Trong những năm gần đây, phương thức rèn luyện trí não và kỹ năng tư duy logic cho trẻ thông qua các bài tập toán tư duy trở nên phổ biến. Vậy, để việc học của trẻ trở nên hiệu quả hơn, thì cả phụ huynh và thầy cô nên nắm vững trọng điểm kiến thức các bài tập toán tư duy để kết hợp dạy cho trẻ ở trường lẫn ở nhà.
8 dạng bài tập toán tư duy cho trẻ mầm non
Dạng toán tập đếm và nhớ mặt số phù hợp cho trẻ 4-5 tuổi
Ở dạng toán này, nhiệm vụ của người dạy là giúp trẻ đọc và đếm được từ chữ số 0 trở đi. Tùy vào năng lực tiếp thu nhanh – chậm của trẻ mà bạn có thể chia nhóm ra học như: từ 0 đến 10, từ 10 đến 100 hoặc từ 0 đến 100,…hoặc hơn. Bên cạnh kỹ năng nhìn đọc và nhìn đếm, người dạy còn tập trung hoàn thiện kỹ năng nhớ viết và nhớ đếm các chữ số cho trẻ.
Người dạy có thể đưa ra các thử thách nhớ giúp trẻ có hứng thú và cảm nhận “thành tựu” khi học bằng cách
- Cho trẻ đếm số từ bất ký số nào cho trước.
- Đếm dãy số theo chiều thuận rồi lại theo chiều ngược lại.
- Mở rộng kiến thức bằng cách nhớ chữ số đặc thù bằng cách gọi khác/ ý nghĩa khác như: 1 thập kỷ = 10 năm, 1 thế kỷ = 100 năm,…
- Kết hợp với các trò chơi, câu đố, dụng cụ hỗ trợ học tập sinh động, thú vị.
Dạng bài tập toán tư duy cho trẻ 4-5 tuổi tìm quy luật và định vị hàng và lớp
Đây là dạng bài tập và kiến thức cung cấp cho trẻ sau khi rèn luyện được cách đọc, viết và đếm được chữ số, chuỗi số một cách thuần thục. Người dạy thông qua các dạng bài tập toán tư duy cho trẻ 4-5 tuổi, sẽ giúp trẻ hiểu được quy luật của các con số nối tiếp nhau thành chuỗi số hơn/ kém nhau một đơn vị. Bên cạnh đó, rèn luyện cho trẻ khả năng định vị hàng và lớp như: chuỗi số từ 0 đến 10 có bao nhiêu chữ số?… Bước đầu hình thành cho trẻ kiến thức về số lớn, số nhỏ và so sánh các chữ số.
Dạng bài tập toán tư duy cho trẻ 4-5 tuổi về so sánh và sắp xếp các chữ số và chuỗi chữ số
Đối với dạng toán này, người dạy chỉ cần giúp trẻ vận dụng các kiến thức về chữ số đã học được vào việc so sánh: lớn, nhỏ, bằng và sắp xếp đúng vị trí của các số. Đây là dạng bài tập toán tư duy giúp trẻ củng cố lại kiến thức về chữ số, quy luật số sâu hơn, vững hơn và rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức linh hoạt hơn.
Dạng bài tập toán tư duy cho trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng tính và sử dụng phép tính
Dạng toán này, người dạy có thể căn cứ vào trình độ của trẻ mà giới hạn phạm vi như: phép tính dưới 5 (phù hợp cho trẻ 4 tuổi), phép tính dưới 10 (phù hợp cho trẻ mầm non), … hoặc hơn. Mục tiêu của các dạng bài tập này là giúp trẻ rèn luyện não bộ tư duy và khả năng suy luận để giải quyết vấn đề bằng các phép tính đơn giản cộng, trừ. Kết quả cần đạt là giúp trẻ vận dụng các kiến thức để thực hiện các phép tính cộng/ trừ đơn giản nhanh chóng, nhuần nhuyễn.
