Bên cạnh giúp trẻ làm quen nhanh với các nội dung kiến thức trong bộ môn toán học, toán tư duy còn giúp trẻ rèn luyện tư duy phân tích và logic để giải quyết vấn đề. Một trong những cách hiệu quả để các bậc phụ huynh cho con nhỏ học toán tư duy là thông qua các hoạt động, trò chơi bổ ích nhưng cũng không kém phần vui nhộn và thú vị.
Cùng Sylvan Learning Việt Nam khám phá hoạt động toán tư duy lớp 2 cho trẻ về đo chiều dài với đơn vị đo lường hệ Mét (Meter) không kém phần vui nhộn và thú vị.
Tải về bài tập: Measure length in meter
Tổng quan
Đây là một hoạt động toán tư duy lớp 2 được thiết kế để trẻ học về xăng –ti –mét (Cm) và biết cách vận dụng đơn vị đo lường hệ mét để xác định chiều dài trong các bài tập toán học hoặc thực tế cuộc sống.
Với hoạt đồng này, bạn cần chuẩn bị cho trẻ:
- Phiếu bài tập (in theo mẫu có sẵn)
- Bút chì
- Vật dụng đo lường bằng hình tương đương thước kẻ cm: ví dụ như một thước kẻ giả (không có số) in hình một đàn kiến nối đuôi nhau, mỗi chú kiến dài 1 cm, chiều dài lý tưởng cho vật dụng này là 10 cm
- Thước kẻ cm thông thường
- 1 dải giấy hình chữ nhật màu vàng 2 x 25,5 cm
Hướng dẫn
Khởi động
Trước hết, bạn sẽ cùng trẻ chuẩn bị những chiếc thước đo của riêng trẻ. Vì lúc này trẻ chưa biết hiểu rõ về khái niệm đơn vị đo lường là thế nào cả. Nhưng những phép so sánh từ những hình ảnh quen thuộc lại dễ dàng cho trẻ nhận biết hơn. Một chiếc thước đo và vài hình sticker nhỏ nhắn xinh xắn có kích thước tương ứng 1cm sẽ khá hữu ích. Ở đây chúng tôi sử dụng sticker những chú kiến nối đuôi nhau thành một đội quân kiến hùng dũng. Hãy dán những sticker này lên một mẫu giấy 10cm đã được chuẩn bị sẵn.
Sau đó, bạn hãy giải thích về công dụng của chiếc thước này sẽ giúp trẻ so sánh chiều dài của các vật thể với đàn kiến trên thước. Để trẻ tự viết các số đếm lên thước để dễ dàng nhận biết số lượng kiến tương ứng với chiều dài vật dụng mỗi lần đo mà không cần phải đếm lại. Tùy theo sở thích, trẻ sẽ tự do quyết định vị trí của con số trên thước kẻ giả, ví dụ như ở trên hay ở dưới hình in.
Sau khi trẻ đã viết xong các con số lên thước, bạn nên chú ý về vị trí trẻ đặt số vì điều này sẽ quyết định không nhỏ tới cách xem thước thông thường của trẻ. Nếu trẻ tham gia theo nhóm ở hoạt động toán tư duy lớp 2 này, tập hợp trẻ lại thành một vòng tròn và bắt cặp với người ngồi bên cạnh. Trong đó, mỗi trẻ đều có sẵn thước kẻ giả đã điền số của mình.
Đặt chiếc thước vừa chuẩn bị xong và 1 dải giấy màu vàng đã chuẩn bị sẵn vào giữa khu vực trẻ ngồi thành vòng tròn. Cho trẻ so sánh chiều dài của thước kẻ giả và dải giấy màu vàng. Dĩ nhiên, dải giấy dài hơn, và nhiệm vụ của trẻ là làm thế nào để đo chiều dài của dải giấy chỉ bằng 1 chiếc thước kẻ. Một số trẻ sẽ nghĩ phải cần một chiếc thước kẻ dài hơn để đo dải giấy, trong khi đó, số khác sẽ nhận ra ngay đáp áp rằng chỉ cần di chuyển thước kẻ nhiều lần từ đầu cho đến cuối dải giấy.
