Mô hình là sự sắp xếp của những thứ lặp lại theo một cách hợp lý. Chúng có thể là màu sắc, hình dạng, cử chỉ, âm thanh, hình ảnh và con số. Dạy các mô hình góp phần quan trọng vào bước đầu giúp trẻ mầm non làm quen với toán tư duy. Bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu vai trò của mô hình/ hình mẫu trong dạy toán tư duy cho trẻ mầm non. Đồng thời phụ huynh và giáo viên có thêm nhiều gợi ý về các hoạt động cho bé
Hình mẫu – Mô hình (patterns) liên quan gì đến môn toán tư duy cho trẻ mầm non?
Theo Zero to Three – một tổ chức phi lợi nhuận quốc gia đã nhận định “Các hình mẫu giúp trẻ em học cách đưa ra dự đoán, hiểu điều gì xảy ra tiếp theo, tạo các kết nối logic và sử dụng các kỹ năng lập luận.”
Thêm vào đó, dạy cho trẻ mầm non các mô hình giúp bé hiểu biết về trình tự của thói quen hằng ngày như:
- Thay phiên nhau trong khi chơi.
- Tuân theo các quy định của lớp học.
- Vệ sinh cá nhân theo trình tự….
Hơn nữa, với trẻ mầm non có 2 loại mẫu là mẫu lặp lại như đỏ- vàng- xanh- đỏ và mẫu phát triển nhỏ – vừa – lớn. Cả 2 loại này đều xuất hiện trong các hoạt động hằng ngày của con. Bé vô cùng thích thú khi thực hình những mô hình tương tự.
Bởi lẽ chúng giúp trẻ dự đoán được điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. Từ đó bé hình thành và phát triển học toán tư duy logic và sự suy luận. Bạn có biết rằng các con luôn yêu thích tìm kiếm các hình mẫu trong thế giới xung quanh.
Ngoài ra chúng còn giúp trẻ học cách tạo kết nối hợp lý và sử dụng kỹ năng lập luận. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng các bé học mầm non chỉ là bước đầu tiếp cận với môn Toán. Tuy nhiên bé có thể thực hiện và tiếp thu toán tư duy logic nhiều hơn bạn tưởng đấy!
Trẻ mầm non khi được dạy mô hình có thể làm một số hành động như:
- Nhảy sang phải, sang trái rồi sang phải.
- Sao chép các hình mẫu lặp lại đơn giản.
- Tạo ra các mẫu đơn giản theo sở thích cá nhân…
Các ý tưởng giúp dạy các mô hình/ hình mẫu cho trẻ mầm non
Ngay sau đây chúng ta cùng khám phá ý tưởng giúp dạy các mô hình giáo dục STEM cho trẻ mầm non. Chương trình Mở rộng Đại học Bang Michigan cung cấp một số gợi ý như:
- Sử dụng trò chuyện toán học: “Hãy vỗ tay theo nhịp của bài hát áo len của bạn có sọc, trắng, đen, trắng, đen… ”
- Đọc sách và hát các bài hát và bài hát ru có các từ và cụm từ lặp lại.
- Có một thói quen nhất quán như thức dậy vào lúc 7h, vệ sinh, ăn sáng rồi đến trường.
- Mô tả những gì bạn thấy trẻ đang làm. Mẹ nhặt đồ chơi bỏ vào hộp, con đổ ra, mẹ lại nhặt đồ chơi bỏ vào hộp, con đổ ra.
Mẫu màu
Đầu tiên không thể không nhắc đến các mẫu màu có ở khắp mọi nơi xung quanh trẻ. Bé thích thú khi phát hiện ra chúng, sáng tạo theo cách riêng như khối lego hay vẽ theo mẫu. Cầu vồng là chuỗi màu sắc đặc trưng giúp con học và làm theo trình tự.
Tin rằng các ba mẹ thông thái sẽ thường xuyên theo dõi Pinterest. Tại đây phụ huynh có thể tham khảo hàng nghìn cách sử dụng nghệ thuật và thủ công cùng bé sáng tạo theo các mẫu. Những con rắn giấy, chuỗi vòng đầu nhiều màu sắc từ ngũ cốc và kẹo.
Bất kỳ vật dụng trong gia đình như khay đựng đá, hộp trứng, bát, thìa đều có thể biến thành dụng cụ. Bé thỏa sức sáng tạo và thể hiện sở thích, tính cách thông qua sản phẩm tạo lên.
Vui vẻ với đồ ăn
Bên cạnh đó, trưng bày đồ ăn đmp mắt cũng rất hữu ích để bé tạo ra các khuôn mẫu. Bạn có thể hướng dẫn con đặt cà chua và nấm trên mặt đế pizza. Hay đơn giản hơn để bé xiên trái cây vào que theo mẫu dâu- chuối- táo- lê và lặp lại.
Mô hình Movin và Groovin
Tiến sĩ Jackie Chen – Giáo sư về Phát triển trẻ em tại viện Erikson nói rằng các bước nhảy là 1 mô hình trẻ mầm non cần biết. Đi sang trái, sang phải, trái, phải, vận động theo hình ngoằn ngoèo cho đến khi kiệt sức. Chúng đều là những bài học về toán và vũ đạo cơ bản”.
Các kiểu đánh dấu
Dạy về thời gian luôn là thách thức đối với cha mẹ Bạn cần giải thích ý nghĩa của giờ, phút, giây theo cách con có thể hiểu được. Ví dụ như:
- Bộ phim hoạt hình của bé chỉ kéo dài 10 phút.
- Con sẽ chơi 5 phút nữa thôi rồi đi rửa tay ăn cơm.
- Bé có 10 phút để dọn dẹp căn phòng.