Dạng bài toán tư duy nhận biết và phân tích sâu các số từ 1-10
Kiến thức trọng tâm trẻ cần nắm vững ở dạng bài tập này là:
- Cấu tạo của chuỗi số từ 0 – 10 và từ 1 – 10 gồm những chữ số nào? Đồng thời rèn luyện cho trẻ thành thạo các phép tính cộng/ trừ đơn giản giới hạn bởi 10.
- Trẻ nhận biết được hàng đơn vị, hàng chục trong các số có 2 chữ số. Đồng thời, trẻ cần nắm chắc quy tắc sắp xếp và cộng dồn các số 2 chữ số không tròn chục sau số 10 ví dụ như: chuỗi 11-19, 21 – 29, …
- Trẻ có thể tư duy và phân tách các số 2 chữ số từ 11 – 19 thành cấu trúc: 10 + x (x là số bất kỳ từ 1 – 9).
- Bước đầu cho trẻ làm quen với phân số bằng cách cho trẻ phân tách các số trong dãy số với cấu trúc 10/x (x là các số tròn chục như: 10, 20, 30, …)
Các dạng bài tập toán tư duy cho trẻ 4-5 tuổi về đo lường, đơn vị đo lường
Ở dạng bài tập này, người dạy cần giúp trẻ phân biệt và nhớ được đơn vị đo của chiều dài và cân nặng. Đồng thời, hỗ trợ trẻ thực hiện đo lường và đọc được định lượng đo được. Và kết quả tốt nhất đạt được ở dạng toán này là trẻ có thể so sánh và đưa ra kết quả về các số đo.
Dạng bài tập tư duy giúp trẻ phân loại dữ liệu, hiểu và thể hiện dữ liệu dưới dạng hình họa/ đồ thị
Kiến thức trẻ cần nắm vững ở dạng bài tập này là nhận thức được dữ liệu (con số, số lượng, đối tượng…). Từ đó, trẻ có thể tìm ra điểm chung/ riêng, để tiến hành sắp xếp và phân nhóm (nhỏ hơn / lớn hơn / bằng/ cùng đơn vị…). Người dạy nên mở rộng kiến thức và rèn luyện kỹ năng hiểu của trẻ, bằng cách phân nhóm hoặc sắp xếp kết quả bằng hình vẽ hoặc thể hiện bằng đồ thị. Đây cũng là dạng bài tập giúp trẻ làm quen với hình học/ đồ thị.
Dạng toán phân biệt phân biệt hình khối, hình dáng và xác định được vị trí trái – phải, trên – dưới, bên cạnh
Ở dạng bài tập toán tư duy cho trẻ 4-5 tuổi, người dạy cần truyền tải và giúp trẻ nắm vững được kiến thức về:
- Nhận diện và gọi được tên của nhóm hình phẳng (2D) gồm có: hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, hình lục giác, …
- Nhận diện và gọi được tên của nhóm hình khối (3D) gồm có: hình nón, hình cầu, hình lập phương, hình trụ)
Đôi với mảng kiến thức này, người dạy nên mở rộng kiến thức về nhận diện không gian cho trẻ như không gian 2D, không gian 3D, Bên cạnh đó, rèn luyện tư duy cho trẻ bằng cách ghép các hình khác nhau để tạo thành các hình mới.
Mặt khác, là kiến thức xác định vị trí cho trẻ. Bằng cách nhớ và phân biệt các vị trí chỉ phía trên, phía dưới, bên cạnh, phía trước, phía sau.
⇒ Xem thêm:
- Hướng dẫn thực hành bài tập toán tư duy cho bé 4-5 tuổi
- Top 8 dạng bài tập toán tư duy cho trẻ 4 tuổi hè 2021
- Top 10 dạng bài tập toán tư duy cho trẻ 5 tuổi hè 2021
4-5 tuổi là thời gian lý tưởng để trẻ rèn luyện trí não và những kỹ năng cần thiết thông qua học toán tư duy. Bằng việc nắm vững các trọng điểm kiến thức của các bài tập toán tư duy cho trẻ, thầy cô và cha mẹ có thể chủ động giảng dạy và đưa ra lộ trình học tập hiệu quả cho con em mình.