Hoạt động toán tư duy cho trẻ mầm non: Hình học, Mô hình – hình mẫu, Đo lường và Phân tích dữ liệu

Hoạt động toán tư duy cho trẻ mầm non: Hình học, Mô hình - hình mẫu, Đo lường và Phân tích dữ liệu

Nội dung

Việc tạo cho trẻ sự hứng khởi và yêu thích toán học ngay từ nhỏ không phải là điều dễ dàng. Với các hoạt động toán tư duy cho trẻ mầm non kết hợp Hình học, Mô hình – hình mẫu, Đo lường và Phân tích dữ liệu sau đây, bạn sẽ có những giải pháp hiệu quả để giải quyết nỗi lo này. Đồng thời đây cũng là những phương pháp hiệu quả hỗ trợ trẻ học kiến thức toán một cách nhanh chóng và phát triển toán diện kỹ năng cho trẻ.

Hoạt động toán tư duy cho trẻ mầm non đề tài Hình dạng

Mục tiêu

Trẻ có thể nhận diện và nắm vững các đặc trưng của mỗi loại hình học. Đồng thời qua các hoạt động, trẻ biết cách điều chỉnh hoặc thay đổi vị trí các hình học nhỏ sao cho vừa với các hình lớn tương đương.

Dụng cụ cần thiết

Chuẩn bị một tấm giấy lớn trên bề mặt giấy đã được vẽ các hình (hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác hoặc các hình khó hơn như hình đa giác, hình thang,…) lớn trước.

Chuẩn bị các hình học có kích thước nhỏ hơn bằng xốp/ nhựa.

Hướng dẫn tổ chức game Hình dạng để học toán tư duy cho trẻ mầm non

Hoạt động này có thể tổ chức cho cả lớp, một nhóm nhỏ hay cho cá nhân.

Trẻ sẽ gom nhóm các hình học bằng xốp/ bằng nhựa có sẵn thành từng nhóm có hình dạng giống nhau. Sau đó, trẻ phải xác định, mô tả và xếp các hình nhỏ đó vào trong hình lớn tương ứng được vẽ trên tấm giấy lớn đã cho trước, với tiêu chí xếp được càng nhiều hình nhỏ càng tốt. Sau khi, trẻ đã lấp đầy hình lớn bằng các hình nhỏ thì để trẻ đếm xem mình xếp được bao nhiêu hình và cho trẻ cơ hội được điều chỉnh, để có thể xếp thêm nhiều hình nhỏ hơn.

Kinh nghiệm và đánh giá

Qua hoạt động chơi game này, trẻ sẽ nhận biết, phân biệt và nắm vững được các đặc trưng của các loại hình trong hình học.

Người dạy có thể thông qua hoạt động này để theo dõi khả năng tiếp thu và tiến bộ của trẻ từ đó đưa điều chỉnh hoạt động hay đưa ra những khuyến khích để phát triển hơn nữa tiềm năng của trẻ. Bằng cách, người dạy theo dõi và ghi nhận cách trẻ nhận diện, mô tả đặc trưng của hình và có những ý tưởng xếp hình nhỏ vào hình lớn.

Người dạy có thể gợi mở cho trẻ biết cách vận dụng hiểu biết về đặc trưng của từng hình để có thể điều chỉnh và xếp được nhiều hình hơn. Ngoài ra, tùy vào khả năng của bé mà người dạy có thể nâng độ khó của game lên khi sử dụng nhiều loại hình hơn như: ngũ giác, hình thang,… bên cạnh những hình cơ bản là hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.

Người dạy còn có thể lồng ghép game này vào các hoạt động khác của trẻ để phát triển và củng cố thêm cho trẻ về khả năng “kiến tạo” các hình mới hoặc cấu trúc phức tạp hơn từ việc tách/ ghép các hình cơ bản có sẵn.

Người dạy cũng nên tạo môi trường cho trẻ nói về các kiến thức đã học được qua game này như kêu trẻ mô tả và nhận diện các đồ vật ở xung quanh trẻ.

