Nền tảng giáo dục STEM đang ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia.Cùng Sylvan Learning Việt Nam tìm hiểu các ngành học/ các chuyên đề giáo dục STEM và các nghề nghiệp trong lĩnh vực cạnh tranh này để hướng nghiệp phù hợp cho con em nhé bạn.
Các ngành học/ các chuyên đề giáo dục STEM: Hấp dẫn, nhưng vẫn cần hướng nghiệp đúng đắn
Hiện nay các bằng cấp của các ngành học STEM/ chuyên đề giáo dục STEM đều được nhiều quốc gia đánh giá cao. Mặt khác, đối với các du học sinh/ học sinh trao đổi sẽ có cơ hội học tập và việc làm tốt hơn nếu đã học hoặc có bằng cấp về một ngành nghề STEM.
Tuy các ngành học/ các chuyên đề giáo dục STEM đang có một sức hút đặc biệt, nhưng học sinh, sinh viên vẫn cần được hướng nghiệp một cách đúng đắn từ thầy cô và phụ huynh. Từ đó, các em có thể chọn đúng ngành, chuyên đề học sao cho phù hợp với mỗi cá nhân. Sẽ thật tuyệt vời khi các em được học tập và làm việc với những điều mình thích và đam mê.
Các ngành học và chuyên đề giáo dục STEM phổ biến nhất hiện nay
Để các em có thêm định hướng đúng đắn cũng như hiểu biết về ngành, chuyên đề giáo dục STEM, dưới đây là danh sách các ngành học/ các chuyên đề giáo dục STEM phổ biến nhất hiện nay. Đây cũng là những ngành học/ chuyên đề STEM được đánh giá có nhiều lựa chọn và cơ hội nghề nghiệp hơn cả.
Aerospace Engineering (Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ)
Aerospace Engineering hay Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ, là một trong những ngành kỹ thuật cơ bản liên quan đến nghiên cứu, thiết kế, kết cấu và khoa học về khí cụ bay và tàu vũ trụ. Ngành học này được chia thành hai nhánh lớn là Kỹ thuật Hàng không Dân dụng và Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ.
Trong đó, chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không Dân dụng được đào tạo chủ yếu về mặt thiết kế và tạo ra các loại máy bay/ vật thể bay để sử dụng trong phạm vi bầu khí quyển của trái đất. Ngược lại, thì chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ là nghiên cứu và thiết kế các loại máy móc có thể bay bên ngoài phạm vi bầu khí quyển như: tàu du hành, vệ tinh…
Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ có yêu cầu rất cao và khắt khe đối với người học, nên để theo được ngành này bạn phải thật sự kiên nhẫn hoặc đủ yên thích và đam mê.
Một số công việc lĩnh vực Aerospace engineering – Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ
Không thể phủ nhận, ngành học Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ không chỉ có những đóng góp to lớn mà còn rất cần thiết cho đời sống, văn minh và xã hội. Thời đại ngày càng phát triển, kéo theo đó ngành học này cũng được ưa chuộng với nhiều cơ hội việc làm, cùng thu nhập rất hấp dẫn. Có thể tham khảo các ngành nghề liên quan bên dưới như:
- Kỹ sư hàng không
- Chuyên viên nghiên cứu hàng không
- Chuyên viên thiết kế hàng không
- Chuyên viên bảo dưỡng hàng không
Đối tượng phù hợp theo học ngành Aerospace engineering – Kỹ thuật hàng không vũ trụ
Vậy những ai có thể theo học ngành học STEM này?
- Đam mê “bất tận” với các loại máy móc, kiến thức liên quan đến không gian, hàng không…;
- Đòi hỏi khả năng tiếp thu và kiến thức tốt về 2 môn Toán, Vật lý;
- Ngoại ngữ là một yêu cầu cần thiết để việc học trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn.
