Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học: Những điều cần biết

Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học: Những điều cần biết

Nội dung

Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học khác với giai đoạn THCS, THPT. Trẻ còn bỡ ngỡ, dễ xao nhãng, hay mất tập trung. Vì thế, việc tìm ra cách tiếp cận khiến học sinh thích thú rất quan trọng.

Bài viết dưới đây của Sylvan Learning Việt Nam không chỉ đề cập tới thực trạng giáo dục STEM ở tiểu học. Hơn thế nữa, thầy cô và quý phụ huynh còn nắm rõ hơn về đặc trưng của độ tuổi kể trên. Đồng thời có cái nhìn bao quát hơn về định hướng giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Thực trạng áp dụng giáo dục STEM cho học sinh tiểu học tại Việt Nam

Trước hết cần khẳng định, giáo dục STEM cho học sinh tiểu học là chủ chương đúng đắn. Thực tế các nước Mỹ, Canada, Anh, Phần Lan, Đức…phương pháp này đã được chú trọng từ lâu.

Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học: Những điều cần biết
Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học là chủ trương đúng đắn đang được nhiều cá nhân ủng hộ

Bản chất của giáo dục STEM là tạo ra phương pháp học liên môn. Cách này giúp học sinh kết nối kiến thức các môn Toán học, Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật với nhau. 

Trong khi đó, khi vào tiểu học, trẻ đã được làm quen với các môn “Tự nhiên và Xã hội”, “Khoa học”. Do đó, trẻ không cảm thấy bỡ ngỡ khi bắt đầu với chương trình giáo dục STEM.

Đến thời điểm hiện tại, đã có một số tổ chức đưa giáo dục STEM vào tiểu học. Không ít chương trình đạt được thành tích tốt. Tuy nhiên, cách dạy học vẫn đang theo hướng tiếp cận từng môn học riêng lẻ.

Do đó, khả năng kết nối  liên môn, liên ngành – vốn là đặc trưng cơ bản của STEM chưa được phát huy. Điều kể trên vô hình chung làm giảm hiệu quả của phương pháp đào tạo này. Để bắt kịp với trình độ áp dụng giáo dục STEM vào nhà trường phổ thông trên thế giới, chương trình giáo dục STEM tại Việt Nam cần nhiều cập nhật và cải tiến.

Xem thêm: Giáo dục STEM tại Việt Nam có theo kịp giáo dục STEM trên thế giới?

Đặc trưng của giáo dục STEM  cho học sinh tiểu học

Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học gặp nhiều khó khăn ở giai đoạn đầu. Bởi trẻ còn chưa kịp làm quen và thích nghi với cách học mới. 

Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học: Những điều cần biết
Trẻ tiểu học ham tìm hiểu, dễ bị chú ý bởi những điều mới lạ nhưng thiếu tập trung

Nếu như ở giai đoạn mầm non, các con đến lớp chủ yếu để vui chơi, thoải mái sáng tạo, không gò bó. Thì khi lên tiểu học, trẻ bắt đầu phải học và có nhiệm vụ hoàn thành các bài tập hằng ngày. Trẻ chỉ được vui chơi  vào giờ nghỉ giải lao.

Chính việc thay đổi môi trường học tập khiến trẻ còn nhiều bỡ ngỡ. Độ tuổi của các em cũng còn khá nhỏ, bản tính rất hiếu động, ham thích khám phá nhưng cũng mau chán. Nhìn chung đối tượng học sinh tiểu học thường dễ xao nhãng, thiếu tập trung.

Trẻ tiểu học có đặc điểm tư duy trực quan. Vì thế những lời nói suông, giảng giải nhưng không có ví dụ thường khó được bé tiếp nhận. 

Thay vào đó, giáo viên nên tạo các bài học vừa có kiến thức mới. Đồng thời buổi học vừa giúp trẻ được chơi phù hợp với lứa tuổi này hơn cả. Vì lẽ đó, giai đoạn này trẻ đặc biệt yêu thích robothọc robotics.