Hoạt động toán tư duy cho trẻ mầm non đề tài: Tạo và mở rộng các hình mẫu – mô hình

Mục tiêu

Giúp trẻ nhận diện được các hình mẫu – mô hình. Trẻ có khả năng tạo ra các mô hình – hình mẫu phức tạp hơn từ những mô hình – hình mẫu cơ bản có sẵn.

Dụng cụ cần thiết

Dây ngắn có nút hoặc sử dụng dây buộc ở một đầu.

Các hạt nhiều màu có lỗ để luồn dây.

Hướng dẫn game Tạo và mở rộng các mô hình – hình mẫu để học toán tư duy cho trẻ mầm non

Game Tạo và mở rộng các hình mẫu – mô hình có thể áp dụng cho quy mô cả lớp, từng nhóm nhỏ hay cá nhân trẻ.

Đầu tiên, người dạy sẽ sử dụng sợi dây được thắt nút 1 đầu và luồng hạt màu vào sợi dây theo một mô – típ vòng lặp nhất định. Ví dụ như: một hạt màu đỏ, đến một hạt màu vàng, đến một hạt màu xanh rồi qua lại một hạt màu đỏ, đến một hạt màu vàng, đến một hạt màu xanh. Sau đó, để trẻ làm theo. Sau khi trẻ đã làm đúng với mẫu ban đầu, người dạy hãy cố ý tạo hình mẫu bị lỗi/ sai mô – típ để trẻ xác định lỗi sai và sửa. Tiếp đến, người dạy để trẻ tự tạo ra một hình mẫu theo cách riêng của mình.

Kinh nghiệm và đánh giá

Qua trò chơi này sẽ tạo cho bé những nhận thức và khái niệm sơ khai về mô hình – hình mẫu.

Người dạy có thể ghi nhận tiến bộ của trẻ và khả năng tiếp thu của trẻ. Tùy thuộc vào năng lực của trẻ mà người dạy có thể điều chỉnh trò chơi cho phù hợp và có thể giúp trẻ củng cố và phát triển kiến thức hiện có. Nếu trẻ tiếp thu nhanh, người dạy có thể tăng độ khó của game bằng cách thay đổi số lượng hạt màu hoặc số lượng màu để tạo cá mô hình – hình mẫu phức tạp hơn.

Có thể lồng ghép kiến thức của trò chơi này vào thực tế cuộc sống xung quanh trẻ như: khuyến khích trẻ tìm kiếm quy luật lát các mẫu gạch men trên sàn, các họa tiết trên quần áo,…

Sử dụng trò chơi này để tạo môi trường cho trẻ tiếp xúc và nói về toán nhiều hơn. Ví dụ trong hoạt động xếp các khối hình, có thể yêu cầu trẻ dùng các hình khối đó xếp thành một cấp trúc mới, phức tạp hơn theo một quy luật.

Game học toán tư duy:  Chọn thứ thích nhất

Mục tiêu

Trẻ có kỹ năng phân loại và phân nhóm thuần thục.

Dụng cụ cần thiết

Ở hoạt động này, người dạy có thể tận dụng những đồ vật có sẵn. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ dùng đối tượng làm dụng cụ hỗ trợ là thức ăn yêu thích của trẻ.

Hướng dẫn game Chọn thứ thích nhất để học toán tư duy cho trẻ mầm non

Hoạt động này áp dụng phù hợp trên lớp học hoặc một nhóm trẻ.

Người dạy có thể tận dụng không gian lớp học để tổ chức hoạt động này. Chia không gian lớp học ra làm nhiều khu vực chứa đồ ăn, mỗi khu vực sẽ là nơi tập kết những loại đồ ăn giống nhau/ tương tự nhau, được đính nhãn cụ thể để phân biệt.