Các kỹ năng STEM cần có để theo học thành công lĩnh vực Aerospace engineering – Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ
- Thành thạo phương pháp nghiên cứu, thí nghiệm và thu thập dữ liệu;
- Kỹ năng phân tích và tư duy logic xuất sắc;
- Có kiến thức nền tảng toán học và vật lý tốt;
- Kỹ năng liên ngành, bao gồm chuyên môn về cơ khí và kỹ thuật;
- Khả năng xác định và giải quyết các thách thức kỹ thuật phức tạp;
- Khả năng làm việc nhóm tốt, giao tiếp tốt bằng cả văn bản và lười nói;
- Có kiến thức hàng không khác nhau;
- Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt;
- Khả năng tư duy sáng tạo;
- Khả năng thích ứng với những nhu cầu thay đổi để đáp ứng với những phát hiện từ các thí nghiệm;
- Nhận thức về các vấn đề thương mại, liên quan đến công nghiệp và môi trường;
- Ý thức trách nhiệm cao, có sự tỉ mỉ.
Astronomy (Thiên văn học)
Đây là môn khoa học nghiên cứu về cấu tạo, chuyển động và tiến hóa của các thiên thể (trong đó có Trái đất), về hệ thống của chúng và về những vấn đề phát sinh trong vũ trụ. Trong đó, ngành Thiên văn học được chia làm 3 nhóm chính:
- Nghiên cứu về quy luật chuyển động về các thiên thể trong mối quan hệ giữa bầu trời và trái đất.
- Nghiên cứu về bản chất vật lý, cấu trúc của các thiên thể và những vấn đề cụ thể xảy ra trong vũ trụ.
- Nghiên cứu về quá trình hình thành và hành trình phát triển của các thiên thể.
Sau khi tốt nghiệp hệ cử nhân, người học có thể theo đuổi kiến thức chuyên sâu bằng cách đăng ký học lên thạc sĩ hoặc tiến sĩ.
Một số công việc lĩnh vực Astronomy – Thiên văn học
Mặc dù Thiên văn học chiếm một vị trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ hiện đại, nhưng ở môi trường Việt Nam cơ hội nghề nghiệp của ngành này không quá tốt. Các bạn có thể tham khảo các vị trí công việc liên quan sau:
- Vũ trụ quan.
- Vật lý thiên văn.
- Sinh vật học trong vũ trụ.
- Vật lý thiên văn nghiên cứu về hệ mặt trời.
- Địa chất các hành tinh.
Đối tượng phù hợp theo học ngành Astronomy – Thiên văn học
- Đam mê việc khám phá, tìm hiểu những quy luật tồn tại trong thế giới tự nhiên.
- Có tính nhẫn nại, kiên trì, chịu khó và tỉ mẩn.
- Thích đọc tài liệu, đọc sách về khoa học và vũ trụ.
- Yêu thích khoa học, thích nghiên cứu về khoa học.
- Thích những trò chơi thiên về giải đố, trí tuệ, năng lực.
Các kỹ năng STEM cần có để theo đuổi lĩnh vực Astronomy – Thiên văn học
- Có tư duy độc lập, khả năng sáng tạo.
- Tư duy logic, tiếp thu nhanh và năng lực phân tích tốt.
- Có kỹ năng tổ chức và triển khai công việc cá nhân/ nhóm,
- Có tinh thần tự tìm tòi, tự nghiên cứu và tự học hỏi.
- Học tốt các môn tự nhiên.
Biochemistry (Hóa sinh)
Ngành học Hóa sinh chuyên nghiên cứu và tìm hiểu về các quá trình sinh học diễn ra trong tế bào và sinh vật sống với kiến thức hóa học. Đối tượng nghiên cứu của ngành này là các phân tử sinh học như: carbohydrate, lipit, protein, axit nucleic, …
Khả năng ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày của ngành Hóa sinh rất rộng lớn. Ví dụ, các nhà hóa sinh có thể nghiên cứu ra loại dầu gội làm tóc mềm, cong và nhanh dài bằng cách nghiên cứu các đặc tính của keratin trên tóc.
