Sau mỗi giờ học ở trung tâm với giáo viên bản ngữ, ba mẹ nên cùng con học tập để ôn luyện cũng như dạy thêm nhiều kiến thức bổ ích cho trẻ. Trẻ em cảm thấy thoải mái nhất khi được học với ba mẹ, vì vậy ba mẹ có thể trở thành người giáo viên tuyệt vời nhất của trẻ.
Đa dạng thời gian và cách học
Để dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ, ba mẹ nên tạo cho trẻ những thói quen học tập hằng ngày. Đừng nên rập khuôn thời gian như hai tiếng mỗi ngày, hai buổi một tuần, mà hãy dành khoảng 15, 20 phút mỗi ngày để dạy cho trẻ. Thay đổi các hoạt động mỗi ngày. Giả sử hôm nay ba mẹ dạy cho trẻ đọc sách bằng tiếng Anh bằng cách đọc cùng bé, hôm sau hãy cho bé vẽ một thứ gì đó và kèm theo từ mới của vật đó. Duy trì một hoạt động hằng ngày sẽ dễ tạo cảm giác chán cho bé và nếu ba mẹ chịu khó thay đổi cho đa dạng, trẻ sẽ rất hào hứng học theo.
Tạo một không gian học tập phù hợp
Thiết kế một khu vực ở trong nhà thành một không gian học tập riêng cho trẻ, dán những hình vẽ sinh động, những đề can hình ảnh cùng từ mới tiếng Anh,… Nếu trẻ đã có những sở thích riêng, hãy trang trí theo ý của chúng. Trẻ nhỏ rất thích có một không gian riêng của chính mình. Đặt những quyển sách tiếng Anh có hình ảnh bắt mắt, đa dạng hình ảnh, dễ hiểu và dễ nhớ, trẻ em thích ngồi ở không gian riêng của mình để “làm việc” bằng những quyển sách trên bàn.
Vừa học vừa chơi
Thỉnh thoảng ba mẹ nên cho trẻ chơi hoặc chơi cùng trẻ những trò chơi vừa mang tính giải trí vừa mang tính học tập. Sách vở không phải là thứ duy nhất để dạy tiếng Anh cho trẻ. Trên thị trường có rất nhiều đồ chơi dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ như ghép chữ, đoán hình,… Nhưng ba mẹ cũng có thể tự làm những món đồ chơi ấy tại nhà bằng cách tận dụng những thứ đã dùng. Ví dụ như chơi ghép chữ, có thể tận dụng cắt chữ từ những tờ báo, tạp chí, bìa,… đầy màu sắc.
Mở những bài hát tiếng Anh dễ nghe và từ mới đơn giản cho trẻ. Hát cùng hoặc nhảy nhót theo chúng sẽ khiến chúng cực kì vui và hứng thú.
Học theo chủ đề
Tham khảo ý kiến của trẻ về những chủ đề con muốn học, hoặc đề xuất cho chúng nhưng phải nhận được những cái gật đầu vui vẻ rồi mới bắt đầu học.
Có rất nhiều chủ đề để dạy tiếng Anh mà trẻ có thể nhìn thấy hằng ngày, cụ thể như: động vật, màu sắc, quần áo, đồ ăn,…
Không được bắt ép trẻ
Theo tâm lý của mỗi người, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ, những việc làm bị bắt ép buộc, không thích và không muốn làm sẽ luôn mang lại những hiệu quả thấp. Ngược lại, được tạo cơ hội để làm những điều mình thích, được ủng hộ, được khuyến khích và khen ngợi mỗi ngày sẽ giúp mỗi người tiến bộ hơn trong mọi việc. Nếu trẻ không chịu ngồi vào bàn học, đừng la mắng hay ép buộc vì càng làm vậy chúng càng ghét học và chống cự việc học. Mọi việc phải được diễn ra bằng niềm vui và sự hợp tác giữa ba mẹ và con cái.
Nếu khuyên nhủ trẻ học tiếng Anh không được, hãy thử “dụ dỗ” bằng những món đồ chơi hoặc những chuyến đi chơi với ba mẹ. Điều quan trọng là khi trẻ đã đồng ý hợp tác rồi thì phải tìm được cách dạy học phù hợp khiến cho những lần sau không cần phải mang đồ chơi ra để dụ nữa.
Chị Khánh Linh, kinh doanh tại nhà, sinh sống tại TPHCM chia sẻ: Vì kinh doanh tại nhà nên có nhiều thời gian để học với con. Mình cho con học ở trung tâm anh ngữ Sylvan Learning, mình muốn con được tiếp xúc với giáo viên bản ngữ để được học cách phát âm từ nhỏ, và cũng để con có khả năng phản xạ giao tiếp với người nước ngoài. Nhưng bên cạnh đó khi con ở nhà mình cũng luôn cố gắng dành thời gian để dạy và học cùng con. Ngoài việc ôn tập những kiến thức đã học trên lớp, mình còn thêm vào nhiều từ mới con chưa biết nữa. Mình nghĩ các bậc phụ huynh dù bận tới đâu đi chăng nữa cũng nên dành 10 – 15 phút mỗi ngày học cùng trẻ để khen ngợi sự tiến bộ và dành cho chúng sự quan tâm cần thiết.