Sau đó, khuyến khích trẻ chia sẻ món ăn yêu thích của mình, bằng cách đem những món ăn đó để vào các khu vực chứa đồ ăn tương ứng. Rồi cho trẻ chọn và đứng vào khu vực có đồ ăn yêu thích của mình. Khi tất cả các em đã chọn xong, thì người dạy hỏi trẻ xem loại đồ ăn nào có nhiều nhất và loại nào ít nhất.

Kinh nghiệm và đánh giá

Hoạt động này sẽ giúp trẻ học và phát triển các kiến thức cũng như kỹ năng về: Nhận diện, sắp xếp và trình bày đồ vật/ đối tượng từ thông tin nhận được. Củng cố kiến thức về chữ số và đếm số.

Người dạy có thể theo dõi năng lực của trẻ qua cách trẻ gọi tên đồ vật, phân biệt và chọn nhóm cho đồ vật, cùng với khả năng nghe hiểu để trả lời câu hỏi. Từ đó, người dạy có cái nhìn tổng quan về trình độ của trẻ và có hướng điều chỉnh hoạt động sao cho thích hợp với từng trẻ.

Có thể lồng ghép hoạt động này với các hoạt động/ tro chơi khác như: Các trẻ thích táo sẽ xếp thành hàng thẳng, vòng tròn,…

Hoạt động này có thể được mở rộng ra để tăng cơ hội nói và tiếp xúc với toán học cho trẻ. Người dạy có thể đặt câu hỏi so sánh như: “Nhóm nào có số lượng lớn hơn/ nhỏ hơn?” sau khi trẻ đã sắp xếp và gom nhóm đối tượng.

Các hoạt động dạy toán tư duy cho trẻ mầm non về lĩnh vực Hình học, Mô hình – hình mẫu, Đo lường và Phân tích dữ liệu có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện trẻ. Đây cũng là những hoạt động giúp khơi gợi trong trẻ sự hứng thú và yêu thích toán học một cách tự nhiên và hiệu quả. Các hoạt động/ trò chơi trên đã được hướng dẫn kỹ càng, hy vọng thầy cô và phụ huynh có thể áp dụng thành công.

Học thử 2 buổi miễn phí
Toán tư duy song ngữ Việt -Anh

















    HẤP THU KIẾN THỨC, CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP

    với phương pháp CLIL (Tích hợp nội dung – ngôn ngữ) lồng ghép nội dung học đa dạng về văn hóa, xã hội, khoa học và Project-based Learning (Học theo dự án) thúc đẩy sự sáng tạo, chủ động trong các hoạt động học tập

    XÂY DỰNG KỸ NĂNG NGÔN NGỮ

    để phối hợp Nghe – Nói – Đọc – Viết hiệu quả, hình thành sở thích đọc sách, phát triển tinh thần thích khám phá, chủ động tìm kiếm thông tin

    CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NHI

    với các bài tập làm quen đề thi Cambridge STARTERS – MOVER – FLYERS, vừa giúp đạt kết quả thi mong muốn, vừa cải thiện hiệu quả học chính khóa

    HOÀN THIỆN KIẾN THỨC

    qua phương pháp English 21+ và Project-based
    Learning (Học theo dự án) chú trọng hoàn
    thiện kiến thức tiếng Anh học thuật (vốn từ, cấu trúc ngữ pháp,
    ngữ điệu…) và kết hợp thực hành,
    tương tác theo tình huống
    giao tiếp thực tế

    PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG 4Cs TOÀN DIỆN

    là bộ kỹ năng quan trọng để phát triển trong thế kỷ 21
    (gồm Tư duy phản biện – Sáng tạo – Hợp tác – Giao Tiếp),
    tạo nền tảng tốt cho định hướng học tập và lựa chọn
    nghề nghiệp tương lai

    CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NIÊN

    với các bài tập làm quen đề thi Cambridge KET – PET
    – FCE giúp tăng sự tự tin và sự chuẩn bị kỹ càng cho
    các kỳ thi tiếng Anh quan trọng (IELTS, TOEIC, SAT…)

    Vui lòng nhập lại thông tin, chúng tôi sẽ gọi lại bạn