4 khái niệm toán tư duy cho trẻ mầm non cơ bản không thể bỏ qua

4 khái niệm toán tư duy cho trẻ mầm non cơ bản bạn không thể bỏ qua

Nội dung

Hướng dẫn làm bài tập toán tư duy cho trẻ mầm non sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn, nếu thầy cô và phụ huynh nắm vững 4 khái niệm toán tư duy cho trẻ mầm non cơ bản sau đây.

Học đếm: Khởi đầu bài học toán tư duy cho trẻ mầm non

Bạn cho trẻ bắt đầu làm quen với các khái niệm toán tư duy cho trẻ mầm non như các con số thông qua việc đếm, đọc tên và viết chữ số. Qua đó, trẻ học được cách đếm các đối tượng/ đồ vật và hiểu cách đếm chuỗi chữ số theo quy luật 1-1. Giai đoạn này, người dạy cũng nên cho trẻ học cách so sánh các tập hợp/ nhóm đối tượng khác nhau bằng việc sử dụng các từ ngữ so sánh thích hợp (chấp nhận cả từ ngữ so sánh không chính thống).

Các hoạt động để hỗ trợ trẻ học đếm mà bạn có thể thực hiện như:

  • Để trẻ chỉ đích danh các đối tượng/ đồ vật khác nhau và đếm thành tiếng.
  • Bạn có thể nâng trình đếm và so sánh của bé bằng cách di chuyển các đối tượng/ đồ vật từ nhóm này sang nhóm khác.
  • Cho trẻ đếm các đồ vật/ đối tượng trong cùng một nhóm. Có thể để cho trẻ đêm theo ác số đã đính trước hoặc để cho trẻ vừa đếm và vừa viết số tương ứng để đính cho đối tượng/ đồ vật đó.
  • Cho trẻ tập sử dụng các ngôn ngữ so sánh không chính thống như: nhiều hơn, ít hơn, giống như.

Phép cộng và Phép trừ: Những phép tính đầu tiên cho trẻ

Đây là giai đoạn đầu tiên khi cho trẻ làm quen và thực hiện các phép tính cộng, trừ đơn giản – một khái niệm toán tư duy cho trẻ mầm non cơ bản. Mục tiêu cần đạt được ở giai đoạn này là làm cho trẻ hiểu phép cộng đồng nghĩa với gộp lại/ thêm vào, phép trừ chính là tách ra/ bớt đi. Ở giai đoạn này, không cần cho trẻ thực hiệp phép tính bằng cách sử dụng phương trình. Tuy nhiên, người dạy nên tạo điều kiện để Trẻ bước đầu làm quen với cách giải bằng phương trình.

Các hoạt động hỗ trợ trẻ làm quen với phép cộng và phép trừ trong toán tư duy mầm non, như:

  • Người dạy có thể sử dụng những công chuyện ngắn có liên quan đến phép cộng/ trừ. Lưu ý, nên sử dụng các ví dụ có tổng số nhỏ hơn hoặc bằng 5 trước.
    Ví dụ cho phép cộng: có 3 con thỏ ngồi trên bãi cỏ ăn củ cà rốt, rồi lát sau lại có thêm 2 con thỏ đến ăn chung. Rồi hỏi trẻ, vậy có mấy con thỏ trên bãi cỏ?.
    Ví dụ đối với phép tính trừ: Có 4 con chim đậu trên cành cây, rồi có 2 con bay đi. Vậy còn lại bao nhiêu con chim trên cành cây?
  • Người dạy có thể tổ chức cho trẻ vẽ các bức tranh về việc lắp ghép và tách rời nhau.
  • Một cách khác là cho trẻ tập đếm đến 10 và học cách chia nhỏ các số ra thành các cách kết hợp khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo các kết hợp ấy nhỏ hơn hoặc bằng 10.
    Ví dụ: 5 có thể được xem là 3 và 2 hoặc 4 và 1, 10 có thể xem là 5 và 5 hoặc 7 và 3,…

Đo lường và Dữ liệu: Trẻ học so sánh, xếp loại và mô tả

Ở giai đoạn mầm non và mẫu giáo, trẻ đang bắt đầu nhìn nhận và mô tả, so sánh thế giới vật chất xung quanh chúng. Người dạy có thể tận dụng quá trình phát triển tự nhiên này để cho bé làm quen với toán tư duy cho trẻ mầm non và “dẫn dắt” bé yêu thích con số. Bằng cách cho trẻ học cách phân loại, sắp xếp và nhóm các đối tượng/ đồ vật trong thực tiền thành các tập hợp/ nhóm cùng loại với nhau, trẻ sẽ tiếp nhận điều đó một cách tự nhiên.