Thử thách
Phát cho mỗi cặp trẻ một dải giấy màu vàng để trẻ thực hành đo. Yêu cầu trẻ tuân thủ qui tắc của hoạt động là chỉ sử dụng duy nhất một chiếc thước kẻ để đo. Đồng thời, phát cho trẻ bút chì trong trường hợp trẻ cần đánh dấu ở mỗi đoạn đo. Ví dụ, trẻ đo lần thứ 1 hết 10cm mà chưa hết dải giấy, đánh dấu lại để đặt đầu thước kẻ nối tiếp cho lần đo thứ 2.
Trẻ Mẫu giấy này dài quá rồi
Dường như chúng ta phải cần tới 3 chiếc thước mới có thể đo được.Đúng rồi, tụi mình cùng ghép tất cả những chiếc thước này lại và đo xem nào.
Nhưng cô bảo tụi mình chỉ được dùng 1 chiếc thước để mà đo thôi.
Chúng ta sẽ phải cần một chiếc thước dài hơn nữa để đo mảnh giấy này.Hoặc là … chúng mình di chuyển chiếc thước thế này, để đo 3 lần cho đến khi hết mảnh giấy?
Sau khi trẻ đã hoàn thành việc đo dải giấy, hãy để trẻ chia sẻ kết quả với nhau và cùng thảo luận các câu hỏi sau:
- Liệu kết quả đo từ các cặp có giống nhau hay không? Nếu không thì lý do nằm ở đâu?
- Dải giấy màu vàng dài bao nhiêu bao nhiêu chú kiến nhỉ? Có phải là từ 25 đến 26 hay không?
- Trẻ cần làm gì để đo chính xác một vật dài hơn thước kẻ mà trẻ có? Làm thế nào để trẻ theo dõi số lần trẻ di chuyển thước kẻ từ đầu cho đến hết dải giấy?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu chiều dài của vật cần đo không tròn với số trên thước kẻ.
Hoàn thành
Khi trẻ đã biết cách sử dụng thước đo để đo chiều dài của vật thể bằng đơn vị “con kiến”, phụ huynh có thể dễ dàng giới thiệu với trẻ đơn vị tương ứng của mỗi con kiến đã được đo trước đó: 1cm. Cùng lúc hãy cho trẻ xem chiếc thước đo bằng cm và để trẻ kiểm chứng lại với thước của mình. Khi trẻ đã hiểu, bạn cũng có thể giải đáp câu hỏi cuối “khi vật không tròn với đơn vị ‘con kiến’ trên thước”: 1cm trên thước cũng được chia nhỏ thành 10 đơn vị; thế là chúng ta sẽ có được con số chính xác hơn với thước đo cm rồi!
Cuối cùng, bạn hãy đưa cho từng trẻ phiếu bài tập. Trẻ có thể tiếp tục làm việc theo cặp để đo theo yêu cầu của bài tập nhưng cần điền kết quả riêng vào phiếu cá nhân. Trong phiếu bao gồm 4 bài tập.
Ở bài tập thứ 1, trẻ sử dụng thước kẻ của mình để đo các vật có trong bảng. Lần lượt ở vị trí từng đồ vật, trẻ sẽ điền số cm của vật đó theo như trẻ ước tính và số cm trên thực tế đo được ở thước kẻ. 3 bài tập còn lại cũng có yêu cầu tương tự như vậy nhưng danh sách đồ vật đã được thay đổi, đồng thời bao gồm một ô để trẻ được lựa chọn vật có trong lớp học hoặc ở nhà mà trẻ muốn đo.
Đặc biệt, phụ huynh có thể tận dụng hoạt động toán tư duy lớp 2 này để giới thiệu thêm cho trẻ về đơn vị đo lường là inch. Inch dễ dàng được đổi sang cm, 1 inch = 2,54 cm. Nếu trẻ nắm bắt được nội dung về inch, thử cho trẻ so sánh giữa 6 cm và 3 inch.
Trên đây là hoạt động toán tư duy lớp 2 cho trẻ để học về đại lượng, cụ thể là đơn vị đo chiều dài hệ mét. Hy vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích cho bạn khi cần tìm kiếm các hoạt động giúp trẻ lớp 2 học toán tư duy hiệu quả.