Hơn nữa, việc cho trẻ quan sát hoặc tự thực hiện các thí nghiệm khiến bé tập trung hơn. Kết hợp với việc đặt ra câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi từ hiện tượng/sự vật học sinh thấy rất có lợi. Cách này giúp bé phát triển tư duy, năng lực sáng tạo. 

Những năng lực kể trên sẽ tiếp tục được phát huy ở cấp học cao hơn. Điều đó giúp bé có kết quả học tập vượt trội.

Lợi ích của Giáo dục STEM đối với học sinh tiểu học 

Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học giúp trẻ yêu thích học tập. Các con chủ động theo dõi các bài học và tham gia nhiệt tình hơn.

Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học: Những điều cần biết
Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học giúp trẻ có nền tảng kiến thức vững vàng cho các cấp tiếp theo

Phương pháp này đề cao tính thực tiễn. Vì thế trẻ được trải nghiệm thực hành nhiều hơn. Hình thức kể trên giúp bé tạo ra sản phẩm, lắp ghép dựa trên kiến thức đã học được. Nhờ tiếp cận với lập trình, sự sắp xếp,…tư duy sáng tạo của trẻ được kích thích mỗi ngày.

STEM mang tới cách dạy học liên môn và tạo ra cơ hội để trẻ thực hành nhiều hơn. Yếu tố này giúp bé nâng cao kiến thức thêm đa dạng, phong phú. Đồng thời trẻ còn xây dựng được nhiều kỹ năng mềm. Đây là cách hay để bé làm việc theo đội nhóm tốt hơn.

Quan trọng hơn cả, phương pháp đào tạo kể trên còn là nền tảng để bé tiếp nhận kiến thức hiệu quả ở các cấp cao hơn. Nhờ thế giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông còn có nhiều thành tích nổi bật hơn.

Xem thêm: Top 8 lợi ích của mô hình giáo dục STEM

Ứng dụng Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học: Làm sao để thành công?

Hiểu rõ được đặc điểm tư duy của đối tượng học sinh tiểu học là nền tảng giúp chúng ta xây dựng nội dung đào tạo STEM phù hợp. 

Giáo án STEM cho học sinh tiểu học cần phù hợp

Giai đoạn này thầy cô nên xây dựng giáo án sinh động, dễ hiểu, ngắn gọn. Các kiến thức không nên quá hàn lâm sẽ khiến bé khó tiếp nhận.

Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học: Những điều cần biết
Giáo án STEM cho học sinh tiểu học nên sinh động, tránh hàn lâm

Đồng thời, giáo viên nên lồng ghép kiến thức đa môn trong mỗi bài học. Nhờ vậy khả năng kết nối thông tin mới từ các lĩnh vực khoa học, công nghệ, toán học, kỹ thuật của trẻ được bồi dưỡng.

Giai đoạn tiểu học trẻ rất hiếu động và dễ bị tập trung bởi những điều mới, lạ. Do đó, việc chú ý tới hình thức trình bày trong mỗi bài giảng cũng rất quan trọng. Việc kích thích thị giác của bé qua màu sắc, thính giác qua âm thanh,…sẽ giúp bé tập trung vào bài học hơn.

Sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu thầy cô liên tục kết nối kiến thức trong sách vở với đời sống thực tế. Điều này giúp trẻ sớm có kỹ năng vận dụng các nội dung được học vào thực tiễn. 

Xem thêm: 12 bước thiết kế giáo án STEM hiệu quả: Có thể bạn chưa biết

Phát triển phương pháp học theo dự án, CLB

Song song với đó, nhà trường và thầy cô nên giáo dục STEM tiểu học theo dự án, CLB STEM, ngày hội STEM.

Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học: Những điều cần biết
Hoạt động dạng CLB giúp trẻ nâng cao kỹ năng mềm, biết làm việc nhóm tốt hơn

Điểm chung của hình thức kể trên là giúp học sinh phát triển kỹ năng mềm. Các bé cần hợp tác với nhau để hoàn thiện các sản phẩm gắn liền với thực tế. 

Xem thêm: Phương pháp giáo dục STEM là gì? Mục tiêu và 3 phương pháp chính

Hoạt động STEM kết hợp hoạt động thể chất 

Tạo ra các hoạt động STEM kết hợp thể chất rất có ích. Cách này “đánh thức” các giác quan khiến trẻ chú ý hơn vào nội dung bài học.

Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học: Những điều cần biết
Hoạt động thể chất kết hợp hoạt động STEM giúp trẻ có sức khỏe tốt, linh hoạt hơn

Hơn thế nữa, vận động còn là cách thông minh để tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, rèn sức bền thể lực. Chỉ khi trẻ có sức khỏe tốt thì não bộ mới phát huy hết khả năng tư duy và sáng tạo.

Đây cũng là lý do các hoạt động STEM ngày càng được chú ý. Bạn nên xem thêm nội dung bài kể trên để  có gợi ý hay cho chương trình đào tạo trẻ tiểu học hiệu quả.

Một tòa lâu đài chỉ kiên cố khi nền móng của nó được xây dựng vững chắc. Do đó, giáo dục STEM ở tiểu học chính là nền tảng để phương pháp đào tạo kể trên phát huy hiệu quả tốt hơn nữa khi lên các cấp cao.

Càng làm tốt chương trình giáo dục STEM cho học sinh tiểu học bao nhiêu thì thầy cô, phụ huynh, học sinh,… sẽ  bớt phần vất vả bấy nhiêu ở lộ trình tiếp theo. Hi vọng các chia sẻ vừa rồi của Sylvan Learning Việt Nam giúp bạn có thêm gợi mở hay để trẻ đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong tương lai.

Học thử 2 buổi miễn phí 
lắp ráp và lập trình Lego Edu

















    HẤP THU KIẾN THỨC, CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP

    với phương pháp CLIL (Tích hợp nội dung – ngôn ngữ) lồng ghép nội dung học đa dạng về văn hóa, xã hội, khoa học và Project-based Learning (Học theo dự án) thúc đẩy sự sáng tạo, chủ động trong các hoạt động học tập

    XÂY DỰNG KỸ NĂNG NGÔN NGỮ

    để phối hợp Nghe – Nói – Đọc – Viết hiệu quả, hình thành sở thích đọc sách, phát triển tinh thần thích khám phá, chủ động tìm kiếm thông tin

    CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NHI

    với các bài tập làm quen đề thi Cambridge STARTERS – MOVER – FLYERS, vừa giúp đạt kết quả thi mong muốn, vừa cải thiện hiệu quả học chính khóa

    HOÀN THIỆN KIẾN THỨC

    qua phương pháp English 21+ và Project-based
    Learning (Học theo dự án) chú trọng hoàn
    thiện kiến thức tiếng Anh học thuật (vốn từ, cấu trúc ngữ pháp,
    ngữ điệu…) và kết hợp thực hành,
    tương tác theo tình huống
    giao tiếp thực tế

    PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG 4Cs TOÀN DIỆN

    là bộ kỹ năng quan trọng để phát triển trong thế kỷ 21
    (gồm Tư duy phản biện – Sáng tạo – Hợp tác – Giao Tiếp),
    tạo nền tảng tốt cho định hướng học tập và lựa chọn
    nghề nghiệp tương lai

    CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NIÊN

    với các bài tập làm quen đề thi Cambridge KET – PET
    – FCE giúp tăng sự tự tin và sự chuẩn bị kỹ càng cho
    các kỳ thi tiếng Anh quan trọng (IELTS, TOEIC, SAT…)

    Vui lòng nhập lại thông tin, chúng tôi sẽ gọi lại bạn