Sylvan Learning Việt Nam giới thiệu top 10 hoạt động tiếng Anh dành cho cho trẻ em mà phụ huynh và giáo viên có thể tham khảo. Chúc các em học tốt tiếng Anh cho trẻ em lớp 4 môn Science (Khoa học).
1. Salty Ice! – Đá muối
“Salty Ice” là một hoạt động tiếng Anh môn khoa học thú vị và bổ ích dành cho trẻ em lớp 4, từ 9-10 tuổi. Thông qua tham gia hoạt động này, trẻ sẽ được học về đặc tính vật lý của nước và đặc biệt là cách hạ nhiệt độ của nước bằng muối.
Những gì bạn cần chuẩn bị cho trẻ là 1 viên đá lạnh, 1 sợi dây và một chút muối ăn. Thực hành như sau: Đặt sợi dây lên trên viên đá và rắc muối lên sợi dây. Từ từ nhấc sợi dây lên bạn sẽ thấy viên đá gắn chặt với sợi dây dù chúng đang tan chảy do nhiệt độ bên ngoài.
Lý do hiện tượng trên xảy ra là vì muối sẽ làm hạ nhiệt độ của nước. Khi tiếp xúc với phần nước tan ra từ đá, muối sẽ làm chúng đóng băng trở lại và làm sợi dây gắn chặt với đá.
2. Make the egg float – Làm cho trứng trôi
Trứng là một loại thực phẩm rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày nhưng bạn sẽ bất ngờ khi nó cũng là một công cụ rất hữu ích để học khoa học cho trẻ em. Hãy chuẩn bị một quả trứng, một cốc nước và một chút muối.
Thực hành như sau: Thả quả trứng vào cốc nước, thêm một chút muối và khuấy đều. Bạn sẽ thấy quả trứng từ từ nổi lên mặt nước. Hoạt động tiếng Anh cho trẻ em này giúp trẻ hiểu rằng vật nặng hơn nước sẽ chìm xuống đáy còn vật nhẹ hơn sẽ nổi lên trên mặt nước. Mới đầu, khi trứng được thả vào nước, trứng nặng hơn nên chìm xuống đáy. Sau khi thêm muối nước sẽ trở nên nặng hơn nên trứng sẽ nổi lên.
3. Hot Air Balloon – Khinh khí cầu
“Hot Air Balloon” là một hoạt động tiếng Anh khoa học đơn giản và không kém phần thú vị để dạy trẻ em về khái niệm không khí ấm (warm air) và không khí lạnh (cold air). Hãy chuẩn bị một chai rỗng và một quả bóng.
Thực hiện như sau: Bạn lồng đầu bóng vào miệng chai. Tiếp đó, đun nóng nước và đặt chai rỗng đã chuẩn bị vào nước nóng. Bạn hãy đảm bảo nước nóng vừa đủ chứ không sôi, bạn sẽ thấy quả bóng bắt đầu to dần lên.
Đây là một hiện tượng rất phổ biến trong vật lý. Không khí sẽ nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Khi đặt chai vào nước nóng sẽ làm không khí trong chai và bóng nóng lên làm không khí giãn nở khiến bóng phồng to dần lên. Nếu bạn tháo bóng ra khỏi chai khi bóng đủ lớn, chúng có thể sẽ bay lên vì không khí ấm sẽ nhẹ hơn không khí lạnh.
4. Growing a Plant – Trồng một cái cây
Một hoạt động tiếng Anh hay ho để trẻ lớp 4 học cách tự trồng cây theo từng bước mà không cần nhiều đến sự trợ giúp của người lớn là Growing a Plant. Bạn hãy chuẩn bị cho trẻ đất, chậu cây, hạt giống một cây bất kỳ nào đó.
Đầu tiên, bạn hướng dẫn trẻ đổ đầy đất vào chậu và gieo hạt giống xuống đất. Để chậu cây ra nắng và nhắc trẻ tưới một lượng nước vừa đủ cho chậu cây mỗi ngày. Thông qua hoạt động tiếng Anh này, trẻ sẽ hiểu thêm về cây cối, các yếu tố để cây phát triển như ánh sáng, nước, nhiệt độ, …
5. Defy Gravity! – Thách thức trọng lực
Đây là một trong những hoạt động tiếng Anh khoa học bổ ích để dạy cho trẻ em về lực hấp dẫn và trọng lực. Những gì bạn cần chuẩn bị cho để thực hiện Defy Gravity là một chiếc cốc và tấm bìa cứng.
Thực hiện như sau: Đổ đầy nước vào cốc, hãy chắc chắn rằng cốc nước không có bọt khí ở trong. Tiếp đến, bạn hãy lấy tấm bìa úp lên cốc nước, giữ chặt và lật ngược chúng lại. Sau đó từ từ bỏ tay ra bạn sẽ thấy tấm bìa không hề rơi ra mà gắn chặt vào chiếc cốc.
Hiện tượng nói trên sinh ra là do cốc nước không còn không khí bên trong nên áp suất bên ngoài lớn hơn không khí bên trong cốc nước. Kết quả khiến áp suất không khí bổ sung giữ tấm bìa và cốc nước dính chặt với nhau.
6. Count the Storm – Đếm bão
Với hoạt động tiếng Anh mang tên “Count the Storm”, bạn hướng dẫn trẻ sau khi thấy tia chớp ngay lập tức hãy đếm số giây cho đến khi trẻ nghe thấy tiếng sấm sét. Cứ 5 giây bão sẽ đi được 1 dặm.