- Đếm xem còn bao nhiêu ngày là đến sinh nhật của bé.
Nhịp điệu và các mẫu âm nhạc
Đặc biệt nghiên cứu cũng chỉ ra rằng âm nhạc và toán học gắn liền với nhau trong não bộ. Tiếng vỗ tay đều đặn có thể liên quan đến kỹ năng toán học như đếm số, sắp xếp thứ tự, nhận thức không gian.
Thông thường các bài hát và âm nhạc dành cho trẻ em thường dựa vào mẫu đơn giản. Toán học được lồng ghép vào giai đoạn nhưng đôi khi có lẽ bạn ít để ý. Ví dụ như:
“Chị ong nâu nâu nâu
Chị bay đi đâu đi đâu
Chú gà trống mới gáy
Ông mặt trời mới dậy
Mà trên những cành hoa
Em đã thấy chị bay”.
Các sách dạy các mô hình/ hình mẫu cho trẻ mầm non
Không dừng lại ở đó, chương trình giáo dục STEM mầm non không thể thiếu những cuốn sách thú vị. Có một số cuốn sách dạy mô hình/ hình mẫu tuyệt vời như:
- Ten Little Rabbits của Virginai GrossmaM: Cuốn sách dạy trẻ đếm từ 1 đến 10.
- Max Found Two Sticks của Brian Pinkne: Câu chuyện giới thiệu cậu bé Max với niềm yêu thích sáng tạo âm nhạc.
- Close, Closer, Closest của Shelly Rotne: Cuốn sách chứa đầy những bức ảnh màu sắc kịch tính.
- Nature’s Paintbrush: The Patterns and Colors Around You của Susan Stockdal: Cuốn sách với những hình ảnh minh họa rực rỡ từ những cánh hoa hay loài chim nhỏ bé.
Các hoạt động toán tư duy cho trẻ mầm non vận dụng các mô hình – hình mẫu
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng tôi đưa ra cho bạn đọc 3 hoạt động toán tư duy cho trẻ mầm non. Bạn sẽ vận dụng các mô hình- hình mẫu để giúp con bước đầu làm quen với phương pháp học toán mới này.
Phát triển đôi mắt và đôi tai với các khái niệm toán học
Trẻ mầm non để ý lớn nhỏ, nhanh chậm tương đối ít. Nhưng thông qua lời nói và sự miêu tả của cha mẹ, bé có thể hiểu các khái niệm về khoảng cách, tốc độ, vị trí hay chiều cao. Khi nhìn thấy con ốc sên đang bò, bạn hãy cùng bé quan sát.
Điểm khởi đầu để giúp con bạn hiểu khái niệm toán học cơ bản, bạn nên gợi ý cho bé vì sao ốc sên mãi không đến 1 vị trí bất kỳ. Bé sẽ nhanh chóng nhận ra vì ốc sên bò rất chậm. Bạn có thể cùng bé đoán xem mất bao nhiêu thời gian để ốc đến được vị trí đó.
Thúc đẩy việc sử dụng các ngón tay
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được rằng, bé thích thú vì khi được thực hành với các ngon tay. Trẻ không chỉ dùng ngón tay để chỉ mà còn để đếm và sắp xếp hay cộng trừ. Đây là phương tiện hỗ trợ trực quan rất hữu ích.
Bạn hãy cùng bé chơi 1 trò chơi, đưa ra 3 ngón tay và hỏi trẻ: “Con có biết bố đang dơ lên mấy ngón tay không?”. Trẻ có thể chỉ vào từng ngón rồi đếm và đọc đáp án chính xác.
Tuy nhiên nếu con chưa làm được bạn cần đọc to và đếm mẫu cho bé hiểu. Với những trẻ lớn hơn bạn nên tăng độ khó bằng cách thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 10.
Khuyến khích trẻ tái hiện và vẽ đơn giản cùng nhau
Nếu bạn muốn hiểu bé hơn và giúp con học toán tư duy hiệu quả, hãy khuyến khích trẻ tái hiện. Ví dụ sáng nay trẻ đi sở thú và nhìn thấy rất nhiều các động vật khác nhau. Bạn có thể yêu cầu bé vẽ lại con vật trẻ ấn tượng nhất hoặc hoạt động thích nhất.
Phụ huynh có thể quan tâm:
Phát triển năng lực Toán học cốt lõi từ Tiểu Học cùng Sylvan Learning Việt Nam
Chương trình Toán Tư Duy tại Sylvan Learning Việt Nam dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 giúp các bé khơi dậy niềm đam mê Toán học với các đặc điểm nổi trội trong chương trình giảng dạy:
- Giáo trình độc quyền từ NXB McGraw Hill được chọn lọc và sắp xếp phù hợp với độ tuổi và khả năng tiếp thu của học viên.
- Dụng cụ học tập trực quan, phương pháp giảng dạy sinh động và lồng ghép nhiều chủ đề gắn liền với thực tiễn giúp học viên tiếp thu nhanh, nhớ bài lâu, vận dụng tốt các kiến thức được học.
- Phát triển năng lực Toán học cốt lõi đồng thời bổ trợ bộ kỹ năng 4Cs của thế kỷ 21 (gồm Tư duy phản biện – Sáng tạo – Hợp tác – Giao tiếp).
- Kết hợp Anh – Việt giúp nâng cao vốn từ vựng Toán học và phát triển khả năng tư duy Toán song ngữ.
Đăng ký ngay để trải nghiệm lớp Toán Tư Duy MIỄN PHÍ hoặc gọi hotline 1900 6747 – liên hệ fanpage Sylvan Learning Việt Nam để được hỗ trợ trực tiếp!