Nhưng trẻ có thể sẽ gặp vấn đề khác khi học tập tại trung tâm. Bao gồm rất nhiều tình huống, như trẻ ngồi im và không lo tập trung làm bài, ồn ào bàn chuyện khác thay vì tham gia thảo luận về đề toán được giao, hay nói rằng trẻ không hiểu phải làm gì trong giờ thảo luận nhóm…
Sau đây Sylvan Learning Việt Nam giới thiệu đến bạn top 7 kinh nghiệm giúp trẻ học tốt tại trung tâm toán tư duy.
Làm mẫu các hoạt động
Trước khi cho trẻ tham gia hoạt động hoặc trò chơi mới, bạn cần làm mẫu cách chơi trước mặt trẻ. Điều này giúp trẻ làm quen và hiểu các điều cần làm khi còn chưa quen thuộc với các hoạt động tại trung tâm toán tư duy. Điều này làm giảm bớt việc trẻ cảm thấy không biết phải làm gì khi tham gia hoạt động không có giao viên. Có 2 cách khác nhau để bạn có thể thực hiện việc này:
- Mô hình Giáo viên – Học sinh: Bạn giả vờ rằng bạn là một học sinh. Chọn một học sinh từ lớp của bạn và sau đó thực hiện làm mẫu.
Ví dụ: “Bây giờ đến lượt cô sẽ quay con quay nhé!” - Mô hình Học sinh – Học sinh: Chọn 2-3 học sinh thực hiện hoạt động. Hướng dẫn trẻ và đặt câu hỏi cho những bé đang quan sát hoạt động.
Ví dụ: “Bạn ấy nên làm gì tiếp theo?”
Hướng dẫn bằng hình ảnh
Để hướng dẫn học tập gây hứng thú và giúp học sinh dễ hiểu, bạn cần thiết kế tiết học với những hình ảnh trực quan và hấp dẫn.
Ví dụ: Chỉ đường bằng hình ảnh giúp ích vì học sinh có thể thấy các bước đang thực hiện. Cố gắng giữ từ ngữ ngắn gọn và dễ nghe. Đừng phức tạp hóa mọi thứ. Không sao cả vì bạn có hình ảnh ở đó làm lời nhắc.
Tạo các buổi thảo luận ôn tập kiến thức
Các buổi thảo luận ôn tập rất quan trọng trong giờ học ở trung tâm toán tư duy. Tuy nhiên, trẻ có thể trở nên quá tập trung vào các trò chơi mà chẳng trao đổi gì. Bằng cách nào để đảm bảo các cuộc thảo luận phong phú và có ý nghĩa đang diễn ra trong giờ học?
Cần tích cực tạo cho học sinh những buổi thảo luận ôn tập kiến thức toán. Khi có thể, hãy sử dụng các hỗ trợ như Thẻ đề tài, các câu hỏi hướng dẫn và câu trả lời mẫu để hạn chế việc trẻ im lặng trong các buổi ôn tập
Giữ nguyên hoạt động – Thay đổi kỹ năng
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp trẻ tư duy độc lập. Bạn bắt đầu sử dụng các trò chơi và hoạt động cũ nhưng đòi hỏi trẻ vận dụng các kỹ năng toán tư duy khác đi. Cần đảm bảo trẻ rất quen thuộc với các loại hoạt động này. Chiến lược này khá hiệu quả vì trẻ em không mất thời gian tìm hiểu hoạt động, chúng có thể tập trung vào phép toán trong trò chơi.
Đây là 3 trong số các dạng trò chơi có thể áp dụng:
Trò chơi 1: Flip and Match (Lật và Bắt cặp)
Đôi khi trò chơi đơn giản nhất có thể là trò vui nhất. Trong trò chơi này, học sinh có hai bộ thẻ. Một bộ bài ngửa và bộ kia úp xuống. Học sinh lần lượt lật các thẻ trò chơi và cố gắng tìm các cặp giống nhau. Trò chơi này cũng bao gồm các thẻ để thảo luận.
Mẹo của Giáo viên: Để nhiệm vụ của mỗi em khác nhau, bạn có thể úp cả hai bộ thẻ để làm cho nó dễ chơi hơn.
Trò chơi 2: Face off (Đối mặt)
Đảm bảo trẻ sẽ thích trò chơi này! Trò chơi gồm 2 người chơi. Mỗi học sinh có bộ thẻ trò chơi riêng. Học sinh phải đếm ngược và lật bài cùng một lúc. Trẻ quét bảng trò chơi và cố gắng tìm khu vực chính xác để đặt thẻ trò chơi. Học sinh nào đập thẻ của mình xuống đầu tiên và vào đúng khoảng trống sẽ thắng.
Trò chơi 3: Về đích
Trong trò chơi này, học sinh lần lượt quay một con quay và trả lời nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Trẻ phải trả lời các câu hỏi một cách chính xác để di chuyển hết vòng quay và chiến thắng.
Sử dụng giấy ghi chép
Một cách khác để đảm bảo rằng học sinh của bạn luôn làm đúng nhiệm vụ là yêu cầu chúng điền vào một tờ ghi chép. Điều này phục vụ hai mục đích khác nhau: làm cho học sinh có trách nhiệm hơn, và bạn có một bản để đánh giá.
Đưa ra những câu trả lời chính xác
Một lý do khác mà trẻ em yêu cầu sự giúp đỡ là vì muốn biết liệu câu trả lời có đúng hay không.
Giải pháp là trò chơi được giao cho một người quản trò. Người quản trò là một học sinh đang ở trung tâm toán tư duy nhưng không tham gia chơi trò chơi. Công việc của em ấy là kiểm tra những câu trả lời và đảm bảo rằng trò chơi trơn tru.
Một gợi ý khác là tạo một hệ thống đáp án online đơn giản để học sinh có thể tự kiểm tra câu trả lời của mình.
Dành thời gian để chia sẻ
Tạo sự gần gũi trong trung tâm toán tư duy bằng cách dành thời gian cho học sinh chia sẻ những gì họ đã làm. Điều này giúp các em trở nên mạnh dạn và độc lập hơn vì từng em có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình. Luôn là thời điểm tốt để bạn đặt những câu hỏi tìm hiểu và khám phá những gì trẻ học được.
Tại Sylvan Learning Việt Nam, các giờ học chương trình toán tư duy luôn sôi nổi bởi trẻ luôn có cơ hội áp dụng tất cả các hoạt động, trò chơi cùng cách thức tương tác nói trên. Giáo viên đóng vai trò người tạo cảm hứng nhưng mỗi em đều có cơ hội để trình bày, thảo luận và đưa ra các ý kiến cá nhân. Công nghệ giáo dục tiên tiến cũng góp phần làm cho giờ học thêm sinh động, trực quan và hấp dẫn.
Nếu bạn muốn giúp trẻ học tốt tại trung tâm toán tư duy, hãy thử áp dụng với các cách trên nhé. Chúc bạn thành công!