Giáo dục STEM tại Việt Nam chỉ mới được giới thiệu cách đây khoảng hơn 10 năm. Lúc đầu nó hướng đến các thành phố lớn và tập trung vào mảng robot, lập trình. Tuy nhiên hiện nay, STEM đã trở thành từ khóa phổ biến trong lĩnh vực giáo dục.
Vậy các chuyên gia đánh giá giáo dục STEM tại Việt Nam như thế nào? Có theo kịp giáo dục STEM trên thế giới? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả bằng những thông tin bổ ích ngay sau đây
Giáo dục STEM trên thế giới
Giáo dục STEM trên thế giới ra đời khi Mỹ cần thay đổi để giữ vững vị thế bá chủ. Hơn nữa sự có mặt của công nghệ cũng tác động không nhỏ tới phương pháp đào tạo này.
STEM ra đời trong hoàn cảnh nào?
STEM ra đời trong hoàn cảnh giáo dục Mỹ ngày càng đi xuống. Dễ nhận thấy hơn nửa thế kỷ trước, Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu về giáo dục. Đây là nước đầu tiên hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông.
Tuy vậy, nửa thế kỷ trở lại đây, chất lượng giáo dục Mỹ đang có nhiều biểu hiện yếu kém rõ rệt. Kiến thức và khả năng vận dụng vào thực tế của học sinh nước này thấp hơn so với một số quốc gia khác.
Hơn thế nữa, xã hội ngày càng có nhu cầu lớn về nhân lực trình độ cao. Nhiều doanh nghiệp cần tới nhân sự làm việc được ngay, thích ứng với môi trường đa ngành tốt. Tình hình này đặt Mỹ buộc phải lựa chọn một trong hai phương án sau.
Một là Mỹ cần thay đổi phương pháp, cải cách giáo dục theo hướng tích hợp nội dung của nhiều môn học khác nhau. Hai là họ cần thay đổi chính sách nhập cư để tuyển dụng nhân tài trên toàn thế giới.
Dễ nhận thấy, Mỹ vẫn nuôi tham vọng duy trì vị thế số một của mình. Vì thế họ quyết định cải cách giáo dục. Bắt đầu từ đây, giáo dục STEM được chú ý và quan tâm nhiều hơn.
Đặc biệt, trong một bài phát biểu năm 2009, tổng thống Obama nhấn mạnh rằng Mỹ cần xem giáo dục STEM là ưu tiên hàng đầu trong thập niên tới.
Công nghệ thay đổi kinh tế
Chẳng khó để nhận ra công nghệ ngày càng xâm nhập sâu vào đời sống loài người. Nó có mặt ở tất cả các lĩnh vực và làm thay đổi đáng kể cách vận hành của kinh tế.
Ví dụ điển hình nhất phải kể đến Uber. Đây là công ty chuyên về dịch vụ đặt xe hàng đầu thế giới. Thế nhưng hãng này lại không có một chiếc xe nào cả.
Hoặc Bitcoin- khi mới ra đời không hề được chính phủ nào đảm bảo, không quy đổi được ra vàng bạc hay đá quý. Thế nhưng hiện tại nó lại là đồng tiền ảo mạnh nhất tính đến thời điểm này. Giá trị của Bitcoin rơi vào khoảng 8800 đô.
Tóm lại, trong thời đại công nghệ đang làm chủ như hiện nay, chúng ta không thể giáo dục theo các môn học đơn lẻ. Hơn nữa, chương trình đào tạo càng khó có thể tách rời khỏi những công cụ hiện đại.
STEM ở Mỹ nhận được sự quan tâm từ Quốc hội đến người dân
Đứng đầu trong giáo dục STEM trên thế giới không thể không nhắc đến cường quốc Mỹ. Từ Quốc hội, Tổng thống đến Bộ Lao động và người dân đều thúc đẩy chương trình giáo dục này. Nó xuất phát từ bài toán liên quan đến chất lượng lao động trong tương lai.
Hàng năm Nhà Trắng sẽ tổ chức sự kiện Science fair từ cấp trường đến quốc gia. Tổng thống dành cả ngày để trao đổi và trò chuyện với các nhà khoa học nhí. Điều này khẳng định tầm quan trọng và sự quan tâm của nước Mỹ đến STEM.
Úc đưa STEM đến với nhiều chương trình tiếp cận cấp Quốc gia
Bên cạnh đó, Úc cũng đầu tư, quan tâm đưa STEM đến nhiều chương trình tiếp cận cấp Quốc gia. Năm 2009, Invigorating STEM ra đời và làm giàu tri thức cho học sinh trung học tại Sydney. Chương trình này cung cấp các hoạt động cho học sinh và gia đình trong STEM.
