Chương trình giáo dục STEM được thiết kế để phù hợp với nhiều đối tượng người học, trong đó trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Chương trình giáo dục STEM mầm non giúp trẻ sớm phát triển những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng tư duy một cách tự nhiên.
Việc sử dụng ngôn ngữ STEM và các dạng câu hỏi trong chương trình giáo dục STEM mầm non giúp tăng hiệu quả và kéo gần khoảng cách của trẻ với phương pháp giáo dục này. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về ngôn ngữ, câu hỏi thường gặp và hoạt động lớp học trong chương trình giáo dục STEM mầm non.
Ngôn ngữ thường gặp trong chương trình giáo dục STEM mầm non
Trong chương trình giáo dục STEM cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, việc sử dụng ngôn ngữ hay những thuật ngữ STEM để thiết kế bài giảng và tổ chức các hoạt động sẽ giúp cho trẻ nhanh chóng tiếp thu và làm quen với mô hình học này.
Một số ngôn ngữ thường gặp với chương trình giáo dục STEM mầm non tiêu biểu như: observe (quan sát), examine (kiểm tra), investigate (điều tra/ tìm hiểu), probe (thăm dò), imagine (tưởng tượng), wonder (thắc mắc), describe (mô tả), identify (xác định), compare (so sánh), count (đếm), extend (mở rộng), ask questions (đặt câu hỏi), hypothesize (giả thuyết), experiment (thử nghiệm), speculate (suy đoán), predict (dự đoán), make deductions (suy luận), và make inferences (suy ngẫm).
Đặc biệt, trong quá trình thảo luận giữa giáo viên và học sinh về kết quả thực hành, giáo viên có thể hướng dẫn, giúp học sinh dùng những từ ngữ làm sáng tỏ vấn đề nhanh hơn. Điển hình là:
- Từ ngữ phù hợp cho việc miêu tả cảm giác, trải nghiệm: bumpy (gập ghềnh), smooth (mịn), rough (thô), slimy (nhầy nhụa), slippery (trơn), hot (nóng), cold (lạnh), freezing (đóng băng), loud (ồn ào), quiet (yên tĩnh), harsh (khắc nghiệt), spicy (cay), sweet (ngọt),…
- Từ ngữ dùng để mô tả kích thước, tỷ lệ, màu sắc, tốc độ, hình dạng,… bổ trợ cho quá trình trẻ so sánh sự vật sự việc.
- Những từ ngữ so sánh bao gồm: larger (lớn hơn), smaller (nhỏ hơn), greater (vĩ đại hơn), fewer (ít hơn), higher (cao hơn), lower (thấp hơn), hoặc equal (ngang bằng) thúc đẩy tư duy toán học của trẻ.
Xem thêm:
- 12 bước thiết kế giáo án STEM hiệu quả: Có thể bạn chưa biết
- 7 bước thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường
Lợi ích của chương trình giáo dục STEM mầm non
Chương trình giáo dục STEM mầm non không chỉ được áp dụng tại trường học, trẻ mầm non có thể học STEM ngay tại nhà thông qua các hoạt động STEM bổ ích.
Mô hình học STEM giúp trẻ học cách tự giải quyết vấn đề. Đồng thời, trẻ có nhiều cơ hội để thực hành và tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn thông qua phương pháp liên môn và học ứng dụng thực tế. Giáo dục STEM phù hợp cho mọi trẻ và đặc biệt là những trẻ thích cách học thông qua thực hành thay vì những kiến thức và lí thuyết nhàm chán trong sách giáo khoa.
Để trẻ tiếp cận với chương trình giáo dục STEM mầm non sớm giúp khơi gợi và phát triển niềm yêu thích của trẻ với khoa học và khám phá.
