7 bước thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường

7 bước thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường

Nội dung

Các chủ đề hoạt động STEM học đường dưới đây đã giúp khá nhiều thầy cô có cách truyền tải thông tin đến học sinh tốt hơn. Nhờ mục tiêu rõ ràng, nhiều hình thức đa dạng,…trẻ sẽ thêm hào hứng mỗi khi đến với bài giảng mới. Tin rằng các gợi mở sau sẽ không làm quý thầy cô lãng phú thời gian vô ích! 

Mục tiêu của các hoạt động STEM học đường tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Các hoạt động theo định hướng giáo dục STEM trong trường phổ thông nhằm mục tiêu giúp học sinh có thói quen tư duy logic. Cũng từ đây, trẻ biết kết nối các kiến thức đã học trong giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông để giải quyết vấn đề cụ thể. 

Thông qua  đó, khả năng sáng tạo được củng cố, bồi dưỡng. Đồng thời, phương pháp đào tạo kể trên còn giúp trẻ định hướng tốt hơn về nghề nghiệp của mình sau khi rời ghế nhà trường THPT. Cụ thể bao gồm:

Các hoạt động STEM giúp học sinh phát triển năng lực đặc thù của các môn học

Mục tiêu cốt yếu của các hoạt động STEM là giúp học sinh phát huy năng lực liên quan đến 4 môn học cơ bản bao gồm: Toán họcKhoa họcCông nghệKỹ thuật.

Từ đây, trẻ biết vận dụng các kiến thức được học vào thực tế để giải quyết vấn đề. Thông qua các hoạt động này, học sinh biết tận dụng triệt để công nghệ để hỗ trợ cho các môn học khác.  Từ đây, các em chủ động tìm hiểu, trau dồi kiến thức để hoàn thiện năng lực tốt hơn.

Giúp học sinh sở hữu những năng lực thiết yếu trong thời đại mới

7 bước thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường
Học sinh sở hữu những năng lực cần thiết để hòa nhập tốt hơn trong thế kỷ 21 nhờ các hoạt động STEM 

Lối học vẹt, nhớ suông sẽ dần được thay thế bằng sự chủ động khi giáo dục STEM đến với học đường. Mặt khác, trẻ còn có thể phát triển tốt hơn các năng lực cần thiết trong thế kỷ 21.

Đó là:

  • Kỹ năng phản biện, phê phán.
  • Năng lực kết nối, hợp tác, làm việc nhóm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • Năng lực thích nghi với môi trường mới tốt hơn để thêm tự tin trước mỗi thay đổi.

Hoạt động STEM giúp học sinh nhận ra nghề phù hợp với mình

Chưa dừng lại ở đó, các hoạt động STEM còn giúp trẻ nhận ra đam mê, sở thích của mình nằm ở đâu, lĩnh vực gì. Qua đây, học sinh có định hướng trau dồi kiến thức, học tập chuyên sâu để sớm vượt qua các kỳ thi tiếp theo.

Đồng thời, STEM còn giúp xã hội có được lực lượng lao động tương lai có năng lực, phẩm chất. Đây là những yếu tố nền tảng để xây dựng và phát triển đất nước thêm giàu mạnh, văn minh. 

Các chủ đề hoạt động STEM học đường giúp khơi dậy đam mê ở trẻ

7 bước thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường
Hoạt động STEM còn khơi dậy đam mê nghiên cứu khoa học ở trẻ

Thực tế cho thấy, hoạt động STEM mang lại nhiều ý nghĩa với trẻ ở vấn đề này. Cụ thể phải kể đến như:

  • Giúp trẻ có cơ hội giới thiệu đến thầy cô/bạn bè kết quả học tập vượt trội của mình. Từ đó, học sinh thêm tự tin và có động lực để trau dồi kiến thức chuyên sâu hơn nữa.
  • Tạo ra cơ hội giao lưu, trao đổi thông tin giữa các nhóm học sinh. Nhờ vậy, các em có thêm nhiều ý tưởng hay để vận dụng kiến thức đã học được vào thực tiễn hiệu quả hơn. Đây cũng là cách cạnh tranh lành mạnh giúp trẻ thêm nỗ lực hơn nữa trong học tập.
  • Các hoạt động STEM được diễn ra còn góp phần lan tỏa phương pháp học ý nghĩa này đến với nhiều đơn vị hơn nữa. Đồng thời, chính đội ngũ giáo viên cũng nhận ra được vai trò của hình thức dạy học kể trên.

Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa STEM còn trở thành sân chơi trí tuệ cho học sinh. Tại đây, trẻ có cơ hội vận dụng kiến thức vào thức tế. Đồng thời cách này còn khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học ở đối tượng kể trên.

