Làm sao để tạo một môi trường học tập toán tư duy cho trẻ mầm non một cách tự nhiên nhất? Dễ thực hiện nhất? Hiệu quả và giúp trẻ dễ tiếp thu nhất? Dưới đây là một số các hoạt động toán tư duy cho trẻ mầm non tổng hợp dành cho thầy cô và phụ huynh có thể áp dụng ngay và luôn.
Hoạt động toán tư duy cho trẻ mầm non tổng hợp: Nhóm lớn và nhóm nhỏ
Mục tiêu
Trẻ nhận diện và hiểu được sự giống và khác nhau giữa các dạng hình phẳng cơ bản: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
Dụng cụ học cần thiết
- Sách: Bear in a Square của tác giả Stella Blackstone.
- Các dụng cụ hỗ trợ học tập khác (Có thể tận dụng những vật dụng có sẵn), bao gồm:
- Sử dụng các mảnh giấy, cắt thành nhiều hình khác nhau cho trẻ vẽ tranh.
- Khay đựng cơm và một ít cát.
- Bộ bảng chun học toán.
Hướng dẫn thực hành hoạt động nhóm lớn & nhóm nhỏ
Đối với nhóm lớn: Giáo viên hướng dẫn trẻ đọc sách cùng nhau. Sau đó, cho trẻ nêu tên của tất cả các hình. Giáo viên hướng dẫn trẻ phân biệt giữa các hình tập trung vào các yếu tố sau: số lượng và độ dài các cạnh, các loại góc trong hình tam giác/ hình chữ nhật/ hình vuông.
Đối với nhóm nhỏ: Chia trẻ ra thành từng nhóm nhỏ. Giáo viên cho trẻ tham gia một số hoạt động sau:
- Cung cấp cá vật liệu: màu tô, phấn,… cùng với các mẫu giấy được cắt thành hình tam giác hoặc chữ nhật. Sau đó, để các bé tự vẽ những đường dọc lên mẫu giấy để tạo ra một bức tranh với các hình đồng tâm.
- Sử dụng cát và khay đựng cơm làm dụng cụ. Hướng dẫn trẻ dùng tay/ que để vẽ các dạng hình phẳng mà mình biết lên trên bề mặt cát trong khay. Để bé thỏa sức sáng tạo với việc vẽ lồng các hình vào nhau hoặc ghép các hình lại với nhau.
- Hoặc để bé học và làm quen với các dạng hình học với dụng cụ bộ bảng chun. Trẻ sẽ tạo hình với dây chun trên mặt bảng với những hàng ghim cố định sẵn. Khuyến khích trẻ “kiến tạo” các hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông có kích thước và nhiều góc độ khác nhau.
Với mỗi hoạt động trên, trẻ có nhiệm vụ đánh dấu số lượng và độ dài của các cạnh và các loại góc trong mỗi hình dạng mà trẻ tạo ra. Trẻ có thể sử dụng các thuật ngữ không chính thống để mô tả các hình dạng của hình mà mình tạo ra như các cạnh “dài”/ “ngắn” và các góc “lớn”/ “nhỏ” cho hình tương ứng.
Kinh nghiệm và đánh giá
Các hoạt động toán tư duy cho trẻ mầm non hướng đến kiến thức về hình học. Trẻ được khuyến khích nhận biết và phân biệt các hình phẳng cơ bản, đồng thời giáo viên theo dõi trình độ và khả năng của trẻ để điều chỉnh hoạt động một cách phù hợp. Các hoạt động có thể được mở rộng cho trẻ tiếp thu nhanh hơn, ví dụ như thảo luận về số cạnh của các hình. Sắp xếp hoạt động ngoại khóa cũng tạo cơ hội cho trẻ áp dụng kiến thức trong thực tế, như nhận diện hình ảnh trên áp phích, băng-rôn, hoặc cánh cửa. Môi trường học tập được tạo ra để tối đa hóa tiếp cận toán học, với việc sử dụng câu hỏi mở và khuyến khích trẻ biểu thị thông qua vẽ hay biểu đồ.
Hoạt động toán tư duy cho trẻ mầm non tổng hợp vào giờ nghỉ giữa giờ
Mục tiêu
Trẻ có thể đếm số, cộng dồn số và thực hiện được các phép tính cơ bản cộng và trừ
Dụng cụ học cần thiết
Đồ ăn nhẹ của trẻ, đĩa và giấy.
Hướng dẫn tận dụng giờ nghỉ giữa giờ để tổ chức hoạt động dạy toán tư duy cho trẻ mầm non
Hoạt động này có thể thực hiện theo nhóm nhỏ hay cả lớp. Giáo viên có thể thực hiện bằng cách chia số lượng đồ ăn nhẹ bằng nhau cho mỗi trẻ, hãy yêu cầu trẻ đếm xem chúng có bao nhiêu món. Sau đó, trẻ có thể so sánh với các bạn khác xem mình có bao nhiêu món, các món giống hay khác nhau, …
Kinh nghiệm và đánh giá
Các kiến thức toán mà hoạt động này đã đề cập đến, gồm: Đếm số, và đếm số theo quy tắc 1 – 1; nhận biết tổng số, số lượng và các phép tính cơ bản cộng (thêm một), trừ (bớt một).