Đối với ngành này, có các hệ đào tạo là Cử nhân 4 năm (Đại học) và 2 năm (Cao Đẳng), Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Một số công việc lĩnh vực Biochemistry – Hóa sinh
- Làm việc ở các công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, nông lâm, thủy sản.
- Làm việc tại các trường đại học, viện, bệnh viện và trung tâm nghiên cứu về y dược, thực phẩm và dinh dưỡng. Hoặc có thể lựa chọn công tác tại các Khoa xét nghiệm lâm sàng, vi sinh, chẩn đoán phân tử.
- Vị trí giám sát, thẩm định chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm. Hay vị trí tư vấn dinh dưỡng, môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Đối tượng phù hợp theo học ngành Biochemistry – Hóa sinh
- Đam mê, yêu thích nghiên cứu sinh các vấn đề liên quan đến sinh vật, sinh học, …
- Có nền tảng kiến thức hóa và sinh tốt.
- Giỏi ngoại ngữ là một lợi thế.
- Tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức tốt.
Các kỹ năng STEM cần có để theo đuổi lĩnh vực Biochemistry – Hóa sinh
- Có kỹ năng cơ bản làm việc trong phòng thí nghiệm, sử dụng thiết bị thông dụng và ý thức đảm bảo an toàn.
- Có khả năng tổ chức nghiên cứu ở mức cơ bản.
- Có kỹ năng giao tiếp và trình bày tốt, sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc hoặc học tập
- Có kỹ năng thu thập, xử lý thông tin và đưa ra quyết định.
- Biết phối hợp và làm việc nhóm tốt, có kỹ năng lên kế hoạch công việc cho cá nhân.
- Trình độ ngoại ngữ tốt.
Biology (Sinh học)
Biology – Sinh học là một ngành khoa học, sử dụng các kiến thức khoa học công nghệ để nghiên cứu, và thực hành, ứng dụng để tạo ra các sản phẩm sinh học có tính ứng dụng cao. Đây cũng là một ngành có quy mô ứng dụng rộng lớn khi “liên đới” đến nhiều lĩnh vực trong đời sống – xã hội như: nông/ lâm/ ngư nghiệp, hóa hữu cơ, nuôi cấy mô thực vật, chế biến thực phẩm. Ngành này được chia ra làm 2 nhánh nhỏ là: Sinh học và Sinh học ứng dụng. Bạn sẽ dành khoảng 4 năm để hoàn thành khóa học hệ cử nhân Đại học.
Một số công việc lĩnh vực Biology – Sinh học
- Nhân viên ứng dụng sản phẩm.
- Nhân viên làm công tác kỹ thuật viên xét nghiệm.
- Nghiên cứu viên nghiên cứu các ứng dụng sinh học.
- Giảng dạy ở trường học.
Đối tượng phù hợp theo học ngành Biology – Sinh học
- Yêu thích các môn tự nhiên.
- Thích khám phá những điều mới mẻ.
- Sở hữu đức tính chăm chỉ, cần cù và chịu khó
- Học giỏi và nắm chắc các kiến thức cơ bản của các bộ môn tự nhiên như hóa, sinh.
Các kỹ năng STEM cần có để theo đuổi lĩnh vực Biology – Sinh học
- Có nền tảng các môn tự nhiên tốt, đặc biệt là môn hóa và môn sinh.
- Có tư duy logic độc lập và óc sáng tạo.
- Có kỹ năng tìm tòi và thu tập tài liệu tốt, yêu cầu ý thức tự giác cao.
- Chỉn chu, tỉ mỉ.
Chemical Engineering (Kỹ thuật Hóa học)
Kỹ thuật Hóa học là một chuyên ngành khó học công nghệ, đi sâu vào nghiên cứu các ứng dụng hóa học vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống ở nhiều lĩnh vực như: dược phẩm, mỹ phẩm, công nghệ sản xuất dầu khí, phân bón, thực phẩm, … Người học được đào tạo kiến thức và kỹ năng chế tạo, thiết kế, vận hành và quản lý quá trình sản xuất sản phẩm. Kỹ thuật hóa học là một ngành mang tính ứng dụng cao.
