Bắt đầu từ những năm 1970, ý tưởng về phong cách học tập ra đời. Đây là cách phân loại người học dựa trên cách tiếp cận nhận thức khác nhau mà con người sử dụng.
Bài viết này Sylvan Learning Việt Nam giới thiệu đến bạn đọc 7 phong cách học tập chính của trẻ em. Bạn cần nắm bắt đúng phong cách học tập của trẻ để chọn cách tiếp cận và các hoạt động phù hợp nhất. Rất nhiều thông tin bổ ích đang chờ bạn khám phá đấy!
Trẻ học thế nào? Chọn hoạt động phù hợp với phong cách học tập quyết định thành công!
Bạn biết rằng mỗi đứa trẻ đều có những sở thích học tập khác nhau. Có bé thích học bằng cách nghe, nhìn, hành động, đặt câu hỏi hoặc tự tư duy và khám phá. Điểm chung ở đây là các em sẽ đạt hiệu quả cao khi kết hợp các mục và chủ đề ưa thích vào việc học.
Một đứa trẻ sẽ có thể có nhiều phong cách học tập khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất phụ huynh phải nắm bắt được phong cách của con. Từ đó bạn đưa ra những hoạt động bé ưa thích, tận dụng tối đa trải nghiệm học tập tại nhà.
Cha mẹ cần đồng hành với trẻ
Không ai khác, cha mẹ chính là người thấu hiểu và giúp con chọn chương trình học tốt nhất. Ví dụ bạn muốn dạy bé học toán tư duy, con theo phong cách học tập thông qua hoạt động thể chất. Bạn bắt bé phải ngồi làm toán trên những cuốn sách dạy toán tư duy.
Đây là sai lầm nghiêm trọng và khiến bé mất hứng thú học tập. Bé sẽ tỏ ra bị ép buộc và học cho xong chứ không vui vẻ. Thậm chí bé có thể phản kháng và nói rằng không muốn học.
Tuy nhiên nếu cha mẹ nắm bắt được những đặc điểm của phong cách hoạt động thể chất. Bạn sẽ đưa ra hàng loạt các hoạt động tương ứng liên quan đến học STEM như:
- Nhảy lò cò trên các tờ giấy có đánh số thứ tự
- Bật nhảy và đếm số lần nhảy sao cho bằng với yêu cầu
- Ra ngoài chơi và học đếm các con vật, đồ vật ngoài trời hiện hữu trong môi trường xung quanh bé…
Như vậy có thể khẳng định rằng thấu hiểu phong cách học tập của bé rất quan trọng. Nếu bạn đưa ra những hoạt động phù hợp với phong cách của con sẽ khơi gợi niềm yêu thích, say mê học. Đồng thời đây cũng là bước đệm vững chắc giúp con thành công trong tương lai.
7 phong cách học tập ở trẻ em bạn cần biết
Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng khám phá 7 phong cách học tập ở trẻ em cha me cần biết. Các bé có thể theo 1 hoặc nhiều phong cách khác nhau. Cha mẹ cần là người bạn đồng hành luôn thấu hiểu, chia sẻ và ghi nhận những cố gắng của con.
Học tập thông qua thị giác (không gian)


Xem thêm:
- Vì sao áp dụng sơ đồ tư duy toán lại có ích cho việc học của trẻ?
- 8 bí quyết thú vị hướng dẫn áp dụng sơ đồ tư duy toán cho trẻ tiểu học
Đầu tiên là phong cách học tập thông qua thị giác. Người học tiếp cận kiến thức và ghi nhớ thông qua hình ảnh quan sát được. Những trẻ theo phong cách này thường có đặc điểm:
- Trẻ có trí tưởng tượng sống động, nhiều lúc sẽ dẫn đến hay mất tập trung, mơ mộng.
- Trẻ thường nắm bắt ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể và nét mặt. Con cẩn thận xem xét để hiểu đầy đủ những gì người đối diện đang nói.
- Trẻ thường rất giỏi đọc bản đồ và các biểu đồ.
- Trẻ cần phải hình dung các từ để viết đúng chính tả.
- Bé thích xem video, thẻ flash hay tranh ảnh, thông tin đánh dấu
- Khi bạn đưa con đến 1 nơi hoàn toàn mới hoặc căn phòng, bé dễ dàng nhận thấy sự khác lạ hoặc đặc điểm nổi bật.
- Bé thích lập danh sách để ghi nhớ thông tin hoặc kiến thức.
- Đa phần các bé theo phong cách này có năng khiếu nghệ thuật, thợ máy hoặc công nghệ.
- Trẻ thích sự hoàn hảo, có tính tổ chức cao, dễ dàng xác định các hình mẫu.
- Bé chỉ tập trung học trong môi trường yên tính, dễ dàng xao nhãng khi có tiếng ồn.
- Bé dễ dàng hình dung ra thông tin, có định hướng tốt và rất thích vẽ
Chính vì vậy, cha mẹ nên dạy con bằng cách sử dụng đồ thị, bảng, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ nhiều màu sắc. Trẻ theo phong cách học tập thị giác có xu hướng học toàn diện, đôi khi sẽ dễ bỏ sót các chi tiết. Con có khả năng tiếp thu thông tin tốt hơn thông qua những gì nhìn thấy.
Học tập thông qua hoạt động nghe (thính giác)


