Hình học với đa dạng các hình dạng, kích thước, tính chất khác nhau. Sau đây, Sylvan Learning Việt Nam sẽ giới thiệu cho bạn định nghĩa cũng như hoạt động bài tập toán tư duy lớp 4 về đường tròn và góc.
Tải về bài tập: Circle and Angle
Kỹ năng và khái niệm
- Phát triển các góc chuẩn bao gồm 60 °, 90 ° và 120 ° để ước tính số đo góc
- Nhận dạng và mô tả tâm, bán kính, chu vi và đường kính của hình tròn
- Giải các bài toán cộng và trừ để tìm góc chưa biết trên sơ đồ bằng phương trình có ký hiệu cho số đo góc chưa biết.
Hoạt động toán tư duy lớp 4: Đường tròn và góc
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình tròn
- Bước đầu, bạn đưa trẻ một đường tròn và yêu cầu trẻ xác định tâm của đường tròn đó trong vài phút.
- Bạn có thể trao đổi thêm với trẻ trong quá trình trẻ quan sát và tìm hiểu và đồng thời giải thích rằng đường tròn là một tập hợp các điểm có cùng khoảng cách từ tâm.
- Tiếp theo, bạn yêu cầu trẻ dùng thước để đo độ dài của bán kính và đường kính và sau đó tìm hiểu mối quan hệ của 2 đường thẳng đó (đường kính dài gấp đôi bán kính).
- Bên cạnh đó, bạn có thể đưa thêm nhiều kích thước đường tròn khác nhau để chứng minh cho trẻ thấy rằng các định nghĩa trên là đúng.
Hoạt động 2: Làm quen với thước đo góc
- Trước tiên, bạn cho trẻ xem một vài hình góc và để trẻ quan sát và miêu tả các góc đã cho sẵn, sau đó giải thích cho trẻ rằng góc la tập hợp của 2 tia (các cạnh của góc) có cùng 1 điểm.
- Để trẻ làm quen với thước đo góc, bạn vẽ đa dạng các loại góc từ dễ đến khó và cùng trẻ đo góc từng hình cho đến khi trẻ thuần thục. Bạn có thể dành chút thời gian để trẻ tự khám phá cách sử dụng thước đo góc và đọc chính xác số đo góc.
Hoạt động 3: Vẽ hình ngôi sao
Cách vẽ ngôi sao:
- Bạn cần chuẩn bị bút chì, thước đo góc và thước kẻ.
- Từ bán kính OA tạo với đáy một góc 72º.
- Đánh dấu điểm có góc cắt đường tròn là điểm B. Dùng thước kẻ để vẽ một đường thẳng từ điểm O đến điểm B.
- Sử dụng OB làm đường bắt đầu mới, tạo một góc 72º khác. Đánh dấu điểm mà nó giao với đường tròn là điểm C. Dùng thước kẻ để vẽ một đoạn thẳng từ điểm O đến điểm C.
- Tiếp tục theo cách này cho đến khi bạn đã đánh dấu các điểm A, B, C, D, và E, và vẽ các đoạn thẳng OA, OB, OC, OD và OE.
- Dùng thước kẻ để làm cho các đường thẳng của bạn. Nối A với C, rồi C với E, rồi E với B, rồi B với D, rồi D với A.Bạn có thể giúp trẻ thực hành nhiều lần trong thời gian rảnh để vừa luyện tập đo các góc vừa là hoạt động vẽ, tô màu giúp tăng tính sáng tạo của trẻ.
Những bài tập trên tuy đơn giản nhưng sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn các định nghĩa cũng như tính chất của hình tròn và góc. Hãy cùng trẻ tập luyện những bài học tư duy để trẻ có thể phát triển trí nhớ cũng như tạo hứng thú hơn với toán học nhé!