Sơ đồ tư duy góp phần tăng khả năng tư duy của trẻ trong tất cả các môn học, đặc biệt là toán tư duy. Hãy cùng Sylvan Learning Việt Nam tìm hiểu cũng như áp dụng sơ đồ tư duy toán cho trẻ tiểu học nhé!
8 bí quyết thú vị khi sử dụng sơ đồ tư duy
Để giúp bạn hiểu sơ đồ tư duy là gì, đây là 8 điều sẽ giúp bạn hiểu tại sao chúng lại là thứ bạn muốn con mình học.
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là gì?
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là một sơ đồ cho phép tạo ra một phác thảo trực quan về thông tin mà người ta nhận được. Từ một chủ đề chính có thể được phân nhánh thành các nội dung liên quan, với các hình ảnh, sơ đồ và tranh ảnh, học sinh có thể sắp xếp suy nghĩ của mình, dẫn đến thành công nhanh hơn và có thể áp dụng trên con đường học tập, làm việc sau này.
Tư duy vòng tròn (Circular Thinking) và tư duy tuyến tính (Linear Thinking)
Trước đây, người ta cho rằng cách tốt nhất để tìm hiểu và lưu giữ thông tin là ghi chú bằng cách viết các từ ra giấy theo kiểu tuyến tính, theo kiểu truyền thống thông thường. Nhưng nghiên cứu cho biết bộ não của chúng ta không hoạt động theo hướng lên xuống hoặc theo tuyến tính mà chúng hoạt động theo vòng tròn, do đó chúng ta dễ dàng thấy các mối quan hệ, liên kết.
Sơ đồ tư duy cũng khuyến khích trẻ tư duy một cách khác biệt, cho phép trẻ đưa ra nhiều giải pháp bất ngờ cho các vấn đề, đó là một cách suy nghĩ rất tự phát và là một thành phần quan trọng của tư duy sáng tạo. Có rất nhiều lợi ích của việc áp dụng sơ đồ tư duy và sơ đồ tư duy toán giúp trẻ tư duy hiệu quả hơn.
Vẽ sơ đồ tư duy & cách chúng hoạt động
Việc hiểu sơ đồ tư duy hoạt động như thế nào thì bạn tự vẽ sẽ dễ dàng hơn nhiều. Cho con bạn tham gia vẽ sơ đồ và chúng thường nhanh chóng nắm bắt khái niệm về sơ đồ tư duy bởi vì bộ não của chúng còn trẻ.
Các trường học hiện đang dạy lập sơ đồ tư duy trong các lớp học, vì vậy có thể con bạn đã biết cách vẽ sơ đồ tư duy và hiểu chúng được sử dụng để làm gì. Cùng với con của bạn, hãy lập sơ đồ tư duy bằng cách sử dụng những gợi ý sau:
- Nghĩ về một vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết hoặc nghĩ về một mục tiêu mà bạn muốn đạt được hoặc nghĩ về những ghi chú bạn đã ghi trong lớp cần được sắp xếp. Bạn sẽ sử dụng những ý tưởng này làm nền tảng cho sơ đồ tư duy của mình
- Hãy vẽ một vòng tròn ở giữa tờ giấy
- Vẽ khoảng 6 đường kéo dài từ vòng tròn. Các đường chạm vào vòng tròn chính
- Ở giữa vòng tròn, hãy viết vấn đề chính, mục tiêu,… Nếu bạn đang suy nghĩ trực quan và nếu muốn hình ảnh hoặc biểu tượng cùng với các từ, hãy thêm chúng
- Trên mỗi dòng trong số 6 dòng vừa vẽ, viết hoặc vẽ hình ảnh về các khía cạnh hoặc vấn đề khác nhau của vấn đề hoặc mục tiêu bạn đang thực hiện
- Bạn cũng có thể có các dòng phân nhánh từ mỗi dòng với các từ hoặc hình ảnh về từng vấn đề
- Làm cho sơ đồ của bạn nhiều màu sắc và sử dụng ít nhất 3 màu
- Sử dụng từ khóa và viết bằng tất cả các chữ cái viết hoa hoặc viết thường
- Bạn có thể phát triển phong cách lập sơ đồ tư duy cụ thể của riêng bạn
Sơ đồ tư duy giúp giải quyết vấn đề, xác định mục tiêu, nhìn thấy bức tranh tổng quát của vấn đề
Sơ đồ của bạn phải chứa đầy các từ, hình ảnh, số và ký hiệu. Thông thường, khi xem xét một vấn đề hoặc mục tiêu trên sơ đồ tư duy, những ý tưởng hoặc khám phá khác nhau mà bạn chưa từng cân nhắc sẽ xuất hiện trong đầu bạn. Sức mạnh của sơ đồ tư duy là bạn thấy các liên kết trong tất cả các phần (nhánh) của vấn đề bạn đang cố gắng giải quyết hoặc mục tiêu bạn đang cố gắng đạt được.
Ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn với sơ đồ tư duy
Trẻ em thấy rằng việc ghi nhớ thông tin bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy sẽ dễ dàng hơn. Khi học bài cho bài kiểm tra hoặc ghi chép trong trường, việc vẽ sơ đồ tư duy giúp mọi thứ kết nối với nhau để dễ dàng tiếp thu, lưu giữ và truy xuất thông tin, kiến thức.
