Bạn đang lo lắng vì con em của bạn không thể hoặc rất yếu trong khoản nhận biết chữ số, số lượng và đếm chuỗi số theo quy luật 1 – 1? Đừng lo lắng! Với những hoạt động dạy toán tư duy cho trẻ mầm non về Số và Phép tính dễ thực hiện sau bạn có thể cải thiện các kỹ năng này của bé một cách dễ dàng và hiệu quả.
Đặc biệt, các hoạt động Toán tư duy này bạn có thể làm cùng trẻ mọi nơi. Mặt khác, khi áp dụng các hoạt động này bạn còn được “bonus” thêm hiệu quả là khơi gợi hứng thú học toán với một nền tảng kiến thức toán cơ bản vững chắc cho con em mình.
Game học Số và Phép tính: Tìm kiếm Cơ bản
Mục tiêu
Trẻ có thể làm các bài toán cộng đơn giản và có thể nhận biết, đính số từ 1 – 3 cho đồ vật/ đối tượng ngay lập tức mà không cần phải đếm.
Hiểu được khái niệm hằng số qua việc sắp xếp lại hay thay đổi thứ tự đồ vật/ đối tượng trong cùng 1 bộ sưu tập/ tập hợp sẽ không làm thay đổi số lượng tổng số của nó.
Dụng cụ cần thiết
Hộp, khay đựng,… các vật dụng có thể che giấu đồ vật. Chuẩn bị các đồ vật giống nhau và khác nhau. Sau đó chia những đồ vật thành từng nhóm nhỏ giống hệt nhau, hay nhóm lớn hơn các đồ vật tương tự nhau.
Hướng dẫn thực hành hoạt động tìm kiếm cơ bản dạy toán tư duy cho trẻ mầm non
Hoạt động này có thể tổ chức theo nhóm lớn/ nhỏ hoặc tổ chức cho cá nhân từng trẻ.
Người dạy lấy các đối tượng/ đồ vật đã chuẩn bị từ trước, gom thành từng nhóm (đồ vật phải giống/ tương tự nhau), mỗi nhóm tối đa 3 món. Sau đó dùng hộp/ vải,… che chúng lại và hỏi trẻ: “Tôi giấu bao nhiêu…(tên nhóm đồ vật)?” Sau đó, mở vật dụng che ra để trẻ xác nhận xem câu trả lời của mình là đúng hay sai. Người dạy có thể củng cố kiến thức cho trẻ bằng cách nói như sau “Có 2 … (tên đồ vật/ đối tượng): Một, hai”.
Kinh nghiệm và đánh giá
Kiến thức toán mà hoạt động Tìm kiếm cơ bản mang lại: Rèn cho trẻ khả năng phán đoán nhanh chóng, chính xác và tự tin với số lượng nhỏ mà không cần phải đếm. Đây là cơ sở cho trẻ làm quen với các nhóm đồ vật nhiều hơn 3.
Theo dõi được quá trình tiến bộ của trẻ từ đó điều chỉnh hoạt động để phù hợp hơn. Kiểm tra xem trẻ đã sẵn sàng tiếp thu với mức độ khó hơn chưa khi thay đổi số lượng đồ vật lớn hơn 3. Bằng cách, cho trẻ đếm số đồ vật để kiểm tra và hỏi trẻ “có bao nhiêu đồ vật/ đối tượng” trước và sau khi che.
Có thể lồng ghép hoạt động Tìm kiếm cơ bản vào các thời gian khác trong ngày. Người dạy có thể tận dụng những đồ vật có sẵn xung quanh trẻ để thực hiện hoạt động này như: mấy cây bút? Mấy cái muỗng? mấy chiếc đũa?,…
Hoạt động này có thể ứng dụng để tạo điều kiện cho trẻ chủ động nói nhiều hơn về Toán trong sinh hoạt hằng ngày. Người dạy nên khuyến khích trẻ dùng những từ ngữ mô tả về sự thay đổi số lượng đồ vật chính thống như: trừ đi/ cộng thêm hoặc không chính thống như nhiều hơn/ ít hơn, thêm/ bớt.
Xem thêm : Toán Tư Duy – Giải pháp cho nỗi sợ học Toán của trẻ
Game học Số và Phép tính: Ngôi sao ẩn dấu
Mục tiêu
Trẻ có thể đếm chuỗi chữ số theo quy luật 1 – 1 thuần thục và hiểu được mẹo xác định chữ số cuối cùng trong chuỗi số là tổng số đồ vật có được.
Dụng cụ cần thiết
Chuẩn bị các hình dán hoặc các miếng nhựa có hình ngôi sao với số lượng từ 1 – 10. Vật dụng để che như vải/ giấy, …
Hướng dẫn thực hành hoạt động Ngôi sao ẩn dấu để dạy toán tư duy cho trẻ mầm non
Hoạt động này có thể thực hành theo nhóm hoặc cá nhân.
Cho trẻ xem bộ sưu tập/ tập hợp các ngôi sao đang có, để trẻ đếm chính xác số lượng ngôi sao. Sau đó bạn dùng vật dụng khác che lại và hỏi trẻ: “ Tôi đang giấu bao nhiêu ngôi sao?”
Kinh nghiệm và đánh giá
Hoạt động Ngôi sao ẩn dấu giúp trẻ học được cách đếm theo quy luật 1 – 1 trong tập hợp lớn hơn 3. Và xác định được tổng số nhanh chóng bằng chữ số đếm cuối cùng.