Tóm lại, chủ đề hoạt động STEM học đường rất cần thiết. Phương pháp kể trên sẽ giúp các công dân tương lai có được tri thức, kỹ năng để tự tin đón nhận cơ hội/thách thức đang chờ. 

Nhờ vậy, đất nước cũng phát triển và giàu mạnh, văn minh hơn. Đây là cách để giúp Việt Nam tránh xa nguy cơ tụt hậu, đi sau các nước khác trên thế giới.

Xem thêm: Top 8 lợi ích của mô hình giáo dục STEM

 5 hoạt động chính trong cấu trúc bài học STEM trong nhà trường Phổ thông

Cấu trúc của bài học STEM trong nhà trường phổ thông được triển khai thông qua 5 hoạt động chính sau đây:

7 bước thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường
Cấu trúc của bài học STEM diễn ra qua nhiều hoạt động bổ ích, dễ tiếp cận với trẻ

Hoạt động 1: Xác định vấn đề và yêu cầu của giáo viên 

Ở mỗi bài học, thầy cô thiết kế giáo án chi tiết. Nội dung bài giảng sẽ đặt ra yêu cầu để học sinh xác định vấn đề trọng tâm cần giải quyết.

Với những tiêu chí rõ ràng, từ đây thầy cô biết cách đánh giá năng lực, mức độ tiếp nhận kiến thức của học sinh một cách khách quan.

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức thực tế và đề xuất giải pháp

Nghiên cứu các hoạt động thực tế và đề xuất giải pháp cũng là một trong những hoạt động chính của giáo dục STEM. 

Từ đây, tư duy logic của học sinh được củng cố, phát triển. Nhờ thế, khả năng liên kết thông tin, kiến thức đã học được cũng được phát huy mạnh mẽ.

Hoạt động 3: Trình bày và thảo luận

Hoạt động và trình bày và thảo luận trong giáo dục STEM thường được triển khai khi:

  • Trình bày và thảo luận các phương án thiết kế theo yêu cầu.
  • Sử dụng kiến thức đã học được để giải thích, chứng minh các hiện tượng thực tế.
  • Chứng minh một mệnh đề/hiện tượng bằng những nội dung đã học được.
  • Chọn phương án tốt nhất và hoàn thiện trong trường hợp có nhiều phương án cùng được đưa ra.

Hoạt động 4: Chế tạo, thiết kế

Ngoài ra, các hoạt động chế tạo, thiết kế cũng thường được yêu cầu trong các giờ học STEM. Nhờ vậy, học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. 

7 bước thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường
Chế tạo, thiết kế giúp trẻ vận dụng kiến thức vào thực tiễn hiệu quả hơn

Mặt khác, thông qua đó, sự kết nối kiến thức liên môn cũng trở nên có hiệu quả hơn.

Cụ thể phải kể đến như:

  • Hoạt động thiết kế sản phẩm theo yêu cầu.
  • Hoạt động điều chỉnh thiết kế trong quá trình hoàn thiện.
  • Hoạt động thử nghiệm và đánh giá trong quá trình chế tạo.

Hoạt động 5: Nghiệm thu

Sau khi thiết kế, chế tạo các sản phẩm theo yêu cầu, học sinh được yêu cầu đánh giá, nghiệm thu. Các hoạt động ở mục này có thể kể đến như:

  • Hoạt động quan sát và đánh giá sản phẩm so với tiêu chí ban đầu đề ra.
  • Hoạt động nêu phương án phù hợp để điều chỉnh, cải thiện giúp sản phẩm tốt hơn.
  • Hoạt động trao đổi, thảo luận, đề xuất, rút ra bài học sau khi cùng kết hợp 

3 hình thức tổ chức hoạt động STEM học đường

Hoạt động STEM ở học đường hiện được triển khai với 3 hình thức sau đây:

Thiết kế bài giảng các môn khoa học theo phương pháp giáo dục STEM 

Căn cứ vào nội dung các môn được triển khai theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thầy cô sẽ thiết kế giáo án phù hợp theo chương trình giáo dục theo định hướng STEM.

7 bước thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường
Thiết kế bài giảng cho hoạt động STEM cần kết nối các kiến thức của nhiều môn học khác nhau hiệu quả 

 Tức giáo viên xây dựng phương pháp dạy học liên môn. Từ đây, kiến thức sẽ được khéo léo lồng ghép, tích hợp để trẻ tiếp cận dễ dàng.