Một số công việc lĩnh vực Chemical Engineering – Kỹ thuật Hóa học
- Kỹ sư thiết kế trong lĩnh vực kinh tế hoặc sản xuất công nghiệp.
- Kỹ sư vận hành trong các nhà máy, xí nghiệp.
- Kỹ sư công nghiệp trong công ty/ doanh nghiệp sở hữu quy trình sản xuất sản phẩm.
- Kỹ thuật viên phân tích hoặc chuyên viên nghiên cứu hóa học, vật liệu.
- Kỹ sư công nghệ hóa dầu đảm nhận vai trò vận hành và thiết kế quy trình sản xuất.
- Làm công tác giảng viên hay nghiên cứu tại các trường học, trung tâm/ viện nghiên cứu.
Đối tượng phù hợp theo học ngành Chemical engineering – Kỹ thuật hóa học
- Yêu thích hóa học và có nền tảng kiến thức hóa và các bộ môn tự nhiên vững chắc.
- Ưa tò mò và nghiên cứu máy móc, thích sáng tạo.
- Tỉ mỉ, cẩn thận.
Các kỹ năng STEM cần có để theo đuổi lĩnh vực Chemical engineering – Kỹ thuật hóa học
- Có tư duy logic độc lập và tư duy phản biện tốt.
- Có kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng lập kế hoạch cá nhân.
- Có khả năng thiết kế, vận hành và theo dõi máy móc.
- Nền tảng hóa học và kiến thức các môn tự nhiên vững chắc.
- Có khả năng thực hiện, phát hiện và xử lý vấn đề tốt.
- Nghiêm túc, tỉ mẩn, ý thức trách nhiệm cao.
Chemistry (Hóa học)
Hóa học là một nhánh của khoa học tự nhiên, hay còn được xem là “khoa học trung tâm” vì vài trò cầu nối của các ngành khoa học tự nhiên khác. Nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự chuyển đổi của vật chất. Thí nghiệm và tìm hiểu về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, các phản ứng hóa học giữa chúng. Hóa học được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực đời sống như: năng lượng, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe.
Bên cạnh đó, người học còn được đào tạo kỹ năng nghiên cứu, thí nghiệm, phân tích các nguyên tố hợp chất. Từ đó, tạo ra những sản phẩm có ích, ứng dụng trong cuộc sống. Ngành học Hóa học có thể chia ra làm 2 nhánh nhỏ hơn là: Hóa tổng hợp và hóa phân tích.
Một số công việc lĩnh vực Chemistry – Hóa học
- Kỹ thuật viên nghiên cứu ở cá bệnh viện, trung tâm, hoặc viên nghiên cứu.
- Ứng tuyển ở vị trí giáo viên, giảng viên trong các trường học.
- Nhân viên kiểm nghiệm hoặc nhân viên kinh doanh ở những công ty ứng dụng kỹ thuật hóa học.
Đối tượng phù hợp theo học ngành Chemistry – Hóa học
- Có đam mê và kiến thức cơ bản Hóa học vững chắc.
- Thích thí nghiệm và nghiên cứu vật chất.
- Tỉ mỉ, năng lực tự giác và ý thức trách nhiệm cao.
- Kỹ năng quan sát và tổng hợp thông tin tốt.
Các kỹ năng STEM cần có để theo đuổi lĩnh vực Chemistry – Hóa học
- Kiến thức về hóa học chắc.
- Kỹ năng thu thập thông tin và kiến giải vấn đề tốt.
- Có năng lực tiếp thu nhanh và sự tỉ mẩn.
- Yêu cầu về tư duy logic và tư duy phản biện cao.
- Thái độ học tập và làm việc tốt, có trách nhiệm và ý thức tự giác cao.
- Tổ chức và phối hợp làm việc nhóm tốt và có kỹ năng lập kế hoạch cho cá nhân.
