Dạy học theo định hướng giáo dục STEM được Thủ tướng chính phủ hướng dẫn chi tiết trong Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 và chỉ thị 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nội dung văn bản nêu rõ mục tiêu, yêu cầu về chủ đề giáo dục STEM. Đồng thời, chỉ thị cũng gợi mở rõ hơn về hình thức tổ chức, nguyên tắc triển khai giáo dục STEM trong trường phổ thông.
Định hướng giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông
Định hướng giáo dục STEM đã được nêu rõ tại nội dung Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017. Văn bản này được Thủ tướng chính phủ ban hành về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Đồng thời, dạy học theo định hướng STEM cũng được nhắc tới trong chỉ thị 2699/CT-BGDĐT. Văn bản kể trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 08/8/2017. Nội dung nói về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 – 2018 của ngành Giáo dục. Theo đó, các văn bản kể trên khẳng định phương pháp giáo dục STEM đã mang lại kết quả tốt. Vì thế, Bộ ban hành chỉ thị hướng dẫn các thầy cô để có cách thức đào tạo ưu việt hơn.
Cụ thể, giáo dục STEM trong trường phổ thông nhằm giúp học sinh nâng cao kiến thức và kỹ năng toàn diện. Nội dung chương trình sẽ đào tạo liên môn. Cụ thể bao gồm các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán. Từ đó, người học rèn luyện được năng lực tư duy, sáng tạo, tranh luận, phản biện. Đồng thời các kỹ năng thuyết trình, diễn đạt, trao đổi, cộng tác, giải quyết vấn đề,…cũng được cải thiện.
Ngoài ra, đào tạo STEM còn giúp đối tượng học có kỹ năng làm việc theo dự án, phản biện,… tốt hơn. Đây là nền tảng để thế hệ trẻ thích ứng, phát triển và thành công hơn trong thế kỷ 21.
Giáo dục STEM tại Việt Nam mới bắt đầu phổ biến hơn trong những năm gần đây. Cần rất nhiều nỗ lực để thầy và trò thành công với giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông.
Xem thêm:
- Giáo dục STEM tại Việt Nam có theo kịp giáo dục STEM trên thế giới?
- Top 3 xu hướng giáo dục STEM trên thế giới năm 2021
- Điểm danh các chuyên đề giáo dục STEM và nghề nghiệp liên quan
Yêu cầu và cấu trúc chủ đề giáo dục STEM trong bài giảng
Chủ đề giáo dục STEM có thể xây dựng ở các mức độ khác nhau. Điều này cần căn cứ vào đối tượng học đang ở độ tuổi nào. Đồng thời, thầy cô nên thiết kế giáo án phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường.
Yêu cầu về dạy học theo định hướng giáo dục STEM
Cụ thể, thầy cô nên xây dựng chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM theo một trong những hướng sau:
Chủ đề | Chi tiết | Mục tiêu |
Đơn giản | Chủ đề giáo dục theo định hướng STEM nên đơn giản.Nội dung đào tạo hẹp.Thiết bị thực hiện gọn nhẹ.Thời gian thực hiện không quá dài. | Xây dựng và minh họa kiến thức của bài học.Giúp học sinh vận dụng các kiến thức vào thực tế.Góp phần củng cố một kỹ năng thiết yếu nào đó. |
Tích hợp | Xây dựng chủ đề để giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống.Các thiết bị cần tới không quá phức tạp.Thời gian thực hiện không dài. | Nhằm giải quyết vấn đề có tính chất tích hợp, liên môn.Giúp học sinh biết hợp tác, làm việc nhóm tốt hơn. |
Như vậy có thể thấy, dạy học theo định hướng STEM bắt đầu từ các nội dung đơn giản, gần gũi. Nhờ thế học sinh không cảm thấy xa lạ, phức tạp. Mặt khác điều này còn khơi gợi hứng thú ở người học.
Do đó chương trình được triển khai dễ dàng, đạt kết quả cao. Đồng thời, cách học máy móc, học vẹt,…cũng dần được thay thế bằng kiến thức thực tế, có tính ứng dụng cao. Nhờ thế, cả đối tượng học và thầy cô còn có thêm động lực mỗi khi đến trường.
Cấu trúc chủ đề giáo dục STEM
Yêu cầu về cấu trúc chủ đề giáo dục STEM sẽ được triển khai như sau:
Cấu trúc | Chi tiết |
Lồng ghép | Các chủ đề có thể lồng ghép trong:Một tiết dạy.Trong một bài học chính khóa.Một tiết dạy hoặc một bài học ngoại khóa.Xây dựng theo chương trình giáo dục nhà trường(đảm bảo học sinh và phụ huynh tự nguyện đăng ký tham gia). |
Xây dựng mới | Ngoài ra, Bộ cũng định hướng các chủ đề STEM có thể được triển khai dạng:Xây dựng mới hoặc kết hợp với một số giờ học tại phòng học.Tổ chức thành một cuộc thi phạm vi nhóm/lớp/trường hoặc rộng hơn.Các nội dung kể trên cần đảm bảo phù hợp với chương trình giáo dục theo quy định. |
Tóm lại, nội dung giáo dục STEM nên kết hợp nhuần nhuyễn cả cách lồng ghép vào các bài học trong chương trình của Bộ. Kết hợp với đó, thầy cô nên xây dựng những bài học mới để kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ.
Hai hướng kể trên giúp kiến thức nền tảng được tiếp nhận dễ dàng. Đồng thời đối tượng học còn sớm biết ứng dụng những gì có được từ trường vào thực tế hiệu quả hơn.