Song song với đó, học sinh sẽ được hướng dẫn để chủ động hơn trong quá trình tìm hiểu thông tin. Cụ thể:

  • Trẻ được yêu cầu nghiên cứu các thông tin trong sách giáo khoa, tài liệu có sẵn.
  • Trẻ được hướng dẫn để vận dụng các kiến thức cơ bản vào thực tiễn.
  • Học sinh có quyền quyết định lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề.
  • Người học tham gia thực hành, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm để có được báo cáo như yêu cầu của giáo viên.
  • Học sinh tham gia chia sẻ, thảo luận nhóm, cùng hợp tác để hoàn thành bài tập theo hướng dẫn.

Ngoài ra, các hình thức tổ chức hoạt động STEM nên linh động và đa dạng. Nhờ thế học sinh có hứng thú, bị lôi cuốn vào nội dung mỗi bài học. Khi chủ động tiếp nhận,  kiến thức học được sẽ ngấm sâu hơn vào đầu trẻ.

Tổ chức các buổi trải nghiệm STEM 

Trải nghiệm STEM trong học đường khá đa dạng. Nó được thực hiện dưới hình thức các câu lạc bộ hoặc các buổi trải nghiệm thực tế. Thông qua môi trường này, học sinh có cơ hội:

7 bước thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường
Học sinh thêm hứng thú nhờ các buổi trải nghiệm STEM mà thầy cô tổ chức
  • Tham gia các hoạt động nghiên cứu phù hợp với năng lực và đúng với sở thích của mình.
  • Học sinh tự nguyện tham gia cuộc thi/cuộc nghiên cứu khoa học mà nhà trường/lớp phát động.
  • Được tận mắt chiêm ngưỡng, quan sát các mô hình, thí nghiệm ảo.
  • Được chia sẻ và hỗ trợ học tập/nghiên cứu bằng các phần mềm ảo, các công cụ  liên quan.

Từ đây, trẻ có cái nhìn thực tế, cụ thể hơn về ứng dụng của kiến thức đã học được trong thực tế. Mặt khác, hình thức kể trên tạo ra môi trường học tập và tiếp nhận kiến thức một cách sinh động. Do đó, hiện tượng trẻ cảm thấy nhàm chán, khó tiếp thu sẽ được cải thiện đáng kể.

Phát động cuộc thi chuyên đề giáo dục STEM / nghiên cứu khoa học kỹ thuật

Hình thức tổ chức các cuộc thi chuyên đề giáo dục STEM hay nghiên cứu khoa học hướng tới đối tượng là trẻ có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động kể trên.

7 bước thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường
Các cuộc thi sẽ giúp thầy cô dễ dàng phát hiện ra học sinh có năng khiếu trong nghiên cứu khoa học để bồi dưỡng thêm

 Thông qua đây, học sinh có thể:

  • Trải nghiệm thực tế hoạt động STEM hiệu quả, sinh động hơn.
  • Giúp thầy cô/nhà trường phát hiện ra học sinh có năng lực, sở thích đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Từ đó, giáo viên có phương pháp đào tạo, bồi dưỡng để phát triển các năng lực này tốt hơn nữa.
  • Các nghiên cứu khoa học còn được triển khai dưới hình thức giáo viên đưa đề tài. Sau đó yêu cầu nhóm từ 2 học sinh trở lên kết hợp hoàn thiện. Qua đây, trẻ học được kỹ năng kết nối, giao tiếp, làm việc nhóm.

Hơn thế nữa, hình thức kể trên còn tạo nền tảng để trẻ biết được quy trình/các bước khi tham gia vào các cuộc thi nghiên cứu khoa học với quy mô lớn hơn. 

Đồng thời từ đây, đam mê nghiên cứu và sáng tạo cũng được khởi động. Nhờ đó  giúp trẻ nhận rõ được mình thích gì, mạnh ở điểm nào để phát huy.

7 bước thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường

7 bước sau đây sẽ giúp thầy cô dễ dàng thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường. Cụ thể phải kể đến bao gồm:

Bước 1: Xác định đối tượng, chủ đề STEM

Đối tượng của STEM là học sinh ở các cấp độ từ tiểu học đến THPT. Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt. 

7 bước thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường
Xác định đối tượng và chủ đề là bước đầu tiên để thiết kế chủ đề STEM trong nhà trường

Vì thế, giáo viên cần nắm rõ các đặc trưng cơ bản của từng độ tuổi. Cách này giúp bạn xây dựng giáo án phù hợp dễ dàng hơn.

Mỗi hoạt động STEM sẽ hướng vào một chủ đề nhất định. Thầy cô cần xác định rõ ngay từ khi lên ý tưởng thiết kế bài giảng. Nhờ vậy quá trình giảng dạy thêm dễ dàng và đạt hiệu quả cao.