Người dạy có thể theo dõi được tiến bộ của trẻ và điều chỉnh hoạt động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của từng trẻ. Người dạy phải lưu ý đến từng trẻ trong nhóm hay cá nhân trẻ khi trẻ tập đếm và sử dụng nguyên tắc số lượng là chữ số đếm cuối cùng đại diện cho tổng số. Củng cố kiến thức cho trẻ bằng cách trực quan hơn như: “một, hai, ba, bốn. Chúng ta có bốn ngôi sao”, hoặc nhấn mạnh nguyên tắc số lượng bằng cách để trẻ là người đếm và giấu số ngôi sao đi: “một, hai, ba, bốn. Chúng ta giấu bốn ngôi sao đi nào”.
Người dạy nên thường xuyên sử dụng câu hỏi “Có bao nhiêu?” đối với các nhóm/ đồ vật có trong thực tiễn, xung quanh trẻ. Sau đó cho trẻ đếm chuỗi số và xác định số cuối cùng là tổng số. Cách này sẽ tạo môi trường cho trẻ nói về toán, tiếp xúc với toán nhiều hơn, tự nhiên hơn.
Lưu ý, khi trẻ đang phát triển kỹ năng đếm sẽ thường xảy ra lỗi khi đếm như đếm bị trùng lặp hoặc đếm bị bỏ sót. Người dạy cần kiên nhẫn và áp dụng các phương pháp sửa lỗi cho trẻ một cách đúng đắn.
Game học Số và Phép tính: Tập trung vào Số và Chấm
Mục tiêu
Trẻ có thể ghép chữ số với đại lượng cho trước tương ứng.
Dụng cụ cần thiết
Chuẩn bị bộ gồm hai mươi thẻ: mười thẻ có một mặt là các chữ số từ 1 – 10 cùng với một mặt là số chấm tương ứng và mười thẻ có hình ảnh các đồ vật với số lượng đồ vật tương ứng từ 1 – 10 và mặt còn lại để trống..
Dụng cụ nâng cao hơn với bộ gồm hai mươi thẻ tương tự như trên nhưng với các chữ số và số lượng từ 11 – 20.
Hướng dẫn thực hành hoạt động tập trung vào Số và Chấm để dạy toán tư duy cho trẻ mầm non
Hoạt động tập trung vào Số và Chấm này có thể tổ chức học và chơi theo nhóm hay cá nhân trẻ đều được.
Người dạy cho trẻ xếp thành hàng mười thẻ với mặt chữ số/ số chấm ở trên. Sau đó xếp mười thẻ có hình vẽ con vật thành 1 hàng khác (nên để 2 hàng thẻ đối xứng nhau cho trẻ dễ quan sát). Trẻ sẽ chọn cặp thẻ chữ số/ số chấm với thẻ có hình con vật có số lượng tương ứng. Để trẻ chơi cho đến khi không còn cặp thẻ đúng để ghép nữa.
Kinh nghiệm và đánh giá
Qua hoạt động này, sẽ giúp trẻ: Nhận diện được chữ số và số lượng tương ứng. Hình thành cho trẻ tư duy kiểu dáng của đồ vật không ảnh hưởng đến số lượng.
Hoạt động Số và Chấm giúp người dạy theo dõi tiến bộ của trẻ trong đếm và nhận diện số/lượng. Người dạy có thể điều chỉnh hoạt động để tối ưu hóa học tập của trẻ, phù hợp với trình độ bằng cách thay đổi số lượng như 1-3, 1-5, 1-10, 1-20, … Đối với trẻ nhỏ chưa hiểu biết về chữ số, thẻ số chấm có thể thay thế để ghép với thẻ hình con vật/đồ vật tương ứng.
Người dạy có thể tạo cơ hội để trẻ nói nhiều hơn về toán học trong sinh hoạt hằng ngày qua việc đặt các câu hỏi như: “Làm sao để biết được cái này có bao nhiêu…(Tên đồ vật/ đối tượng)?” hoặc “Có bao nhiêu…(Tên đồ vật/ đối tượng)?”
Có thể ba mẹ quan tâm:
- Bứt phá Toán Tư Duy với bộ câu hỏi ôn tập độc quyền của Sylvan Learning
- Top 10 dạng bài tập Toán Tư Duy cho trẻ 5 tuổi
- 5 lý do trẻ nên học toán tư duy từ sớm
Hi vọng, với những hoạt động dạy toán tư duy cho trẻ mầm non trên sẽ là giải pháp tối ưu để hỗ trợ các thầy cô và phụ huynh cải thiện và “nâng tầm” năng lực nhận biết chữ số, số lượng và đếm số theo quy luật 1 – 1 cho trẻ. Đây cũng là các hoạt động nền tảng ban đầu giúp trẻ làm quen với các phép tính cộng, trừ cơ bản. Chúc các thầy cô và các bậc cha mẹ áp dụng thành công, hiệu quả.
Phát triển năng lực Toán học cốt lõi từ Tiểu Học cùng Sylvan Learning Việt Nam
Chương trình Toán Tư Duy tại Sylvan Learning Việt Nam dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 giúp các bé khơi dậy niềm đam mê Toán học với các đặc điểm nổi trội trong chương trình giảng dạy:
Đăng ký ngay để trải nghiệm lớp Toán Tư Duy MIỄN PHÍ hoặc gọi hotline 1900 6747 – liên hệ fanpage Sylvan Learning Việt Nam để được hỗ trợ trực tiếp! |