Không dừng lại ở đó, sự công nhận cấp quốc gia về chương trình iSTEM bao gồm các giải thưởng:
- Giải thưởng NSW State Engineering and Science về Đổi mới trong giảng dạy Toán và Khoa học.
- Giải thưởng Nhân quyền Hàng năm của Tổ chức GoWest.
- giải thưởng của Thủ tướng Chính phủ về Giảng dạy Khoa học Trung cấp.
Canada có đến hơn 30% sinh viên tốt nghiệp từ các ngành STEM
Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến Canada- đất nước đứng 12 trong 16 nước có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp theo học STEM. Có đến hơn 30% sinh viên tốt nghiệp bậc đại học đến từ các ngành như:
- Khoa học.
- Toán học.
- Khoa học máy tính.
- Kỹ thuật.
- Mỹ thuật…
Đặc biệt các tổ chức hướng đạo sinh đã áp dụng chương trình tương tự như Mỹ. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển STEM. Năm 2011, Canada Seymour Schulich đã thành lập lên quỹ Học bổng Schulich Leader trị giá 100 triệu đô la.
Theo đó, quỹ học bổng này dành cho sinh viên bậc đại học tham gia chương trình STEM tại 20 tổ chức. Mỗi năm 40 sinh viên sẽ được lựa chọn để nhận giải thưởng. Nhờ vậy, chương trình này thu hút thanh thiếu niên đam mê và hứng thú vào các lĩnh vực STEM.
Ngoài ra, quỹ học bổng này cũng cung cấp cho 5 trường đại học tại Israel. Các nước luôn có sự kết nối và giao lưu với nhau, trao đổi sinh viên cùng học tập để biết được những điều mới lạ. Vì lẽ đó, họ cùng lớn mạnh và đào tạo ra nguồn lao động chất lượng trong tương lai.
Hàn Quốc với quan niệm đổi mới nền giáo dục MAD
Không chỉ các nước phát triển như Mỹ , Úc hay Canada, rất nhiều nước châu Á cũng rất quan tâm đến STEM. Điển hình phải nhắc đến xứ sở Kim chi, giáo sư Peck Cho đến từ trường Đại học Hàn Quốc khẳng định Nền giáo dục Hàn Quốc có nhiều sự giận dữ – MAD được thể hiện như:
- Memorizing- Ghi nhớ.
- Analyzing- Phân tích.
- Data processing- Xử lý dữ liệu.
Đây là nền giáo dục chỉ nhồi nhét kiến thức, áp đặt và bắt học sinh ghi nhớ. Nó gây áp lực và khiến các em không còn cảm thấy hạnh phúc khi đến trường. Nếu muốn tương lai đất nước phát triển, các trường học cần phải thay đổi.
Với kinh nghiệm đào tạo hơn 11000 hiệu trưởng tại Hàn Quốc, Giáo sư đã thiết kế chương trình “Thầy cô chúng ta thay đổi”. Ở đó, học sinh không còn là những con rối, áp lực vì phải đạt điểm cao, trường đại học tốt.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần tiến lên mức cao hơn nữa đòi hỏi giáo dục cần thay đổi để đào tạo nhân lực chất lượng. Ước tính có khoảng 70% công việc mới được sản sinh trong giai đoạn 2020-2030. Đồng thời đến 80% công việc hiện tại sẽ biến mất do máy móc thay thế.
Xem thêm: Top 3 xu hướng giáo dục STEM trên thế giới năm 2021
Giáo dục STEM tại Việt Nam
Sau khi đã đi 1 vòng quanh các nước lớn và đứng đầu về giáo dục STEM. Tin rằng bạn đọc đã thấy được tầm quan trọng và cách họ tiếp cận với học sinh. Ngay sau đây chúng ta cùng tìm hiểu STEM tại Việt Nam diễn ra như thế nào nhé!
Giáo dục STEM tại Việt Nam được các tổ chức đào tạo tư nhân nhanh nhạy đưa vào nước ta. Những thay đổi tích cực đã khiến phương pháp này nhận được nhiều đánh giá cao.
Một số quan điểm về Giáo dục STEM tại Việt Nam
Nắm giữ vai trò là thành viên Ban Phát triển CT GDPT Tổng thể, Chủ biên CT môn Công nghệ, PGS.TS Lê Huy Hoàng cho biết. STEM nắm giữ vai trò thúc đẩy giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông còn thể hiện phương pháp học tiếp cận liên môn. Nhờ đó, người học dễ dàng phát triển năng lực và phẩm chất hơn cả.