Nếu con bạn có cảm giác về nhịp điệu tốt, rất thích xem video clip, hội thoại và âm nhạc, bé theo phong cách học tập thông qua hoạt động nghe. Đây là nhóm trẻ có khả năng nghe tốt, những buổi thuyết trình, bài giảng và bài phát biểu sẽ thu hút bé.
Trong tương lai rất có thể nhóm trẻ theo phong cách này sẽ trở thành ca sĩ hoặc nhạc sĩ. Con quen với các nhạc cụ khác nhau và âm thanh chúng tạo ra. Khi được đặt trong môi trường học truyền thống nghe giảng và thảo luận, bé sẽ phát huy thế mạnh học tập.
Nếu muốn biết con bạn có thuộc phong cách này không, hãy quan sát và xem bé có những đặc điểm sau:
- Trẻ thường xuyên nói chuyện với bản thân và mọi người.
- Bé thường chỉ đường bằng giọng nói.
- Nếu môi trường không yên tĩnh, bé rất khó tập trung.
- Trẻ thường rất thích thú khi được nghe các bài giảng, cuộc thảo luận hay hội thoại.
- Bé chỉ nhớ tên nhưng khó nhớ khuôn mặt.
- Trẻ thể hiện cảm xúc bằng âm điệu và âm lượng của giọng nói.
- Trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc.
Xem thêm:
- 3 bước giúp trẻ học tiếng Anh cho trẻ em qua phim ảnh
- Top 20 kênh YouTube bài hát tiếng Anh cho trẻ em vui nhộn
- Top 10 kênh YouTube xây dựng từ vựng tiếng Anh cho trẻ em
- Top 7 kênh YouTube giúp luyện phát âm tiếng Anh cho trẻ em hữu ích
- Top 10 kênh YouTube học tiếng anh cho trẻ em
- Và các kênh Youtube học STEM hữu ích khác
Học tập thông qua lời nói (ngôn ngữ)


Không dừng lại ở đó, rất nhiều trẻ theo phong cách học tập thông qua lời nói. Bé thích sử dụng các từ cả trong bài nói và viết. Con sở hữu vốn từ phong phú và thể hiện sự vượt trội khi tham gia các hoạt động như diễn thuyết, tranh luận…
Một số đặc điểm nổi bật thể hiện trẻ theo phong cách này gồm:
- Bé rất thích học về từ vựng và dễ dàng học từ mới.Do đó con có vốn từ phong phú, sử dụng linh hoạt, nhanh nhạy.
- Trẻ rất thích các hoạt động đọc và viết, các trò chơi như Scrabble, Boggle và câu đố ô chữ.
- Bé có năng khiếu học những ngôn ngữ mới.
- Trẻ thường xuyên đặt ra các câu hỏi, diễn đạt bằng lời nói hiệu quả.
- Khi học STEM, bé thích các bài toán đố, tham gia nhóm học tập và chia sẻ kiến thức.
- Trẻ thường nói nhiều về những gì con đọc dược và ghi nhớ các câu trích dẫn, chơi chữ hay vần điệu 1 cách đáng kinh ngạc.
- Thường có năng khiếu học ngôn ngữ mới.
Cách học tiếng Anh cho trẻ em theo phong cách này nên thiên về các hoạt động nói, tương tác trong nhóm. Bạn có thể kích thích bé học từ vựng bằng cách thường xuyên cho bé nói chuyện với người nước ngoài.
Xem thêm: Dạy tiếng Anh cho trẻ em: Làm sao để trẻ tự tin hơn khi nói tiếng Anh?
Học tập thông qua hoạt động thể chất (vận động)


Có thể thấy phần lớn trẻ em đều rất thích học tập thông qua hoạt động thể chất. Bé sử dụng toàn bộ cơ thể hoặc chỉ 1 bộ phận như bàn tay để thực hiện các hành động. Cách học hiệu quả nhất chính là thông qua thực hành.
Trẻ sẽ học bằng cách chạm, di chuyển, hoạt động thể chất như vẽ, xây dựng hay kết hợp, thí nghiệm. Các bé theo phong cách này khó có hứng thú với môi trường lớp học truyền thống chỉ nghe và chép. Liệu con bạn có thuộc nhóm này không? Cùng xem các đặc điểm dưới đây:
- Học hiệu quả thông qua các hoạt động thực hành.
- Trẻ rất khó ngồi yên 1 chỗ trong khoảng thời gian dài.
- Bé thường gặp khó khăn trong việc tập trung và chú ý.
- Trẻ theo phong cách này thường sẽ chọn những ngành liên quan đến biểu diễn, vận động viên thể thao.
- Cha mẹ sẽ thấy con luôn tràn đầy năng lượng, vui chơi và nô đùa không biết chán.
Học tập thông qua tư duy logic (toán học)