Các loại câu hỏi tương tác trong giáo án STEM mầm non
Câu hỏi thu hút sự chú ý
Đây là những câu hỏi về sự quan sát: “Have you seen . . .” (Em đã thấy … chưa) and “Did you notice . . .” (Em có để ý thấy … không) mà trẻ thường sử dụng để thu hút sự chú ý của giáo viên. Tiếp đó trẻ sẽ bày tỏ thắc mắc về sự vật sự việc thông qua những câu hỏi nối tiếp nhau từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ:
Have you seen…? (Em đã thấy … chưa)?-> Look here (Nhìn ở đây)-> What is it/What happen when…(Cái này là gì/ Chuyện gì xảy ra khi…)
Câu hỏi đo đếm
Câu hỏi đo đếm mà trẻ sử dụng trong quá trình tương tác khi học STEM thường bày tỏ thắc mắc của trẻ về khối lượng, độ dài, tần suất:
– How many? (Bao nhiêu)
– How long? (Bao lâu)
– How often? (Bao lâu một lần)
Câu hỏi so sánh
“Is it longer, stronger, heavier, more?” (Nó dài hơn, khỏe hơn, nặng hơn, hay nhẹ hơn…?) là những câu hỏi so sánh thường đến sau những câu hỏi đo đếm được trẻ sử dụng trong tiết học. Những khía cạnh của sự vật sự việc mà trẻ đem ra so sánh có thể đa dạng và khác nhau như hình dạng, màu sắc kích thước, kết cầu và dấu hiệu. Câu hỏi so sánh giúp trẻ nhỏ dễ dàng phân loại vật và gắn thuộc tính cho chúng.
Câu hỏi hành động
Đây là những câu hỏi ở dạng “What happen if …?” (Điều gì xảy ra nếu…) và thường đi kèm với một thử nghiệm để tìm ra câu trả lời lập tức cho câu hỏi này. Ví dụ:
Một câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu em thêm những đồng xu vào một chiếc thuyền lá thiếc?” “Liệu nó sẽ nổi hay chìm”
Cách thú vị để giải quyết câu hỏi này là cho trẻ dự đoán kết quả của câu hỏi và sau đó thực hành trực tiếp để tìm ra đáp án. Sử dụng những câu hỏi hành động trong quá trình học STEM giúp cải thiện kỹ năng dự đoán thực tế cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề.
Câu hỏi giải quyết vấn đề
Sau khi thực hành những câu hỏi kể trên, trẻ sẽ tiến tới làm quen với một dạng câu hỏi mới phức tạp hơn, ít sự phụ thuộc hơn, đó là câu hỏi giải quyết vấn đề: “Can you find a way to …” (bạn có thể tìm ra một cách để …).
Loại câu hỏi này đặt ra một tình huống thực tế kích thích suy nghĩ của trẻ về cách giải quyết vấn đề, dù đúng hay sai theo suy nghĩ của trẻ. Đồng thời, câu hỏi giải quyết vấn đề phù hợp áp dụng trong giai đoạn của bài giảng khi mà trẻ có sự tiến bộ trong việc nắm bắt những kiến thức khoa học và có sự tò mò tìm hiểu nâng cao.
Thiết kế lớp học STEM mầm non
Trước tiên, không gian lớp học STEM mầm non cần được thiết kế để làm nguồn cảm hứng cho hoạt động khám phá của trẻ em. Và điều quan trọng là phải sắp xếp và xây dựng lớp học sao cho nổi bật được các khái niệm STEM.
Khác với những lớp học mầm non theo mô hình giáo dục thông thường, lớp học STEM sẽ có đẩy đủ các công cụ cần thiết cũng như giáo cụ học tập bổ trợ cho quá trình học tập và nghiên cứu của cả giáo viên và học sinh. Ví dụ như khi trẻ cần một không gian lớn để thực hiện các hoạt động khoa học, kỹ thuật.
Mô hình học STEM khuyến khích lớp học sử dụng những vật liệu tự nhiên và có sẵn trong thực tế thay vì dụng cụ mô phỏng hoặc đồ chơi. Điều này sẽ tăng hiệu quả cho việc giáo dục đồng thời tăng hứng thú của trẻ với việc học tập.
Các yếu tố cần thiết cho lớp học STEM ngoài trời và trong nhà:
- Môi trường chất lượng cao, cung cấp những dụng cụ cần thiết cho quá trình học tập.
- Môi trường được thiết lập để thúc đẩy và khuyến khích việc tìm hiểu và khám phá của trẻ, với trọng tâm là các lĩnh vực phát triển.
- Môi trường học tập trong nhà và ngoài trời lấy cảm hứng từ thiên nhiên.
- Sử dụng các tài liệu tham khảo như các website học STEM, sách, bản đồ, v.v., để đặt câu hỏi và nghiên cứu giả thuyết
Xem thêm: Thiết kế lớp học STEM hiệu quả: Kinh nghiệm không thể bỏ qua!
Trên đây là nội dung về ngôn ngữ, câu hỏi và hoạt động lớp học trong chương trình giáo dục STEM mầm non. Hy vọng những thông tin này là hữu ích cho bạn khi tìm hiểu về giáo dục STEM cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non.