Hãy để trẻ chia số giây đếm được cho 5 sẽ ra được khoảng cách giữa vị trí trẻ đang đứng và cơn bão. Lý giải cho hiện tượng này là bởi ánh sáng có tốc độ nhanh hơn âm thanh. Mặc dù chúng xảy ra đồng thời nhưng ở khoảng cách xa ánh sáng sẽ tới trước.
Trong trường hợp bạn thấy sấm sét nhưng không có âm thanh theo sau nghĩa là bạn đang ở quá xa (lớn hơn 15 dặm).
7. Colorful Colors – Những màu sắc… màu sắc
Giúp trẻ hiểu thêm về màu sắc (color) thông qua hoạt động tiếng Anh cho trẻ em lớp 4 “Colorful Colors”. Bạn cần chuẩn bị một cốc sữa, màu thực phẩm (đỏ, xanh) và dầu rửa bát.
Thực hiện như sau: Nhỏ 1 giọt màu đỏ vào bên trái cốc sữa và 1 giọt màu xanh ở bên phải cốc, cố gắng để chúng không bị hòa trộn vào nhau. Nhỏ 1 vài giọt nước rửa chén vào giữa bạn sẽ thấy xảy ra hiện tượng.
Cụ thể, đó là nước rửa chén không bị hòa trộn với sữa và nổi lên trên bề mặt. Nước rửa chén sẽ tiếp xúc với màu và tạo ra các màu mới. Lý giải cho hiện tượng này là do nước rửa chén là một chất xúc tác giúp kết hợp màu với nhau, ví dụ như màu đỏ và màu xanh sẽ trở thành màu vàng.
8. Fool your TasteBuds – Trêu chọc khứu giác
Đây là một hoạt động tiếng Anh mà bạn không nên bỏ qua để học cho trẻ lớp 4 về mối quan hệ giữa vị giác và khứu giác. Để thực hiện Fool your Tastebuds, bạn chuẩn bị một ít bông gòn, táo, tinh dầu vani.
Thực hiện như sau: Bạn có thể trực tiếp thử hoặc để trẻ thử, cắn một miếng táo và cảm nhận vị của nó, táo có vị ngọt và thơm. Tiếp đó, nhỏ vài giọt chiết xuất vani vào miếng bông gòn, đưa miếng bông gần mũi và cắn một miếng táo khác. Lặp lại hành động như vậy và đón nhận kết quả rằng vị của miếng táo không giống như ban đầu nữa.
Soi xét lại, miếng táo ban đầu vẫn có vị bình thường. Tuy nhiên, miếng táo thứ 2 khi bạn đưa miếng bông gòn lại gần mũi lại hơi có vị vani. Đó là bởi vì các dây thần kinh trên lưỡi bạn chỉ có thể nhận ra vị mặn, chua, đắng và ngọt – tất cả các cảm giác khác là do khứu giác gây ra. Mùi vani tình cờ nồng hơn mùi của táo, do đó, táo có vị “như vani”.
9. Hocus Pocus – Trò chơi đánh lừa
Hocus Pocus là hoạt động tiếng Anh thú vị để trẻ em lớp 4 học về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Bạn chuẩn bị cho trẻ một viên bi và 1 cái bát. Sau đó, yêu cầu trẻ thả viên bi vào bát và di chuyển nó ra xa cho đến khi không thể nhìn thấy viên bi nữa.
Tiếp đến, hãy hỏi trẻ xem có cách nào để làm viên bi xuất hiện mà không thay đổi vị trí nhìn cũng như vị trí cái bát không. Nếu không, thử yêu cầu trẻ đổ nước vào chiếc bát, viên bi sẽ từ từ hiện ra.
Cho trẻ thảo luận về vấn đề nói trên và giải thích cho trẻ hiểu. Hiện tượng xảy ra do ánh sáng truyền qua nước chậm hơn truyền qua không khí. Sự thay đổi này về tốc độ làm cho chùm sáng bị bẻ cong khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác. Quá trình này được gọi là sự khúc xạ. Khi đổ nước vào bát, ánh sáng từ viên sỏi uốn cong và chạm tới mắt chúng ta, cho phép chúng ta nhìn thấy vật thể.
10. Biome in a Bag – Quần xã sinh vật trong một cái túi
Có rất nhiều quần xã sinh vật trong tự nhiên và bạn có thể giúp trẻ tìm hiểu thêm những thông tin về chúng với hoạt động tiếng Anh mang tên Biome in a Bag. Hãy dán nhãn túi giấy với tên của sáu quần xã sinh vật phổ biến. Bạn có thể bổ sung thêm nhiều loại hơn nếu trẻ đã quen thuộc với chúng.
Tiếp đó, cắt các thẻ từ giấy kẻ ô vuông và viết tên các con vật được tìm thấy trong mỗi quần xã sinh vật khác nhau. Bạn cũng có thể viết ra các sự kiện thú vị và đặc điểm của từng quần xã sinh vật. Tập hợp tất cả các thẻ lại với nhau và đưa chúng cho trẻ. Thách thức trẻ phân loại thẻ chính xác bằng cách đặt chúng vào đúng túi.
Hoạt động này rất phù hợp cho trẻ tham gia theo nhóm hoặc đội. Phát cho mỗi đội một bộ túi và thẻ để phân loại. Người đầu tiên về đích sẽ thắng trò chơi.
Trên đây là top 10 hoạt động tiếng Anh cho trẻ em lớp 4 môn Science (Khoa học) kèm hướng dẫn chi tiết. Hy vọng những thông tin này là hữu ích để bạn biến những giờ học của trẻ trở nên thú vị, chơi mà học với những hoạt động tiếng Anh đơn giản mà vui nhộn và bổ ích.