Các hoạt động người dạy có thể tổ chức thực hiện các khái niệm toán tư duy cho trẻ mầm non là:

  • Cho Trẻ thực hành so sánh 2 đối tượng/ đồ với ngôn ngữ đo lường thích hợp: cao/ thấp hơn, ngắn/ dài hơn, nặng/ nhẹ hơn. Ví dụ:
    • “Toàn cao hơn Ngân.”
    • “Cây này ngắn hơn cây kia.”
    • “Túi của An nặng hơn túi của Như.”
  • Chuẩn bị các đối tượng/ đồ vật với đặc trưng giống nhau, khác nhau và tương tự nhau. Sau đó cho trẻ phân biệt và sắp xếp các đối tượng/ đồ vật ấy thành nhóm giống nhau về các đặc điểm: màu sắc, kích thước, chất liệu, …
  • Người dạy có thể lồng ghép các bài học toán tư duy cho trẻ mầm non vào sinh hoạt hằng ngày để nâng nhận thức cho trẻ. Ví dụ như sử dụng các từ chỉ hướng chính thống, gồm: phía trước, phía sau, phía trên, bên cạnh, bên dưới, …

Hình học: Những bài học thú vị đầu tiên về toán tư duy cho trẻ mầm non

Những bài học đầu tiên về toán tư duy cho trẻ mầm non với lĩnh vực hình học sẽ trở nên thú vị hơn khi người dạy sử dụng đúng cách. Người dạy cần tạo môi trường cho trẻ nhìn nhận và học cách so sánh các hình dạng hai chiều (hình phẳng) và ba chiều (hình khối). Sau đó, mở rộng kiến thức bằng cách cho trẻ sử dụng các từ ngữ dù là không chính thống để mô tả về các hình dạng và nếu ra các đặc trưng của chúng.

Các hoạt động mà người dạy có thể khuyến khích trẻ thực hiện, như:

  • Tìm các hình dạng 2 chiều (dạng hình phẳng) qua các đồ vật/ đối tượng thực tiễn có xung quanh trẻ, gồm: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, hình lục giác, …
  • Tìm các hình dạng 3 chiều (dạng hình khối) qua các đồ vật/ đối tượng thực tiễn có xung quanh như: hình lập phương, hình nón, hình trụ, hình cầu,….
  • Cho trẻ nhận diện và phân biệt được các đặc trưng ứng với mỗi loại hình, bằng cách để trẻ đếm số lượng các cạnh, đỉnh, góc, …
  • Người dạy cũng có thể củng cố kiến thức hình học của bé qua các trò chơi tạo hình các hình dạng khác nhau bằng đất sét, que,…

Với 4 khái niệm toán tư duy cho trẻ mầm non cơ bản được trình bày cụ thể bên trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và cần thiết khi dạy trẻ. Chắc hẳn qua bài viết này, bạn sẽ biết và nắm vững được bước đầu tiên cần làm gì và lên kế hoạch dạy và học như thế nào cho phù hợp. Hy vọng đây sẽ là nền tảng hữu ích để bạn thiết lập quá trình học tập tốt nhất cho con em/ học sinh của mình.

Học thử 2 buổi miễn phí
Toán tư duy song ngữ Việt -Anh

















    HẤP THU KIẾN THỨC, CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP

    với phương pháp CLIL (Tích hợp nội dung – ngôn ngữ) lồng ghép nội dung học đa dạng về văn hóa, xã hội, khoa học và Project-based Learning (Học theo dự án) thúc đẩy sự sáng tạo, chủ động trong các hoạt động học tập

    XÂY DỰNG KỸ NĂNG NGÔN NGỮ

    để phối hợp Nghe – Nói – Đọc – Viết hiệu quả, hình thành sở thích đọc sách, phát triển tinh thần thích khám phá, chủ động tìm kiếm thông tin

    CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NHI

    với các bài tập làm quen đề thi Cambridge STARTERS – MOVER – FLYERS, vừa giúp đạt kết quả thi mong muốn, vừa cải thiện hiệu quả học chính khóa

    HOÀN THIỆN KIẾN THỨC

    qua phương pháp English 21+ và Project-based
    Learning (Học theo dự án) chú trọng hoàn
    thiện kiến thức tiếng Anh học thuật (vốn từ, cấu trúc ngữ pháp,
    ngữ điệu…) và kết hợp thực hành,
    tương tác theo tình huống
    giao tiếp thực tế

    PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG 4Cs TOÀN DIỆN

    là bộ kỹ năng quan trọng để phát triển trong thế kỷ 21
    (gồm Tư duy phản biện – Sáng tạo – Hợp tác – Giao Tiếp),
    tạo nền tảng tốt cho định hướng học tập và lựa chọn
    nghề nghiệp tương lai

    CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NIÊN

    với các bài tập làm quen đề thi Cambridge KET – PET
    – FCE giúp tăng sự tự tin và sự chuẩn bị kỹ càng cho
    các kỳ thi tiếng Anh quan trọng (IELTS, TOEIC, SAT…)

    Vui lòng nhập lại thông tin, chúng tôi sẽ gọi lại bạn