Chắc hẳn các bé thường xuyên được nghe tới “nhiệt độ” ngày và đêm trong các bản tin dự báo thời tiết. Vậy nhiệt độ là gì? Tại sao có sự thay đổi nhiệt độ và làm thế nào để đo nhiệt độ ngoài trời? chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cách dự đoán và đo nhiệt độ ngoài trời trong hoạt động toán tư duy lớp 2 sau nhé.
Tải về bài tập: Measure Temperature
Tổng quát
Trong hoạt động phát triển toán tư duy lớp 2, học sinh sẽ thực hiện đọc nhiệt độ trên phích nước ngoài trời vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều. Sau đó ghi lại kết quả vào bảng tổng kết và so sánh các kết quả đo được ở các thời điểm khác nhau trong ngày.
Kỹ năng & khái niệm
- Học sinh biết cách sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ và so sánh nhiệt độ thay đổi trong ngày.
Chuẩn bị
- Bảng Ghi Thời gian & Nhiệt độ (trang D6.7)
- Một nhiệt kế đo nhiệt độ ngoài trời
- Bút màu đỏ hoặc bút chì màu
Hướng dẫn thực hiện đo nhiệt độ và so sánh nhiệt độ trong ngày
- Để bắt đầu buổi học, bạn có thể mời một vài học sinh nhắc lại khái niệm nhiệt độ là gì trong các bài học trước. Hoặc bạn có thể bắt đầu buổi học với trò chơi “Thử thách đôi tay”.
Để thực hiện trò chơi này, bạn cần chuẩn bị 3-5 cốc nước có nhiệt độ khác nhau. Mời một vài học sinh tham gia thử thách và chia sẻ cảm nhận về nhiệt độ với cả lớp. Tiếp theo, bạn cần dẫn dẵn học sinh quay trở lại bài học “Đo nhiệt độ ngoài trời”.
Bạn có thể đặt câu hỏi mở như “Các con có cảm nhận về nhiệt độ ngoài trời bây giờ như thế nào? Tại sao con có dự đoán như thế”.
Yêu cầu học sinh chia sẻ những phỏng đoán theo cặp và sau đó mời một vài nhóm chia sẻ suy nghĩ của nhóm mình với cả lớp.Học sinh Hiện giờ ngoài kia rất lạnh!
Con cảm thấy rất lạnh khi thức dậy buổi sáng.
Buổi sáng mẹ đưa con đi học trời rất lạnh, con phải mặc rất nhiều áo ấm và đeo găng tay.
Cô biên tập viên thời tiết trên TV nói rằng tuần này ở Hà Nội lạnh hơn bình thường.
Con nghĩ nó khoảng 9 hoặc 10 độ.
Không đúng, nếu là 9 hoặc 0 độ thì chúng ta sẽ được nghỉ học. Theo con nhiệt độ lớn hơn 10 độ
- Sau đó giải thích rằng lớp học sẽ thực hiện 3 thí nghiệm đo nhiệt độ ngoài trời hôm nay. Một bài ngay bây giờ, một bài vào buổi trưa và một bài vào buổi chiều. Đồng thời đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận: “Theo các con nhiệt độ có thay đổi trong 3 lần đo hay không?” Tại sao có hoặc tại sao không?
- Nếu nhiệt độ ngoài trời không quá lạnh hoặc quá nóng, hãy cho học sinh ra bên ngoài để cùng thực hiện thí nghiệm. Đây sẽ là buổi học ngoại khó thú vị cho các con. Nếu thời tiết bất lợi, bạn có thể mang nhiệt kế ra bên ngoài trời và mang trở lại vào lớp. Mời một học sinh đọc kết quả trên nhiệt kế cho cả lớp cùng theo dõi.
- Sau khi cả lớp đồng ý về nhiệt độ bên ngoài, hãy phát cho mỗi học sinh một bảng theo dõi nhiệt độ. Yêu cầu mỗi học sinh ghi lại ngày tháng, thời gian thực hiện bài đọc. Sau đó tô màu trong nhiệt kế đầu tiên cho phù hợp với nhiệt độ lần đo đầu tiên vào buổi sáng. Khuyến khích học sinh đánh dấu mức nhiệt độ trên nhiệt kế bằng bút chì và kiểm tra với nhóm của mình trước khi bắt đầu tô màu.
- Lặp lại các bước 3 và 4 vào khoảng giữa trưa và buổi chiều trong ngày học. Yêu cầu học sinh sử dụng cùng một trang ghi kết quả thí nghiệm để so sánh nhiệt độ giữa 3 lần đo khác nhau.
- Yêu cầu học sinh thảo luận về kết quả thí nghiệm đo nhiệt độ ngoài trời vào các thời điểm khác nhau.
Một số câu hỏi thảo luận cho học sinh:
- Nhiệt độ có thay đổi trong ngày không? Nếu vậy, sự khác biệt giữa 3 thí nghiệm như thế nào?
- Vào thời gian nào trong ngày trời lạnh nhất? Ấm áp nhất?
- Điều gì có thể giải thích cho sự thay đổi nhiệt độ này?
- Thời gian nào trong ngày hoặc đêm sẽ lạnh nhất? Ấm nhất? Tại sao?
Mở rộng
Bạn có thể có một vài học sinh quan tâm đến việc theo dõi sự thay đổi hàng ngày của nhiệt độ trong khoảng thời gian một tuần hoặc lâu hơn. Hãy khuyến khích học sinh thực hiện các thí nghiệm này tại nhà và ghi lại kết quả của mỗi ngày. Sau đó khuyến khích các con chia sẻ những khám phá của mình về sự thay đổi nhiệt độ giữa các ngày, tuần, tháng và xa hơn là các mùa trong năm. Hoạt động này sẽ khuyến khích phát triển khả năng tự học, tự nghiêm cứu và trí sáng tạo của học sinh.
Hi vọng rằng chia sẻ trên có thể giúp quý phụ huynh và thày cô bỏ túi thêm một vài hoạt động, thí nghiệm thú vị trong quá trình giảng dạy toán tư duy lớp 2. Nếu cần tư vấn về các khóa học Toán tư duy cho trẻ em, vui lòng liên hệ Sylvan Learning Việt Nam để biết thêm thông tin chi tiết.