Khác với việc học ngôn ngữ đơn thuần, khoa học là bộ môn cần nhiều các hoạt động thực tế để các con biết cách thực hành. Làm thế nào để tổ chức những trò chơi nhỏ đơn giản mà vẫn mang tính giáo dục cao? Cùng chúng tôi điểm qua 8 hoạt động dạy tiếng Anh cho trẻ em lớp 1 môn Science – Khoa học, giúp các em vừa học vừa chơi hiệu quả nhé.
Đoán tuổi với trò chơi Age Calculator
Tải về hoạt động: Age calculator
Một hoạt động dạy tiếng Anh cho trẻ em lớp 1 môn Science – Khoa học thú vị.
Hãy cùng Age Calculator xóa tan định kiến “khoa học nhạt nhẽo” với những hoạt động vô cùng lắt léo. Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một chiếc máy tính cầm tay với các tính năng cơ bản là đủ (cộng, trừ, nhân, chia). Tiếp đến, chúng ta sẽ dạy bé cách tạo ra trò ảo thuật vui nhộn chỉ bằng chiếc máy tính bé bằng bàn tay nhé.
Bắt đầu game Age Calculator, hãy nhờ bé hỏi tuổi của một người thân trong gia đình và nhập số đó vào máy tính. Bước hai, bé cần nhân đôi con số đó lên và cộng với 1. Sau đó, lấy tổng lần lượt nhân với 5 và với 10. Khi có được con số cuối cùng, em có thể đưa cho người đó xem kết quả. “điều kỳ diệu” sẽ hiện ra khi em che đi hai chữ số cuối cùng của dãy kết quả. Toàn bộ các chữ số còn lại sẽ là tuổi của nhân vật ban đầu!
Hãy nhớ đọc cho các con các công thức cộng trừ nhân chia bằng tiếng Anh, như một cách dạy thêm và luyện tập từ vựng bạn nhé.
Cùng vẽ bầu trời đêm với Night sky on paper
.
Tải về hoạt động: Night sky on paper
Vì đây là một hoạt động hội họa mang tính khoa học, bạn cần chuẩn bị một vài dụng cụ vẽ như: bút màu các loại, bút huỳnh quang, tờ báo, màu nước đen hoặc các màu đậm, cọ vẽ bản lớn. Để vẽ được một bức tranh cảnh đêm, các bé cần được xem một vài tranh ảnh mẫu. Hãy chỉ ra đặc điểm của Night sky thông qua các sự vật, hiện tượng, màu sắc cơ bản như: stars (ngôi sao), moon (trăng), clouds (mây), celestial objects (thiên thể),…
Khi các họa sĩ nhí của chúng ta bắt tay vào vẽ, cha mẹ hãy khuyến khích các em chủ yếu sử dụng các bút màu sáng. Khi các chi tiết đã dần hoàn thiện, đã đến lúc sử dụng công cụ thần kỳ của chúng ta, chính là tờ báo! Bạn cần đặt tờ báo xuống mặt bức tranh, sau đó dùng mực nước màu đen hoặc bất cứ màu sẫm nào tô đè lên. Bé sẽ thốt lên đầy kinh ngạc với chính tác phẩm của mình, một bức tranh Night Sky hoàn chỉnh y như cảnh thật!
Trổ tài mỹ thuật cùng Spring Mosaic
Tải về hoạt động: Spring Mosaic
Trước khi bắt tay vào sáng tác nghệ thuật, các mỹ thuật gia nhí của chúng ta cần tập hợp một vài vật nhỏ. Các đồ vật này đều rất dễ kiếm, bạn có thể giới thiệu tên của chúng trong tiếng Anh khi các con đi tìm vật liệu, ví dụ: plants (cây, thực vật), leaves (lá), flowers (hoa), seeds (hạt giống),…Ngoài ra, cha mẹ chỉ cần cung cấp cho các con keo dính không độc hại, hộp ngũ cốc nhỏ, kéo và bút chì.
Trước tiên, cha mẹ hãy đổ ngũ cốc ra sàn và trải đều giúp con nhé. Tiếp đến sẽ là thời gian các bé thỏa sức sáng tạo trên giấy, các hình vẽ này sẽ được cắt riêng ra. Bước tiếp theo, bé sẽ trộn keo với nước và dùng cọ quét đều lên các hình đã cắt. Trước khi keo khô, bé hãy nhanh tay rắc ngũ cốc, lá cây, hạt giống lên sao cho đặc sắc nhất.
Cuối cùng, bé có thể lắp ghép các hình với nhau và cùng cha mẹ thảo luận tên của các manh ghép đặc sắc đó.
Nghịch ngợm với Silly Putty
Tải về hoạt động: Silly Putty
Chỉ với các vật dụng đơn giản, bạn sẽ có ngay một bộ game có đầy đủ yếu tố thu hút các em: hoạt động nhiều, chi tiết thú vị, được “vầy” thỏa thích. Hãy chuẩn bị hồ dán, tinh bột dạng lỏng, 1 – 2 thìa bột hàn the pha nước, thìa khuấy, thùng chứa kín khí.
