Tài liệu tập huấn STEM của Bộ Giáo dục Đào tạo đề cập rõ về hình thức tổ chức, điều kiện triển khai. Đồng thời, thầy cô còn có thêm gợi ý hay để thiết kế bài giảng phù hợp với từng đối tượng.
Cùng Sylvan Learning Việt Nam tìm hiểu, tham khảo để sở hữu những tài liệu giá trị, hỗ trợ việc dạy và học theo định hướng giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông.
Tài liệu tập huấn STEM tiểu học
Ở giai đoạn tiểu học, trẻ bắt đầu làm quen với các yêu cầu tập trung cao hơn. Thời điểm này, bé không còn được vui chơi thỏa thích như lứa tuổi mầm non. Thay vào đó, học sinh cần hoàn thành bài tập được giao và chỉ được chơi vào giờ nghỉ giải lao.
Dễ nhận thấy, trẻ ở độ tuổi tiểu học dễ xao nhãng và thường thiếu tập trung. Do đó, thầy cô cần xây dựng các bài giảng dễ hiểu, ngắn gọn. Đồng thời, giáo viên nên chú ý xây dựng giáo án có thể lồng ghép kiến thức đa môn.
Theo đó, tài liệu tập huấn STEM tiểu học hướng dẫn cách tích hợp các môn bao gồm:
Mục đích của giáo dục STEM giai đoạn tiểu học nhằm giúp trẻ biết liên hệ kiến thức học được trong sách vở với thực tiễn. Đồng thời các hoạt động mà phương pháp kể trên mang lại còn rèn luyện tư duy logic ở học sinh.
Đây cũng là nền tảng giúp trẻ tiếp nhận kiến thức mới ở giai đoạn trung học cơ sở tốt hơn. Nhờ thế, giáo dục STEM THCS được thực hiện dễ dàng và có kết quả vượt trội như ý.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo cách phân phối chương trình STEM tiểu học:
Xem thêm: Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học: Những điều cần biết
Tài liệu tập huấn STEM THCS
Ở giai đoạn THCS, độ khó và độ rộng của các môn học cao hơn hẳn so với cấp 1. Hơn thế nữa, một số môn học mới còn được đưa vào chương trình. Cụ thể phải kể đến như Hóa học, Vật lý, Sinh học.
Trẻ cấp 2 thay đổi tâm sinh lý dễ nổi loạn
Mặt khác, đây cũng là thời kỳ trẻ dễ nổi loạn. Những thay đổi về mặt tâm/sinh lý ở tuổi dậy thì có thể khiến học sinh trở nên khó bảo.
Tuy nhiên, giai đoạn này bé rất yêu thích khám phá. Đồng thời các hoạt động tập thể cũng có sức hấp dẫn lớn đối với học sinh cấp 2.
Do đó, thầy cô cần xây dựng bài giảng có sự kết nối kiến thức của các môn học kể trên chặt chẽ và khéo léo.Đồng thời việc thiết kế bài học sinh động, tập trung vào các vấn đề thực tiễn. Mặt khác, cấu trúc của chương trình cần đảm bảo theo đúng quy trình thiết kế kỹ thuật.
Tài liệu giáo dục STEM THCS giúp gì cho thầy cô?
Tài liệu tập huấn STEM THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn kỹ lưỡng về:
- Phương pháp dạy bài học STEM.
- Hình thức tổ chức các bài học STEM sao cho lôi cuốn, giúp học sinh hứng thú.
- Gợi ý xây dựng nội dung bài giảng liên quan mật thiết tới các kiến thức về Toán học, Khoa học,…mà học sinh đã và đang học.
Đồng thời, tài liệu còn định hướng giúp thầy cô lựa chọn chủ đề, xác định vấn đề cần giải quyết. Thông qua đây, bạn còn nắm được quy trình tổ chức thực hiện bài học STEM.
Vì thế, thầy cô có thể tham khảo thêm tài liệu tập huấn STEM cấp Trung học:
Giáo viên nên tham khảo thêm nội dung các chương trình STEM lớp 6-9:
Xem thêm: Giáo dục STEM THCS: Phương pháp và nguồn lực học tập thế nào thì phù hợp?
Tài liệu tập huấn STEM THPT
Mục tiêu của giáo dục STEM THPT nhằm giúp học sinh kết nối kiến thức liên môn hiệu quả. Đồng thời các bài học ở giai đoạn này cần gợi mở để trẻ giải quyết các câu hỏi khó, tư duy cấp độ cao hơn.
Giáo dục STEM ở trường THPT tốt sẽ giúp trẻ chủ động tư duy, sáng tạo hiệu quả. Mặt khác, học sinh còn có thể định hướng được nghề nghiệp phù hợp với thế mạnh của mình. Từ đây, trẻ còn hình dung ra lộ trình phía trước giúp mình đạt đến đích thành công như ý.
Quý thầy cô có thể tham khảo thêm chương trình giáo dục STEM THPT:
Ngoài ra, giáo viên có thể xây dựng bài học STEM theo chủ đề theo:
Các lưu ý cần biết khi sử dụng tài liệu tập huấn STEM
Vừa rồi là một số tài liệu tập huấn STEM của Bộ Giáo dục Đào tạo. Đồng thời bài viết còn chia sẻ thêm nội dung bài giảng đã áp dụng thành công tại các trường Tiểu học, THCS, THPT.
Hi vọng qua đây giúp quý thầy cô có thêm định hướng hay. Mục đích nhằm triển khai phương pháp đào tạo mới kể trên hiệu quả như ý.
Để giáo dục STEM mang lại những cải thiện vượt trội cho học sinh, nhà trường và giáo viên cũng nên lưu ý:
- Xây dựng giáo án phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện tại.
- Nên thiết kế bài giảng đơn giản, dễ hiểu, trực quan, thời gian thực hiện ngắn,…tương ứng với từng độ tuổi. Nhờ thế trẻ tiếp cận kiến thức mới với tâm thế chủ động, hào hứng. Đây mới là bí quyết giúp kết quả học tập thay đổi tích cực như ý.
- Đồng thời, thầy cô nên trình bày bài giảng sinh động, đẹp mắt. Cách này giúp trẻ tập trung vào nội dung bài học tốt hơn.
Nhờ thế, hiện tượng xao nhãng, cảm thấy tẻ nhạt, đơn điệu,…trong mỗi bài giảng cũng được khắc phục hiệu quả hơn.
Ngoài các tài liệu STEM được Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn và cung cấp, các thầy cô cũng có thể tham khảo các giáo trình STEM theo độ tuổi để thêm nguồn tài liệu giảng dạy cho học sinh.
Xem thêm:
- 12 bước thiết kế giáo án STEM hiệu quả: Có thể bạn chưa biết
- Nội dung chương trình tập huấn giáo dục theo định hướng STEM tại Việt Nam
- Hướng dẫn dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông
- Top 10 sách giáo dục STEM hay, vui, hữu ích cho trẻ
- Top 10 sách giáo trình STEM vừa học vừa chơi cho trẻ tiểu học
- Top 10 sách học STEM Robotics hay nhất cho trẻ em
- Top 10 sách học Coding – Lập trình cho trẻ em hay nhất
Mong rằng các chia sẻ vừa rồi giúp thầy cô có thêm định hướng hay để thiết kế bài giảng khi giáo dục STEM. Nếu cần thêm các tài liệu tập huấn STEM cụ thể cho từng lớp, quý thầy cô đừng quên kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ tốt hơn nữa ngay sau bài viết này!