Computer Science (Khoa học Máy tính)
Computer science – Khoa học máy tính, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nền tảng và là cơ sở phát triển khoa học công nghệ trong tương lai. Vì vậy, ngành này hướng đến việc đạo tạo đội ngũ chất lượng cao với đầy đủ kiến thức cho ngành công nghệ thông tin. Người học sẽ nắm vững kiến thức từ cơ bản đến nâng cao của lĩnh vực khoa học công nghệ và công nghệ thông tin. Từ đó, người học có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Một số công việc lĩnh vực Computer science – Khoa học máy tính
- Chuyên viên phân tích, cài đặt và thiết kế các đề án công nghệ thông tin.
- Chuyên viên lập dự án, hoạch định kế hoạch phát triển các ứng dụng tin học.
- Lập trình viên phát triển, thiết kế các phần mềm hệ thống.
- Nhân viên tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin.
- Vị trí nghiên cứu khoa học và ứng dụng Công nghệ thông tin.
- Làm công tác giảng dạy các môn liên quan đến khoa học máy tính.
Đối tượng phù hợp theo học ngành Computer science – Khoa học máy tính
- Có đam mê và sở thích với máy tính.
- Kiến thức tin học vững vàng.
- Có ngoại ngữ tốt.
- Nghiên cứu, tò mò về code và ngôn ngữ lập trình.
Các kỹ năng STEM cần có để theo đuổi lĩnh vực Computer science – Khoa học máy tính
- Có khả năng tự học và tư duy logic độc lập.
- Nhạy bén với CODE và yêu thích ngôn ngữ lập trình.
- Có khả năng phân tích tốt và thích nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Khoa học máy tính.
- Có khả năng sáng tạo, phân tích, thiết kế, triển khai và xây dựng các phần mềm có giá trị thực tiễn.
- Có kiến thức cơ bản và muốn học chuyên sâu về khoa học máy tính và công nghệ thông tin.
Mathematics (Toán học)
Ngành Toán học hướng đến đào tạo nâng cao và chuyên sâu kiến thức về toán học, nghiên cứu sâu về con số, không gian trừu tượng,…bằng học thuyết, công cụ tính toán thuật toán. Bên cạnh đó, ngành Toán học còn cung cấp cho người học năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
Một số công việc lĩnh vực Mathematics – Toán học
- Đối với lĩnh vực kinh tế: chuyên viên phân tích đầu tư, chuyên viên kế hoạch tài chính, chuyên viên phân tích hoạt động, chuyên viên thống kê, …
- Lĩnh vực giáo dục: giảng viên, giáo viên, nhà toán học, …
- Lĩnh vực kỹ thuật: kỹ sư phần mềm/ điện tử, …
Đối tượng phù hợp theo học ngành Mathematics – Toán học
- Yêu thích Toán học và có kiến thức nền Toán học vững chắc.
- Đam mê nghiên cứu sâu hơn về Toán và muốn ứng dụng hiệu quả những kiến thức ấy vào cuộc sống.
- Cẩn trọng, tỉ mỉ và yêu thích những con số.
Các kỹ năng STEM cần có để theo đuổi lĩnh vực Mathematics – Toán học
- Có tư duy logic và phản biện.
- Khả năng đạt vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Nhạy bén và yêu thích các con số.
- Linh hoạt trong việc vận dụng các kiến thức Toán học vào thực tiễn cuộc sống.
- Nắm vững kiến thức Toán học từ cơ bản đến nâng cao và sự yêu thích với nó.
Physics (Vật lý học)
Đây là ngành kỹ thuật đi trả lời cho câu hỏi “bản chất của vật chất là gì?”, đi sâu vào nghiên cứu: phương thức vận động, không gian, thời gian, năng lượng và lực. Với đối tượng nghiên cứu từ thang vi mô đến tầng vĩ mô. Ngành học Vật lý thường được chia làm 4 nhánh nhỏ:
- Quang học và Quang điện tử.
- Chuyên ngành Công nghệ nano và vật liệu điện tử.
