Ngày của số Pi và những điều thú vị mà có thể bé chưa biết

Nội dung

Mỗi năm vào ngày 14/3, cộng đồng toán học trên toàn thế giới lại đồng loạt kỷ niệm Ngày của Số Pi. Đây là một ngày để tôn vinh sự vĩ đại của toán học và đặc biệt là sự quan trọng của Số Pi đối với các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Hãy cùng Sylvan Learning tìm hiểu về ngày của hằng số thú vị này nhé!

Giới thiệu về số Pi và lịch sử ngày của số Pi

Số Pi là một hằng số toán học vô tỉ, được ký hiệu bằng chữ cái Hy Lạp π. Nó được tính bằng tỷ lệ giữa chu vi của một vòng tròn và đường kính của nó. Số Pi có giá trị xấp xỉ bằng 3,14 và được sử dụng rộng rãi trong toán học, vật lý, kỹ thuật và các lĩnh vực khoa học khác.

Ngày của Số Pi được lựa chọn là ngày 14/3 để kỷ niệm bởi con số này khi được viết theo kiểu Mỹ là 3/14 mà số Pi lại có giá trị xấp xỉ là 3,14. Ngày lễ được tổ chức lần đầu vào năm 1988 ở bảo tàng khoa học Exploratorium, thành phố San Francisco, bang California, Mỹ. Từ đó, ngày số Pi được coi như một ngày lễ kỉ niệm thường niên đáng nhớ để khuyến khích niềm đam mê toán học của mọi người.

Ngày của số Pi

International Pi day (14/03)

Ngày này đã trở thành một ngày lễ toán học trên toàn thế giới từ khi được chính thức công nhận vào năm 2009 bởi Hiệp hội Giáo dục Toán học của Mỹ. Đặc biệt hơn, Ngày của Số Pi cũng là dịp để tôn vinh các nhà toán học nổi tiếng trong lịch sử như Archimedes, Euclid, Isaac Newton hay Albert Einstein, những người đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của toán học và các lĩnh vực khoa học khác.

Ứng dụng của số Pi trong đời sống

Ngoài Toán học, số Pi còn được các ngành khoa học khác ứng dụng như đo vận tốc chuyển động tròn của những thứ như bánh xe tải, trục động cơ, bánh răng. Người ta cũng dùng nó để kiểm tra tốc độ, độ chính xác của máy tính, phát hiện các lỗi phần mềm hoặc phần cứng.

Ngoài ra, số Pi còn có liên quan và ứng dụng trong một số lĩnh vực đời sống như:

Số Pi và sự liên quan với ẩm thực

Bằng một cách nào đó thì số Pi và chiếc bánh Pie mà bé thường ăn lại có mối liên kế vô cùng thú vị. Bởi theo tiếng Anh thì “Pi” đọc gần giống với “Pie” (bánh). Và nếu bé viết số 314 và đưa ra soi gương thì hình ảnh phản chiếu của số gần giống với chiếc bánh nướng. Vì thế vào năm 1988, nhà vật lý học Larry Shaw cùng với các nhân viên đã dịp kỉ niệm ngày số của Pi đầu tiên bằng những chiếc bánh pie tại Bảo tàng khoa học San Francisco Exploratorium. Nhiều năm sau theo thông lệ thì mọi người cũng sẽ tổ chức chúc mừng và kỷ niệm ngày số Pi bằng những chiếc bánh nướng.

2

Mối liên hệ thú vị giữa số Pi và bánh Pie

Ứng dụng trong Thiên văn học

Các nhà thiên văn học đã sử dụng số Pi từ sớm để nghiên cứu Trái Đất, chuyển động và quỹ đạo của nó. Thậm chí, số Pi còn là yếu tố quan trọng giúp con người khám phá các hành tinh mới và bầu khí quyển của chúng bên ngoài hệ Mặt Trời. Nhờ đó, người ta tính được mật độ của một hành tinh để hiểu về bản chất của nó.

Ngoài ra, NASA còn sử dụng Pi để tính toán quỹ đạo tàu vũ trụ, đo đạc miệng núi lửa, tìm hiểu về thành phần các tiểu hành tinh. Gần đây, số Pi được ứng dụng để tính toán lượng hydro trong đại dương bên dưới bề mặt của Europa, vệ tinh của Sao Mộc.

Ứng dụng trong địa lý tự nhiên

Trong tự nhiên, người ta thường dùng số Pi để đo những thứ như sóng ánh sáng, sóng âm, sóng biển, khuỷu sông (phần khúc khuỷu của con sông). Một con sông trung bình sẽ có độ uốn khúc khoảng chừng 3,14.