Trong khi đó, GS. TSKH Đỗ Đức Thái cho rằng, STEM giúp học sinh vừa tiếp cận được kiến thức, vừa vận dụng thực tế hiệu quả. Ông hiện là thành viên Ban Phát triển CT GDPT tổng thể, Chủ biên CT môn Toán.
Ông nhấn mạnh phương pháp này giúp hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Đây là cách học sáng tạo khuyến khích đối tượng mở rộng kiến thức. Đồng thời các em dần biết chế biến lại thông tin phù hợp để giải quyết tốt từng tình huống.
Thầy Lê Xuân Quang(ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng khi áp dụng STEM cần lưu ý một số điểm. Cụ thể nhà trường nên đưa các tình huống để kích thích khả năng sáng tạo, vận dụng tri thức của học sinh. Nhờ thế các em có cơ hội dám nghĩ, dám làm và rèn được nhiều kỹ năng thích ứng tốt hơn.
Mặt khác, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định đề nghị Bộ hỗ trợ nguồn chuẩn về STEM. Đồng thời, các đơn vị cần tăng cường đào tạo với chuyên gia nước ngoài. Mục đích nhằm giúp giáo viên truyền đạt kiến thức tốt hơn.
Mục tiêu của chính sách Giáo dục STEM tại Việt Nam
Chính sách Giáo dục STEM tại Việt Nam được định hướng tạo ra phương pháp tiếp cận liên môn. Theo đó, nội dung đào tạo sẽ kết hợp giữa Toán học, Khoa học tự nhiên, Công Nghệ và Tin học.
Đặc biệt, vai trò của các môn Tin học và giáo dục công nghệ được nâng lên đúng vị trí. Mô hình giáo dục STEM ở lớp 11, 12 sẽ là các hoạt động ở hình thức câu lạc bộ. Sau đó, chúng ta có thể triển khai trên quy mô địa phương, trường học, tổ chức xã hội.
Về chương trình giáo dục công nghệ, trường cấp ba sẽ đưa STEM vào chủ đề Mạch Thiết kế và Công nghệ. Tuy nhiên, việc triển khai ý tưởng kể trên cần dựa vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường.
Đồng thời, để giáo dục STEM có chất lượng chuẩn, cần chuẩn hóa đội ngũ giáo viên công nghệ. Ý kiến của PGS. Lê Huy Hoàng cho rằng nên kết nối với các nhà khoa học. Nhờ thế, chương trình đào tạo STEM ở THPT sẽ có hiệu quả cao hơn.
Mục tiêu của chính sách Giáo dục STEM tại Việt Nam nhằm giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tế. Mặt khác, người học sáng tạo và chủ động hơn khi có các tình huống phát sinh. Đây là hướng đi đúng đắn để thế hệ trẻ kịp thích ứng với cách mạng công nghệ 4.0.
Thực trạng Giáo dục STEM tại Việt Nam
Dễ nhận thấy giáo dục STEM đang phát triển mạnh ở thị trường trước khi đưa vào trường học. Tình trạng kể trên đang khá ngược so với kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển.
Sau 6 năm phát triển, giáo dục STEM có nhiều thành tựu. Hình thức này được triển khai ấn tượng trên thị trường kinh doanh giáo dục và các hoạt động xã hội hóa.
Cụ thể không ít trung tâm ngoại ngữ, trung tâm kỹ năng sống đang mở khóa học STEM. Nội dung của các chương trình này thu hút đông đảo học viên tham gia. Chủ đề kể trên cũng được nhiều trại hè áp dụng hiện nay.
Sự kiện STEM giúp truyền cảm hứng học tập
Tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn ứng dụng phương pháp STEAM trong giáo dục vào ngày 23/9. Bộ Giáo dục và đào tạo, đại sứ quán Đan Mạch cùng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Mục tiêu là chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình ứng dụng, thúc đẩy STEM ở Việt Nam.
Đại sứ Đan Mạch Kim Højlund Christensen nhấn mạnh rằng STEM không đào tạo ra các nhà khoa học. STEM truyền cảm hứng học tập, giúp học sinh kết nối nội dung kiến thức với thế giới xung quanh. Kỹ năng thực hành, áp dụng vào thực tiễn đóng vai trò hàng đầu.
Hoạt động STEM diễn ra tại nhiều trường học trên cả nước
Thêm vào đó, Thứ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Việt Nam đang thực hiện đổi mới trong nền giáo dục. Cụ thể giáo dục sẽ chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học hơn thay vì chỉ truyền khối lượng lớn kiến thức.
Hệ thống trường học áp dụng phương pháp dạy học tích cực. Chương trình Ngày hội STEM được tổ chức hàng năm vào ngày 18/5 tại nhiều trường tại Việt Nam. Các em học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động, trưng bày sản phẩm sáng tạo của riêng mình.