Sơ đồ tư duy đã có từ lâu và được áp dụng rất phổ biến
Sơ đồ tư duy không phải là mới, chúng đã được nhiều người sử dụng trong nhiều năm qua. Chúng chỉ được gọi bằng những cái tên khác nhau: động não, tư duy hình ảnh và giải quyết vấn đề (vào những năm 70, chúng được gọi là “mặt trời bùng nổ” (Sun-bursting) với lõi và các đường bức xạ).
Nhiều người bao gồm các nhà giáo dục, nhà tâm lý học, kỹ sư, nhà khoa học và nghệ sĩ đã sử dụng bản đồ tư duy và đã để lại những ghi chú về bản đồ tư duy của họ. Ví dụ, Leonardo da Vinci, Albert Einstein và Ludwig van Beethoven thường vẽ bản đồ tư duy để giải quyết các vấn đề họ gặp phải.
Sơ đồ tư duy được tìm thấy trong tự nhiên
Định dạng của một sơ đồ tư duy gồm điểm trung tâm với các đường thẳng thường xuất hiện trong thế giới tự nhiên của chúng ta. Trên thực tế, sơ đồ tư duy còn được gọi là “sơ đồ hình nhện”, vì vòng tròn gồm trung tâm và các đường ngoằn ngoèo kéo dài từ trung tâm giống như một con nhện. Bạn có thể thấy các mẫu sơ đồ tư duy trong tự nhiên như: các ngôi sao, bông tuyết, sương giá trên, cửa sổ, sao biển, quả (như quả cam, các phần xoắn ốc ra ngoài từ lõi),…
Sách giúp bạn biết cách lập sơ đồ tư duy
Có vài quyển sách xác định rõ ràng sơ đồ tư duy là gì, làm thế nào để làm nó, những lợi ích và hơn thế nữa như những cuốn sách là của tác giả tâm lý học nổi tiếng người Anh, Tony Buzan – chuyên gia về quy trình và lợi ích của việc lập sơ đồ tư duy.
Hướng dẫn từng bước để tạo sơ đồ tư duy toán
Chọn một chủ đề mà con bạn có thể liên quan và cùng đóng góp ý kiến. Nó có thể là bất cứ điều gì và sẽ hữu ích nếu bạn đặt nó dưới dạng một câu hỏi. Đây là một số gợi ý:
- Có điều gì cần ghi nhớ về tính chất của các hình dạng 2d hoặc 3D trong môn hình học?
- Cách tốt nhất để học cho bài kiểm tra toán tư duy này là gì?
- Mình muốn chuyên ngành của mình ở trường đại học là gì?
Ví dụ bạn chọn chủ đề là Hình vuông:
- Vẽ một vòng tròn ở giữa tờ giấy của bạn và viết: Hình vuông (Square)
- Vẽ từ 6 đến 8 đường từ vòng tròn. Bạn có thể yêu cầu trẻ vẽ cấu hình sơ đồ tư duy dựa trên một bông tuyết với 8 điểm xuất phát từ trung tâm
- Sử dụng ít nhất 3 màu trên sơ đồ tư duy của mình
- Mỗi đường trong số 6-8 đường đại diện cho một chủ đề phụ của chủ đề chính là Hình vuông (Square). Trên mỗi đường trong số 8 đường, hãy viết ra một số tính chất của hình vuông giúp trẻ ghi nhớ. Ví dụ như:
- 2 đường chéo bằng nhau, vuông góc và giao nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Có 2 cặp cạnh song song.
- Có 4 cạnh bằng nhau.
- Có một đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp đồng thời tâm của cả hai đường tròn trùng nhau và là giao điểm của hai đường chéo của hình vuông.
- 1 đường chéo sẽ chia hình vuông thành hai phần có diện tích bằng nhau.
- Giao điểm của các đường phân giác, trung tuyến, trung trực đều trùng tại một điểm.
- Có tất cả tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
- Bạn có thể tạo thêm các ý phụ cho mỗi ý chính để thể hiện rõ từng tính chất của hình vuông (nếu có).
- Cùng con đánh giá sơ đồ tư duy và thảo luận về vấn đề bắt nạn và các giải pháp xử lý vấn đề một cách đúng đắn
Trải nghiệm học tập cùng con bạn
Mặc dù bắt nạt là một chủ đề nóng và khó giải quyết, hãy biến nó thành một kinh nghiệm học tập cho con bạn. Hãy vẽ một sơ đồ tư duy chi tiết và thảo luận với con bạn sẽ giúp ích rất nhiều cho con. Khi con bạn gặp khó khăn hoặc có vấn đề với bạn bè ở trường hoặc không chắc chắn về tương lai và những gì chúng nên làm, hãy cùng nhau tạo sơ đồ tư duy và xem câu trả lời của chúng được phản ánh như thế nào trong những bức vẽ tuyệt vời này.
Xem thêm: Tổng hợp Sơ đồ Tư duy Toán tiểu học
Tóm lại, sơ đồ tư duy và sơ đồ tư duy toán là thứ giúp trẻ bộc phát khả năng sáng tạo, do đó, bạn hãy cùng trẻ tạo nên những sơ đồ tư duy hữu ích nhé!