- Chuyên ngành Kỹ thuật hạt nhân và Vật lý y sinh.
- Chuyên ngành Vật lý tin học ứng dụng cho lập trình.
Một số công việc lĩnh vực Physics – Vật lý
- Kỹ sư chế tạo, sản xuất tại các doanh nghiệp.
- Nhà nghiên cứu Vật lý.
- Chuyên gia viết dự án và hoạch định chính sách khoa học công nghệ.
- Vị trí giáo viên, giảng viên.
Đối tượng phù hợp theo học ngành Physics – Vật lý
- Trang bị tốt các kiến thức nền tảng về vật lý.
- Đam mê, yêu thích và có khả năng tiếp thu nhanh chóng bộ môn Vật lý.
- Muốn theo học chuyên sâu môn Vật lý và muốn vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
- Tư duy tốt, thái độ học tập và làm việc trách nhiệm, tỉ mỉ.
- Việc học tốt và giỏi ngoại ngữ là một lợi thế lớn.
Các kỹ năng STEM cần có để theo đuổi lĩnh vực Physics – Vật lý
- Các kiến thức chuyên ngành được trang bị tốt.
- Có tinh thần học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và thí nghiệm.
- Tư duy logic độc lập, tư duy phản biện tốt.
- Có khả năng lập luận chặt chẽ.
- Tính tự giác cao và tỉ mẩn.
Psychology (Tâm lý học)
Là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi con người, cũng như về mọi mặt của ý thức, vô thức và tư duy. Tâm lý học chú tâm nghiên cứu đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố khách quan lên hành vi và tinh thần của con người.
Ngành tâm lý học sẽ đào tạo cho người học những kiến thức tâm lý từ cơ bản tới nâng cao. Ngành học sẽ được chia nhỏ theo các chủ đề như: tâm lý học giao tiếp, tâm lý học về gia đình, lao động, tâm lý học trong giáo dục, liệu pháp nhận thức hành vi, tham vấn trong môi trường học đường, những chuyên đề về tệ nạn xã hội hay cách xử lý tình huống trong đời sống…
Một số công việc lĩnh vực Psychology – Tâm lý học
- Nhà tư vấn tâm lý học đường.
- Nhà trị liệu tâm lý cho các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc tư nhân.
- Làm chuyên viên tham vấn.
- Tiếp tục học và nghiên cứu chuyên sâu với vai trò Nhà tâm lý học.
- Đảm nhận vị trí nhân viên tư vấn tuyển dụng.
Đối tượng phù hợp theo học ngành Psychology – Tâm lý học
- Tính cách cởi mở, hòa nhã, có sự kiên nhẫn và chịu được áp lực cao trong công việc;
- Ứng xử khéo léo, biết lắng nghe để thấu hiểu và chia sẻ với người khác;
- Có khả năng tổng hợp vấn đề, xử lý thông tin tốt cùng với năng lực nhìn nhận và đánh giá khách quan.
- Khả năng giao tiếp tốt, lười nói có sự thuyết phục.
- Yêu thích khám phá thế giới nội tâm và đam mê nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý.
Các kỹ năng STEM cần có để theo đuổi lĩnh vực Psychology – Tâm lý học
- Sở hữu tư duy logic và tư duy phản biện.
- Có khả năng lắng nghe, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Nhạy bén nắm bắt cảm xúc với kỹ năng giao tiếp khéo léo.
- Khả năng điều tiết cảm xúc tốt và biết nhìn nhận ở vị trí khách quan.
- Yêu thích và đam mê nghiên cứu sâu về nội tâm, tâm lý và hành vi của con người.
Trên đây là bài tổng hợp thông tin về các ngành học/ các chuyên đề giáo dục STEM đang “hot” hiện nay, cùng với đó là nghề nghiệp lĩnh vực STEM liên quan. Hi vọng qua bài viết trên, bạn sẽ thu nhận được những thông tin hữu ích, có giá trị để có những định hướng hướng nghiệp tốt nhất cho con em.