Truyền cảm hứng sáng tác thơ văn

Số pi đã truyền cảm hứng cho một dạng kĩ xảo đặc biệt của tác phẩm Những cuộc phiêu lưu của Alex vào Miền đất số (Alex’s Adventures in Numberland) của nhà báo Alex Bellos. Đây là cuốn sách viết về những bài thơ hay mà trong đó số kí tự của những từ liên tiếp được xác định bằng pi.

Các hoạt động thú vị kỷ niệm này của số Pi

Trong ngày của Số Pi, các hoạt động vui nhộn và giáo dục liên quan đến toán học và Số Pi được tổ chức trên khắp thế giới. Những hoạt động này bao gồm trình diễn và giải đố liên quan đến Số Pi, các cuộc thi nhớ Số Pi, các cuộc thi thiết kế bánh Số Pi và nhiều hoạt động khác. Ngoài ra, nhiều trường học cũng sử dụng ngày này để giới thiệu và tăng cường kiến thức về toán học đối với học sinh.

Ngày của Số Pi cũng là một dịp để nhắc nhở mọi người về sự quan trọng của toán học đối với sự phát triển của xã hội và con người. Toán học không chỉ là một công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề kỹ thuật mà còn là nền tảng của nhiều lĩnh vực khoa học khác như vật lý, hóa học, sinh học và kinh tế. Do đó, ngày của Số Pi là một cơ hội để khuyến khích mọi người học và yêu thích toán học hơn và hiểu được tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống.

Thú vị hơn cả, những chiếc bánh pie thơm ngon và xinh đẹp sẽ được người Mỹ rộn ràng chuẩn bị vào ngày 14/3 hàng năm. Theo sau đó là hàng loạt các hoạt động lý thú khác xoay quanh số y quanh số Pi và bánh pie như: Lễ hội ném bánh pie, những cuộc họp mặt của câu lạc bộ Toán ở trường trung học và đại học, cuộc thi bánh nướng cấp khu vực và toàn quốc…

3

Người Mỹ làm bánh Pie để kỷ niệm ngày của số Pi

14/3 là một ngày đẹp để tôn vinh sự vĩ đại của Toán học và đặc biệt là sự quan trọng của Số Pi đối với các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Đây cũng là dịp để khuyến khích mọi người yêu thích và học tập toán học hơn, hiểu được tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống và tôn vinh các nhà toán học nổi tiếng trong lịch sử.

Mong rằng những chia sẻ trên của Sylvan Learning đã giúp các bé có thêm những kiến thức thú vị về Ngày của số Pi đồng thời có thêm niềm yêu thích với môn Toán học để học tốt môn này nhé!

Đăng ký tham gia trải nghiệm lớp Toán tư duy cho bé tại: https://bit.ly/hocthuloptoantuduy

Xem thêm bài viết liên quan:

HẤP THU KIẾN THỨC, CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP

với phương pháp CLIL (Tích hợp nội dung – ngôn ngữ) lồng ghép nội dung học đa dạng về văn hóa, xã hội, khoa học và Project-based Learning (Học theo dự án) thúc đẩy sự sáng tạo, chủ động trong các hoạt động học tập

XÂY DỰNG KỸ NĂNG NGÔN NGỮ

để phối hợp Nghe – Nói – Đọc – Viết hiệu quả, hình thành sở thích đọc sách, phát triển tinh thần thích khám phá, chủ động tìm kiếm thông tin

CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NHI

với các bài tập làm quen đề thi Cambridge STARTERS – MOVER – FLYERS, vừa giúp đạt kết quả thi mong muốn, vừa cải thiện hiệu quả học chính khóa

HOÀN THIỆN KIẾN THỨC

qua phương pháp English 21+ và Project-based
Learning (Học theo dự án) chú trọng hoàn
thiện kiến thức tiếng Anh học thuật (vốn từ, cấu trúc ngữ pháp,
ngữ điệu…) và kết hợp thực hành,
tương tác theo tình huống
giao tiếp thực tế

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG 4Cs TOÀN DIỆN

là bộ kỹ năng quan trọng để phát triển trong thế kỷ 21
(gồm Tư duy phản biện – Sáng tạo – Hợp tác – Giao Tiếp),
tạo nền tảng tốt cho định hướng học tập và lựa chọn
nghề nghiệp tương lai

CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NIÊN

với các bài tập làm quen đề thi Cambridge KET – PET
– FCE giúp tăng sự tự tin và sự chuẩn bị kỹ càng cho
các kỳ thi tiếng Anh quan trọng (IELTS, TOEIC, SAT…)

Vui lòng nhập lại thông tin, chúng tôi sẽ gọi lại bạn