Cách theo dõi khả năng của trẻ và điều chỉnh hoạt động thích hợp. Qua hoạt động này, giáo viên có thể xem xét năng lực của từng trẻ qua quan sát trẻ có xếp đồ ăn vặt và đếm không hay có thể đếm được khi chúng nằm rải rác. Hoặc điều chỉnh “thử thách” ở các mức độ khác nhau bằng cách điều chỉnh số lượng đồ ăn vặt và đặt các câu hỏi như: “Con sẽ còn lại bao nhiêu sau khi ăn mất 1” hoặc “ Con sẽ có bao nhiêu nếu bạn cho con thêm 1”.
Có thể lồng ghép các hoạt động vào các thời điểm khác trong ngày. Bằng cách, thường xuyên đặt câu hỏi cho trẻ nhu: “Có bao nhiêu?”, “Làm sao để biết được chúng ta có bao nhiêu?” bất cứ khi nào có cơ hội.
Ứng dụng hoạt động này để tạo cơ hội cho trẻ nói về các kiến thức đã học nhiều hơn trong lớp. Giáo viên có thể yêu cầu trẻ đếm to và đưa ra ý kiến so sánh về một đối tượng/ đồ vật hay nhóm đối tượng/ đồ vật với nhau.
Game học toán tư duy: Đếm điểm
Mục tiêu
Trẻ có thể vận dụng tốt quy luật đếm 1 – 1 và sử dụng thẻ số.
Dụng cụ học cần thiết
- Hình ảnh các con vật hoặc vật liệu để trẻ có thể vẽ các con vật của riêng mình.
- Các mẫu giấy được cắt thành các hình tròn nhỏ.
- Keo dán.
- Một con xúc xắc hoặc con quay.
Hướng dẫn thực hiện tổ chức hoạt động chơi game đếm điểm
Hoạt động này có thể được thực hiện chung cho một nhóm hoặc cho cá nhân. Người dạy có thể cung cấp hình con vật có sẵn (chỉ có đường viền hình con vật, không màu) hoặc chuẩn bị giấy để trẻ có thể vẽ hình con vật lên (không tô màu, chỉ vẽ hình con vật). Sau đó, tung xúc xắc/ con quay và cho trẻ đếm xem có bao nhiêu chấm trên bề mặt xúc xắc/ con quay khi đã dừng lại. Và trẻ sẽ dán các mẫu giấy hình tròn hoặc tô thành các “đốm” theo số lượng chấm tương ứng lên hình vẽ con vật đã có trước.
Kinh nghiệm và đánh giá
Các kiến thức toán mà hoạt động này mang lại là: Đếm theo quy luật 1 – 1 và hiểu được bản chất của quy luật này.
Người dạy có thể theo dõi khả năng của trẻ để điều chỉnh hoạt động sao cho phù hợp. Quan sát khả năng đếm số chấm trên mặt xúc xắc/ con quay và khả năng ghi nhớ, thể hiện số lượng chấm của trẻ. Từ đó, người dạy có thể tăng dần độ khó bằng cách tăng số lượng lên.
Cách có thể lồng ghép hoạt động này vào các thời gian khác trong ngày. Tạo điều kiện cho trẻ đếm theo quy luật 1 – 1 với các đồ vật./ đối tượng trong thực tế, có xung quanh trẻ và cá đồ vật/ đối tượng này nằm trong cùng một bộ sưu tập/ một nhóm cụ thể nào đó.
Xem thêm:
- Top 8 dạng bài tập toán tư duy cho trẻ 4 tuổi
- 7 chiến thuật dạy toán tư duy cho trẻ mầm non: Đơn giản mà hiệu quả
- Hướng dẫn thực hành dạy toán tư duy cho trẻ mầm non
- 6 bí quyết dạy toán tư duy cho trẻ mầm non không cần giáo án hiệu quả
- 10 hoạt động toán tư duy cho trẻ mầm non cực kỳ hấp dẫn
Với các hoạt động dễ thực hiện trên, phụ huynh và thầy cô có thể học và áp dụng ngay để tạo một môi trường học toán tư duy cho trẻ mầm non một cách tốt nhất và hiệu quả.
Phát triển năng lực Toán học cốt lõi từ Tiểu Học cùng Sylvan Learning Việt Nam
Chương trình Toán Tư Duy tại Sylvan Learning Việt Nam dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 giúp các bé khơi dậy niềm đam mê Toán học với các đặc điểm nổi trội trong chương trình giảng dạy:
Đăng ký ngay để trải nghiệm lớp Toán Tư Duy MIỄN PHÍ hoặc gọi hotline 1900 6747 – liên hệ fanpage Sylvan Learning Việt Nam để được hỗ trợ trực tiếp! |