Hướng dẫn thực hành dạy toán tư duy cho trẻ mầm non trở nên quan trọng, khi đây là cầu nối đầu tiên giúp trẻ làm quen với Toán và định hướng trẻ yêu thích Toán tư duy một cách tự nhiên nhất. Với việc nắm vững các bước hướng dẫn thực hành bên dưới, cả phụ huynh lẫn thầy cô đều có thể tự tin tạo cho bé môi trường toán hấp dẫn, thú vị và đem lại hiệu quả cao.
Vì sao cần chú trọng thực hành dạy toán tư duy cho trẻ mầm non?
Bạn có biết, giai đoạn đầu đời của trẻ là thời điểm lý tưởng nhất để sớm khơi gợi hứng thú của trẻ với con số và toán học? Việc trẻ tiếp xúc với toán càng sớm sẽ giúp trẻ hình thành tư duy càng sớm, đem đến năng lực tiếp thu và học tập tốt hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch ngay từ xuất phát điểm trên con đường học tập của trẻ sau này.
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp dạy toán tư duy cho trẻ mầm non cũng rất quan trọng. Vì nếu bạn sử dụng sai phương pháp sẽ gây “tác dụng ngược” khiến trẻ có ấn tượng xấu với toán học, trở nên chán nản.
Các khái niệm toán phải có trong chương trình dạy toán tư duy các cấp lớp
Những hướng dẫn thực hành sau, cung cấp cho người dạy các gợi ý cụ thể để lồng ghép thật nhiều cơ hội để trẻ mầm non và mẫu giáo tiếp xúc với Toán học. Một trong những nội dung mà người dạy cần phải chú ý là đưa các khái niệm toán học vào quá trình giảng dạy toán tư duy cho trẻ mầm non. Gồm các khái niệm như Số và phép tính, Hình học, Mô hình/ hình mẫu (patterns), Đo lường và Phân tích dữ liệu.
⇒ Xem thêm: 4 khái niệm toán tư duy cho trẻ mầm non cơ bản
Các hướng dẫn để áp dụng phương pháp dạy toán tư duy cho trẻ mầm non đúng cách
Các hướng dẫn thực hành dạy toán tư duy cho trẻ mầm non cụ thể:
Dạy số và phép tính theo độ khó tăng dần
Đầu tiên, người dạy tạo cơ hội cho trẻ thực hành nhận biết tổng số đồ vật trong bộ sưu tập/ tập hợp nhỏ (từ một đến ba vật) và đính số chúng bằng một chữ số bất kỳ mà không cần phải đếm. Việc xác định chính xác số lượng đồ vật trong một tập hợp nhỏ là kỹ năng quan trọng mà trẻ phải phát triển để làm nền tảng phát triển các kỹ năng phức tạp hơn.
Tiếp theo, thực hành cho trẻ đếm chính xác từng đối tượng một trong tổng số đối tượng nằm cùng một bộ sưu tập/ tập hợp. Qua đó, trẻ có thể nhận dạng chữ số và học hiểu nguyên tắc đếm 1 – 1.
Kế đến, sau khi trẻ có thể nhận biết chữ số và đếm các đối tượng nằm trong 1 bộ sưu tập/ tập hợp, hãy tạo cơ hội cho trẻ sử dụng các chữ số và phép đếm để thực hành so sánh số lượng giữa các bộ sưu tập/ tập hợp khác nhau.
Sau đó, khuyến khích trẻ tự đính số cho các đối tượng trong bộ sưu tập/ tập hợp và tổng số đối tượng của bộ sưu tập/ tập hợp đó.
Cuối cùng, khi trẻ đã phát triển và thuần thục các kỹ năng cơ bản về chữ số, người dạy hãy khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ giải các bài toán cơ bản.
Dạy hình học, mô hình – hình mẫu, đo lường và phân tích dữ liệu theo độ khó tăng dần
Việc cần làm đầu tiên của người dạy là giúp trẻ nhận biết, gọi tên và so sánh các dạng hình học như hình khối, hình phẳng. Sau đó dạy trẻ cách ghép và tách các hình với nhau để tạo ra hình mới.
Từ nền tảng trên, khuyến khích trẻ tự mình tìm kiếm và xác định các dạng hình học, rồi dạy cho trẻ thay đổi, điều chỉnh và tạo ra các dạng hình mới.
Người dạy có thể thúc đẩy sự hiểu biết của trẻ về các phép đo lường bằng cách, dạy chúng so sánh các đối tượng trực tiếp ngoài thực tế. Có thể để cho trẻ sử dụng các đơn vị và công cụ đo không đúng chuẩn như: bàn tay, bàn chân, …và đúng chuẩn như: thước kẻ, cân, …
Người dạy toán tư duy cho trẻ mầm non hỗ trợ trẻ cách thu thập và sắp xếp thông tin. Sau đó dạy trẻ cách thể hiện/ biểu thị những thông tin đó bằng hình vẽ hoặc đồ thị.
Ghi chép, theo dõi tiến độ để đảm bảo dạy toán tư duy dựa trên những gì trẻ tiếp thu được
Người dạy nên sử dụng các hình thức giới thiệu, quan sát và đánh giá để xác định trình độ toán học hiện có của mỗi trẻ hay mức độ hiểu biết, kỹ năng mà trẻ đã đạt được trong quá trình học tập.