Bước 2: Đặt vấn đề thực tế

Quá trình đặt vấn đề của các hoạt động STEM giúp học sinh được dẫn dắt một cách khéo léo. Nhờ thế trẻ hào hứng và chủ động tiếp nhận các yêu cầu/kiến thức hơn.

Bước 3: Định hướng ý tưởng của chủ đề, hệ thống hóa kiến thức sử dụng trong hoạt động STEM

Mục tiêu của hoạt động STEM là kết nối kiến thức liên môn. Do đó, thầy cô cần biết cách định hướng ý tưởng và hệ thống hóa thông tin.

Nhờ thế, kiến thức của các môn STEM được kết hợp khéo léo, dễ hiểu.

Bước 4: Xây dựng mục tiêu cụ thể

List ra các mục tiêu cụ thể sẽ giúp thầy cô có thang đo đánh giá năng lực của học sinh tốt hơn sau.  Vì thế, người hướng dẫn cần xây dựng các tiêu chí, mục tiêu trước khi triển khai.

Bước 5: Chuẩn bị cho buổi hoạt động STEM

Càng chuẩn bị kỹ lưỡng thì buổi hoạt động STEM càng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Do vậy, thầy cô nên hình dung sẵn cần dụng cụ gì, triển khai như thế nào,…nhằm giúp các hạng mục như kế hoạch được thực hiện dễ dàng.

Bước 6: Xây dựng quy trình thực hiện hoạt động STEM

Hoạt động STEM sẽ diễn ra đúng như kế hoạch đã định trước dễ dàng hơn khi đi theo một quy trình cụ thể. 

7 bước thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường
Xây dựng quy trình chi tiết giúp hoạt động STEM diễn ra suôn sẻ như kế hoạch đã dự trù

Thầy cô nên hình dung rõ các bước để chủ động điều khiển, dẫn dắt buổi trải nghiệm đúng hướng.

Bước 7: Báo cáo kết quả

Cuối cùng, sau hoạt động STEM, thầy cô cần hoàn thiện báo cáo. Nội dung này thể hiện rõ đã đạt được gì, chưa chuẩn ở điểm nào. Từ đó, chúng ta đánh giá về kết quả của buổi trải nghiệm.

Đồng thời cách này giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho các hoạt động STEM học đường sau đó.

Xem thêm: 

Vừa rồi là những chia sẻ giúp quý thầy cô biết thiết kế chủ đề hoạt động STEM đúng hướng. Mong rằng các gợi mở kể trên giúp bạn thêm ý tưởng hay để mang lại nhiều thay đổi tích cực cho học sinh. Đừng quên theo dõi thêm những thông tin hữu ích trên chuyên trang để có thêm nhiều ý tưởng thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường bạn nhé! 

Học thử 2 buổi miễn phí 
lắp ráp và lập trình Lego Edu

















    HẤP THU KIẾN THỨC, CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP

    với phương pháp CLIL (Tích hợp nội dung – ngôn ngữ) lồng ghép nội dung học đa dạng về văn hóa, xã hội, khoa học và Project-based Learning (Học theo dự án) thúc đẩy sự sáng tạo, chủ động trong các hoạt động học tập

    XÂY DỰNG KỸ NĂNG NGÔN NGỮ

    để phối hợp Nghe – Nói – Đọc – Viết hiệu quả, hình thành sở thích đọc sách, phát triển tinh thần thích khám phá, chủ động tìm kiếm thông tin

    CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NHI

    với các bài tập làm quen đề thi Cambridge STARTERS – MOVER – FLYERS, vừa giúp đạt kết quả thi mong muốn, vừa cải thiện hiệu quả học chính khóa

    HOÀN THIỆN KIẾN THỨC

    qua phương pháp English 21+ và Project-based
    Learning (Học theo dự án) chú trọng hoàn
    thiện kiến thức tiếng Anh học thuật (vốn từ, cấu trúc ngữ pháp,
    ngữ điệu…) và kết hợp thực hành,
    tương tác theo tình huống
    giao tiếp thực tế

    PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG 4Cs TOÀN DIỆN

    là bộ kỹ năng quan trọng để phát triển trong thế kỷ 21
    (gồm Tư duy phản biện – Sáng tạo – Hợp tác – Giao Tiếp),
    tạo nền tảng tốt cho định hướng học tập và lựa chọn
    nghề nghiệp tương lai

    CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NIÊN

    với các bài tập làm quen đề thi Cambridge KET – PET
    – FCE giúp tăng sự tự tin và sự chuẩn bị kỹ càng cho
    các kỳ thi tiếng Anh quan trọng (IELTS, TOEIC, SAT…)

    Vui lòng nhập lại thông tin, chúng tôi sẽ gọi lại bạn