Nếu bé có khả năng phân tích, suy luận và ưa thích các con số, phong cách học tập của trẻ thông qua tư duy logic. Nếu bé gặp phải 1 vấn đề cần giải quyết vấn đề bằng cách dùng chiến lược và suy nghĩ khoa học.
Những lĩnh vực ưa thích của trẻ liên quan đến lập trình máy tính, toán học và khoa học. Do đó cha mẹ nên áp dụng cách dạy học STEM với bé. Con dễ dàng tạo kết nối và nhận dạng các mẫu nhanh chóng, học tốt con số và phép tính.
Để nhận biết trẻ theo phong cách logic, bạn hãy đối chiếu với các đặc điểm sau:
- Bé thường tự lập kế hoạch và tổ chức chi tiết.
- Các trò chơi dựa trên chiến lược luôn thu hút sự chú ý của trẻ.
- Bé thường xuyên tò mò, tự khám phá và thích hình ảnh hơn lời nói.
- Trẻ có định hướng mục tiêu cao, luôn tìm kiếm cá quy tắc.
- Bé gặp khó khăn khi nhìn ảnh lớn và phải theo khuôn mẫu nhất định.
Xem thêm:
Học tập thông qua hoạt động xã hội (giao tiếp)


Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến các bé học tập thông qua hoạt động xã hội. Những trẻ này biết cách giao tiếp hiệu quả và thích tương tác cùng người khác. Con bị thu hút bởi các hoạt động thảo luận, đưa ra các ý tưởng hay phải tư duy.
Những đứa trẻ theo phong cách học tập giao tiếp thường được khen là thông minh, hòa đồng. Bởi lẽ trẻ có khả năng đọc vị mọi người và hiểu rõ những gì đang diễn ra xung quanh. Hãy cùng khám phá những đặc trưng của nhóm trẻ này:
- Họ thích ra ngoài chơi và tiếp xúc với nhiều người.
- Khi tham gia các hoạt động nhóm, trẻ thể hiện sự nổi trội và có khả năng liên kết mọi người, tạo động lực giúp cả nhóm đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên đồng nghĩa bé cũng khó khăn khi tự học 1 mình.
- Trẻ thích các hoạt động xã hội, nắm bắt được giọng điệu, cử chỉ nét mặt từ đó hiểu tâm lý và hành vi của người đối diện.
- Đây đích thị là những nhà lãnh đạo bẩm sinh, giao tiếp tốt và tạo ra cộng đồng vững mạnh.
Xem thêm:
- Mô hình học theo dự án (Project-based learning) môn toán tư duy: 6 ví dụ thực tế
- 10 ý tưởng học tiếng Anh trẻ em theo Mô hình học theo dự án (Project-based learning)
Học tập thông qua hoạt động tự thân (cá nhân)


Cuối cùng nhưng không kém phần nổi bật là phong cách học tập tự thân hay còn gọi là phong cách cá nhân. Trẻ nhóm này thích tự học và làm việc 1 mình. Con rất độc lập, tự nhận thức, có chính kiến riêng. Bé thường thích học ở những nơi yên tĩnh, hạn chế đến các đám đông hay nhóm.
Bé có thể dành nhiều thời gian để tự suy ngẫm và thích học tập 1 mình. Những đặc điểm chung của trẻ theo phong cách cá nhân bao gồm:
- Trẻ thường xuyên viết nhật ký và coi đây là thói quen hàng ngày.
- Bé thích dành thời gian ở một mình, tự suy ngẫm và khám phá mọi thứ
- Trẻ luôn thích đặt ra các mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể
- Bé có ý thức mạnh mẽ về bản thân, quản lý cá nhân rất tốt.
- Tính độc lập cao.
- Tuy nhiên bé thường tỏ ra không thích hoặc khó chịu khi đến nơi đông người hoặc ồn ào, gặp khó khăn trong vấn đề kết bạn và mở lòng với mọi người.
Xem thêm: Hướng dẫn tự học tiếng Anh tại nhà cho trẻ em
Trên đây là những thông tin chi tiết về 7 phong cách học tập của trẻ. Cha mẹ nên tinh ý và nắm được phong cách học của con. Từ đó, bạn dễ dàng đưa ra các hoạt động phù hợp giúp trẻ học tập tốt hơn.