Sau đó tùy vào trình độ của từng trẻ mà người dạy có thể điều chỉnh phương thức dạy toán tư duy cho trẻ mầm non sao cho phù hợp. Hoặc có thể mở rộng phạm vị kiến thức mới so với kiến thức hiện có của trẻ.
Người dạy cần phải lập bảng đánh giá, ghi lại và theo dõi sự tiến bộ của từng trẻ, để có thể điều chỉnh các mục tiêu và phương pháp giảng dạy chính xác khi cần thiết.
Dạy trẻ nhìn nhận và mô tả thế giới thông qua toán học
Người dạy nên khuyến khích trẻ sử dụng các phương pháp không chính thống để trình bày các khái niệm, quy trình và giải các bài toán.
Bên cạnh đó, người dạy nên giúp trẻ vận dụng thường xuyên các từ ngữ, ký hiệu và quy trình giải toán chính thức, đúng chuẩn dựa trên nền tảng kiến thức/ kinh nghiệm của chúng dù là không chính thống.
Tham khảo cách liên kết các khái niệm toán quen thuộc với các ký hiệu toán chính thống:
Ký hiệu | Ý Kiến thức | Cách học |
Chữ số | Học đếm | Cho trẻ tập đếm, ghi nhớ và viết lại các chữ số đã học mỗi ngày. |
+ , – | Thực hành | Cho trẻ thực hành bằng cách giải các bài toán cơ bản về phép tính cộng, trừ. Có thể sử dụng các công cụ có sẵn như: lá cây, đồ chơi, … |
= | Dấu bằng | Cho trẻ làm quen và ứng dụng dấu bằng. Người dạy có thể đưa ra bài toán như sau:
– Cho trẻ trước 3 đồ vật để trẻ ghi nhãn dán “tôi có 3 … (tên đồ vật)”. – Sau đó cho trẻ thêm đồ vật thứ 4, ghi nhãn “tôi có thêm 1 … (tên đồ vật)” – Sau đó người dạy hỏi: “3 thêm 1 … (tên đồ vật) có bằng 4 … (tên đồ vật) không?” |
>, < | Phép so sánh | Người dạy cho trẻ 2 nhóm đồ vật với số lượng khác nhau (tối đa là 5). Sau đó hỏi trẻ: “Bên nào nhiều hơn? Bên nào ít hơn?” |
Nên sử dụng các câu hỏi mở để gợi ý cho trẻ và tạo điều kiện để trẻ áp dụng kiến thức toán học vốn có của mình.
Tham khảo các ví dụ về câu hỏi mở sau:
- Chúng có gì giống/ khác nhau hoặc giống/ khác nhau như thế nào?
- Trẻ có thể dùng hình nào trong các hình có sẵn để tạo ra hình mới?
- Trẻ nhìn thấy được hình gì trên các đối tượng ngoài đời như: áp phích, Tivi,…?
- Làm sao để biến đổi hình này thành một hình dạng khác?Làm sao để tìm ra ai cao nhất/ thấp hơn/…?
- Chúng ta có thể dùng gì để tìm hiểu thêm về …?
- Chúng ta phải làm sao để biết ai có nhiều hơn/ ít hơn?
- Có thể thể hiện/ biểu hiện nó bằng cách nào khác?
- Làm thế nào để nó hiển thị những điều chúng ta biết?
Khuyến khích trẻ nhận biết và ứng dụng kiến thức toán, nói về toán học trong các tình huống hàng ngày.
Dạy toán và ôn tập mỗi ngày
- Người dạy nên cùng trẻ lập kế hoạch học tập hàng ngày. Tập trung vào việc truyền tải các khái niệm và kỹ năng toán học cụ thể cho trẻ.
- Lồng ghép các thông tin, kiến thức về toán học vào các hoạt động và thói quen của trẻ ngay cả khi ở lớp học.
- Trong các chủ đề học tập và trong suốt các chương trình học của trẻ nên tập trung phát triển kiến thức về toán học.
- Tạo cho trẻ một môi trường có thể tiếp xúc được nhiều khía cạnh của toán học. Nơi mà trẻ có thể nhận biết và ứng dụng kiến thức toán học mọi lúc, mọi nơi và thật sự có ý nghĩa.
- Người dạy có thể sử dụng các trò chơi trong quá trình dạy theo phương pháp toán tư duy cho trẻ mầm non. Qua đó, trẻ được học các khái niệm và kỹ năng toán học cũng như thực hành áp dụng chúng một cách thích thú.
Xem thêm: 7 chiến thuật dạy toán tư duy cho trẻ mầm non: Đơn giản mà hiệu quả
Phương pháp dạy toán tư duy cho trẻ mầm non sẽ trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn cho cả người dạy và các bé với hướng dẫn thực hành trên của Sylvan Learning Việt Nam. Hi vọng các thầy cô và phụ huynh sẽ áp dụng thành công.
Phát triển năng lực Toán học cốt lõi từ Tiểu Học cùng Sylvan Learning Việt Nam
Chương trình Toán Tư Duy tại Sylvan Learning Việt Nam dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 giúp các bé khơi dậy niềm đam mê Toán học với các đặc điểm nổi trội trong chương trình giảng dạy:
Đăng ký ngay để trải nghiệm lớp Toán Tư Duy MIỄN PHÍ hoặc gọi hotline 1900 6747 – liên hệ fanpage Sylvan Learning Việt Nam để được hỗ trợ trực tiếp! |