Vì lẽ đó, ngày hội STEM là yếu tố truyền thông cộng đồng, kết nối hệ sinh thái giáo dục tại Việt Nam. Nó khơi gợi niềm đam mê, sự thích thú khi tiếp cận cùng chương trình giáo dục này. Các em thỏa sức thực hiện những dự án thú vị mà mình mong muốn.
Câu lạc bộ STEM diễn ra dưới 2 dạng xã hội hóa và ngoại khóa
Chưa hết, hiện nay ở Việt Nam, các hoạt động STEM thường tổ chức dưới dạng câu lạc bộ với 2 loại chính:
Yếu tố | CLB xã hội hoá | CLB ngoại khoá |
Địa điểm | Khu vực Thành phố | Khu vực nông thôn |
Đối tượng | Công ty kết hợp với nhà trường tổ chức, phụ huynh chi trả thêm cho các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường. | Giáo viên nhà trường qua quá trình đào tạo, tập huấn tự duy trì. |
Hoạt động | Tập trung vào 2 mảng chính là Robot và Lập trình. | Làm quen với các chủ đề tích hợp STEM. Học sinh thực hành theo hướng dẫn của thầy cô. |
Nói tóm lại sau khi nắm được giáo dục STEM tại thế giới và Việt Nam, chúng ta có một số đánh giá khách quan như sau:
Mặc dù tại Việt Nam STEM đã dần là từ khóa trong lĩnh vực giáo dục nhưng chưa thật sự thể hiện đúng mục tiêu của chương trình này. Giáo dục STEM định hướng dạy học mang tính ứng dụng thực hành gắn liền với thực tiễn cuộc sống.
Tuy nhiên các tổ chức chỉ dạy tiến hành những thí nghiệm vật lý, hóa học hay lắp ráp. Cao cấp hơn là lập trình cho một con robot cụ thể. Điều này đúng nhưng chưa thật sự đủ và thể hiện hết mục tiêu của STEM.
Các câu lạc bộ STEM đa phần còn do giáo viên định hướng và tổ chức các hoạt động. Học sinh chỉ mang tính chất thực hành và làm theo hướng dẫn. 1 câu lạc bộ sẽ thật sự tốt khi chính các em tự vận hành, kêu gọi tài trợ và tạo ra các hoạt động của riêng mình.
Đã làm tốt từ dưới lên
Kết quả của dự án thí điểm “Áp dụng phương pháp giáo dục STEM của Vương quốc Anh vào bối cảnh Việt Nam 2016-2017” phần nào nói lên các tác động tích cực của phương pháp đào tạo kể trên.
Nội dung của chương trình vừa nhắc tới được áp dụng tại 15 trường THCS và THPT. Các trường này thuộc Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định và Quảng Ninh. Điểm chung dễ nhận thấy là STEM đã khơi gợi được hứng thú của cả thầy cô lẫn học sinh.
Từ đó, không ít phát kiến hay đã ra đời, cụ thể phải kể đến như:
- Dự án trồng cây thâm canh trên phần mái(trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định).
- Dự án “Máy thu rác trên Vịnh Hạ Long”(THPT Hòn Gai).
- Dự án “Thiết bị chống đuối nước”(THPT Hòn Gai).
- Dự án phần mềm điện thoại thông minh giúp tàu thuyền nhỏ phát tín hiệu cứu hộ khi cần.
Điều kể trên cho thấy, giáo dục STEM ở Việt Nam đã làm tốt từ dưới lên. Nhiều cá nhân tâm huyết trong lĩnh vực này đang đợi thêm chủ trương và chỉ đạo từ trên xuống. Tuy vậy, dù sao thì việc triển khai giáo dục STEM tại Việt Nam cũng có nhiều tín hiệu đáng mừng, ấn tượng. Hi vọng phương pháp đào tạo này sẽ được giúp đỡ từ các tổ chức lớn trên thế giới. Đây là hướng đi đúng đắn giúp thế hệ trẻ Việt chủ động, sáng tạo hơn trong thời kỳ số hóa.
Xem thêm:
- Nội dung tập huấn chương trình giáo dục theo định hướng STEM tại Việt Nam
- Tài liệu tập huấn STEM của Bộ Giáo dục Đào tạo
- 7 bước thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường
- 12 bước thiết kế giáo án STEM hiệu quả: Có thể bạn chưa biết
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã nắm được tình hình giáo dục STEM tại Việt Nam. Hiện nay đã có sự bùng nổ và được nhiều đối tượng quan tâm nhưng chưa thật sự phát huy đúng mục tiêu. Mong rằng trong tương lai, giáo dục nước ta sẽ sánh ngang cùng các các nước trên thế giới.