Nguyên tắc tổ chức, triển khai
Nguyên tắc và các thức triển khai dạy học theo định hướng giáo dục STEM được chia rõ ra theo từng nhóm đối tượng. Cụ thể như sau:
Về nguyên tắc tổ chức
Như đã chia sẻ kể trên, giáo dục STEM giúp học sinh phát triển toàn diện. Theo đó cả trí tuệ và thể chất của đối tượng học được cải thiện. Vì vậy, chương trình đào tạo cần được tổ chức theo nguyên tắc sau:
Bậc học | Chi tiết |
Mầm non | Áp dụng cho trẻ từ 0-6 tuổi.Đặt nền tảng giúp trẻ có thể tiếp thu tốt hơn ở các cấp giáo dục tiếp theo. |
Tiểu học | Tập trung vào việc giúp trẻ nhận biết, làm quen, tạo cảm hứng với những môn học.Giúp trẻ dần khám phá ra sự thú vị của STEM.Biết cách ứng dụng kiến thức học được vào thực tế.Có niềm yêu thích với các lĩnh vực về khoa học, công nghệ, toán học. |
Trung học cơ sở | Giúp trẻ nhận thức rõ ràng hơn về ứng dụng các lĩnh vực STEM.Nhờ đó trẻ có định hướng tốt hơn về nghề nghiệp tương lai. |
Trung học phổ thông | Lúc này trẻ đã có thể giải đáp các câu hỏi, thách thức từ phương pháp STEM.Vì thế trẻ có thể tự định hướng được lộ trình nghề nghiệp của mình. |
Mục đích của việc dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm:
- Tạo ra môi trường lý tưởng để giúp học sinh ứng dụng kiến thức vào thực tế.
- Giúp người học phát huy tốt khả năng sáng tạo. Nhờ đó tre còn có tư duy logic nên giải quyết vấn đề tốt hơn.
- Đồng thời giáo dục STEM còn mang lại cơ hội để trải nghiệm cho trẻ. Bằng cách này, đối tượng học tiếp cận sâu hơn với các kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
- Đây cũng là phương pháp hay để bé nâng cao tinh thần đồng đội. Nhờ đó, kỹ năng làm việc nhóm được củng cố.
Về nguyên tắc triển khai
Để dạy học theo định hướng giáo dục STEM có hiệu quả cao, khi triển khai, thầy cô cần đảm bảo nguyên tắc sau:
Đối với giáo viên
Trước khi đứng lớp triển khai dạy học theo định hướng giáo dục STEM, thầy cô cần đảm bảo:
- Được hướng dẫn về các dụng cụ/tài liệu để triển khai giảng dạy theo phương pháp giáo dục STEM
- Chuẩn bị kỹ lưỡng giáo án/kịch bản.
- Nghiên cứu đề tài cụ thể nhằm hiểu rõ nội dung, mục đích của từng chương trình dạy.
- Tìm hiểu sâu các thông tin trong lịch sử và cuộc sống để dẫn dắt học sinh hiệu quả hơn khi vào bài học.
Đối với học sinh
Học sinh cần được:
- Hướng dẫn về cách triển khai các chương trình thực hành.
- Có gợi ý về các vấn đề thật khéo léo để giải quyết hiệu quả từng bài học.
- Được phát phiếu hướng dẫn, gợi ý để biết thực hiện từng bước nhỏ nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Được hỗ trợ để tìm hiểu mở rộng, nâng cao hoặc nghiên cứu chuyên sâu hơn khi đã hoàn thiện bài học.
- Được giúp đỡ để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng thời gian và quy định của thầy cô đã đề ra.
Xem thêm:
- Nội dung tập huấn chương trình giáo dục theo định hướng STEM tại Việt Nam
- Tài liệu tập huấn STEM của Bộ Giáo dục Đào tạo
- Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học: Những điều cần biết
- Giáo dục STEM THCS: Phương pháp và nguồn lực học tập thế nào thì phù hợp?
- 12 bước thiết kế giáo án STEM hiệu quả: Có thể bạn chưa biết
Không ảnh hưởng tới nội dung chương trình dạy học
Quá trình triển khai chủ đề dạy học theo phương pháp giáo dục STEM cần đảm bảo không ảnh hưởng tới nội dung chương trình học của bộ môn.
Đồng thời, giáo án dạy của thầy cô cần được hiệu trưởng phê duyệt trước khi tiến hành.
Nguyên tắc tự nguyện
Đối với các chương trình có sự tham gia của cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức cần đảm bảo những đối tượng này tự nguyện tham gia.
Mặt khác, nội dung khóa học đã được đưa vào kế hoạch của nhà trường, đã báo cáo Sở Giáo dục và đào tạo.
Dễ nhận thấy dạy học theo định hướng giáo dục STEM giúp người học được trải nghiệm nhiều hơn. Những giờ học nhàm chán, máy móc không còn nữa. Thay vào đó, trẻ cảm thấy hào hứng khi tiếp cận với kiến thức mới.
Sự thành công của nhiều nước khi ứng dụng giáo dục STEM vào trường học là minh chứng rõ ràng cho thấy phương pháp này nên được đưa vào chương trình đào tạo ở các cấp.
Mong rằng các chia sẻ vừa rồi giúp quý thầy cô có thêm gợi ý hay khi cần triển khai dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Ngoài ra, chuyên trang còn liên tục cập nhật các kiến thức mới về phương pháp này. Bạn đừng quên theo dõi để có thêm các kinh nghiệm hay hơn nữa nhé!