Bước thứ nhất, hướng dẫn bé trộn keo/hồ với tinh bột sao cho thật đều và nhuyễn. Sau đó, đổ từ từ bột hàn the vào và liên tục khuấy đều. Hỗn hợp sẽ trở nên đặc và dính dính khi được bỏ thêm hàn the, bởi vậy bé có thể dùng tay để bóp đều thay cho thìa trộn. Sau cùng, khi chắc chắn các nguyên liệu đã được trộn đều thành công, bé chỉ cần đổ hỗn hợp vào hộp kín khí. Cất trong tủ lạnh khoảng 1 – 2 tuần là chúng ta đã sở hữu một quả bóng slime “handmade” vừa dẻo vừa đẹp rồi!
Bộ trò chơi Ballon matters
Tải về hoạt động: Balloon matters
Trước hết, bạn cần một vài đồ dùng như: 3 quả bóng bay (Balloons), chai nhựa (Plastic bottle), giấm (Vinegar), bột nở (Baking soda), phễu (Funnel). Các nguyên vật liệu tưởng chừng chẳng hề liên quan đến nhau sẽ tạo ra trò chơi thú vị như thế nào, bạn hãy đọc qua quy trình dưới đây ngay nhé:
- Đổ đầy nước vào 2 quả bóng bay và cất vào tủ đá
- Rót một chút giấm vào chai nhựa
- Dùng phễu đổ bột nở vào quả bóng còn lại, căng miệng bóng lên miệng chai nhựa chứa giấm
- Phản ứng giữa giấm và bột nở sẽ tạo ra carbon dioxide, khí gas nên quả bóng sẽ bỗng dưng phình ra
- Nhấc quả bóng ra khỏi miệng chai và thắt nút
- Ba mẹ có thể hỏi con về thuộc tính (trạng thái) của 3 quả bóng: trông như thế nào? Sờ vào cảm thấy ra sao?
- Ghi chú lại các phát hiện của bé vào giấy nhớ
- Bạn cũng có thể để con xem 2 quả bóng trong tủ lạnh để thấy quá trình bay hơi và tan đá
Bài học giác quan với I sense a Coconut
Tải về hoạt động: I sense a coconut
Để tiếp cận trò chơi, bạn cần ít nhất một quả dừa nguyên vẹn và một nửa quả đã được bổ đôi, một chiếc bút đánh dấu, giấy nhớ. Tổ chức và hướng dẫn I sense a Coconut cực đơn giản theo chúng tôi nhé:
- Cho các con cơ hội tìm hiểu từ trong ra ngoài của trái dừa bằng mọi giác quan
- Yêu cầu các con đưa ra các từ miêu tả: trông nó thế nào, cảm giác ra sao, vị thế nào, nghe được không, có mùi gì?
- Chia mẩu giấy thành 5 cột tương ứng với 5 giác quan
- Ở mỗi cột, bé hãy ghi lại cảm nhận của mình một cách đơn giản, hãy giúp con nếu bé không biết miêu tả bằng tiếng Anh nhé.
Đóng vai biên kịch với Science channel
Tải về hoạt động: Science channel
So với các trò chơi khác, Science channel cần chuẩn bị khá kì công. Trước tiên bạn cần một chiếc TV bằng hộp xốp hoặc bìa, có khe rỗng 2 bên màn hình. Các em sẽ “tự phát sóng” chương trình khoa học bằng cách luồn cuộn giấy qua khe hở và kéo để “chuyển cảnh”. Nếu các bé có nhiều bạn hoặc anh chị, bạn có thể chia nhóm để các em tiếp cận được nhiều từ hơn.
Trên cuộn giấy “kịch bản”, các em có hàng loạt chủ đề cơ bản để chuẩn bị. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp một vài chủ đề phổ biến kèm theo từ vựng phù hợp với các con.
- Động vật (animal): động vật có vú (mammals), bò sát (reptiles), côn trùng (insects), lưỡng cư (amphibians), động vật dưới nước/trên cạn/trên không (Animals that swim, walk, fly), động vật ăn thịt (carnivores), động vật ăn cỏ (herbivores).
- Đồ ăn (food): pizza, thịt (meats), hoa quả (vegetables),…
- Mùa (season): xuân (spring), hạ (summer), thu (fall), đông (winter)
Lạc lối không gian với Lost in space
Tải về hoạt động: Lost in space
Khác với các bộ game cần chuẩn bị đủ thứ vật liệu và còn cần cả không gian rộng, Lost in space chỉ là một trò chơi nhỏ bổ ích. Chỉ cần 2 – 3 phút, bạn đã có bảng chơi Lost in space được thiết kế tỉ mỉ bằng cách down template và in ra giấy. Trò chơi bố trí như một ngân hà thu nhỏ với các hành tinh được vẽ giống với thực tế. Tên của các hành tinh này sẽ được in ở góc đối diện và nối với chúng bằng những đường gạch.
Mỗi lần các em nối hình ảnh minh họa và từ vựng là một lần học và ghi nhớ. Bạn có thể in màu hoặc tự tô màu để bảng chơi đặc sắc hơn nhé.
Trên đây là 8 hoạt động tiếng Anh dành cho trẻ em môn Science – Khoa học đầy tính sáng tạo và thú vị dành cho các em học sinh lớp 1. Bên cạnh đó, các trò chơi bổ ích này còn cung cấp cho các em một lượng kiến thức từ vựng vô cùng phong phú. Mong rằng bài viết này giúp các em khám phá được nhiều hoạt động hay, đừng quên tiếp tục theo dõi để cập nhật nhiều bộ game khác nữa bạn nhé.