Đa dạng đề tài giáo án STEM môn Sinh học trường phổ thông

Đa dạng đề tài giáo án STEM môn sinh học trường phổ thông

Nội dung

Sylvan Learning Việt Nam chia sẻ cách xây dựng giáo án STEM môn Sinh học vừa truyền đạt kiến thức lý thuyết vừa tạo điều kiện tiếp cận tình huống thực tiễn cho học sinh. Từ đó phát huy tính hiệu quả của giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông.

Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn là mục tiêu quan trọng nhất trong dạy học ở trường phổ thông. Đặc biệt, môn Sinh học có những ứng dụng thực tế gần gũi trong cuộc sống hằng ngày. Chính vì vậy, thông qua việc xây dựng giáo án STEM môn sinh học, nhà trường cố gắng cung cấp những kiến thức quan trọng, bao gồm cả kiến thức liên môn của giáo dục STEM.

Tầm quan trọng của giáo án STEM môn Sinh học

Môn sinh học cung cấp cho học sinh những hiểu biết liên quan về kiến thức cơ bản của các sinh vật sống và sự tương tác của những sinh vật này với thế giới tự nhiên.

Trong mô hình lớp học truyền thống, việc “thầy giảng-trò nghe” mà không có sự tương tác giữa hai bên sẽ khiến cho học sinh trở nên thụ động và không có động lực trong việc tiếp thu kiến thức. Chính vì vậy việc ứng dụng STEM môn sinh học vào việc giảng dạy sẽ khơi dậy sự hứng thú và đưa những kiến thức khô khan trở nên gần gũi với học sinh.

Giáo án STEM môn Sinh học đóng vai trò là nền tảng cho việc xây dựng kỹ năng Khoa học cần thiết cho học sinh. Liên quan đến khoa học đời sống với sự kết hợp nhuần nhuyễn những kiến thức các môn học STEM.

Đầu tư vào giáo án STEM môn Sinh học thúc đẩy sự đam mê học tập, nắm vững kiến thức thông qua những hoạt động giảng dạy khác nhau. Kết quả của những cuộc thảo luận giúp giáo viên nắm được mức độ hiểu bài của học sinh. Nó còn thúc đẩy khả năng tư duy, xử lý, và giải quyết vấn đề của học sinh thông qua các ứng dụng thực tế.

Giáo án môn Sinh học cần có những gì? Cách soạn giáo án STEM môn sinh học

Yêu cầu đối với giáo án STEM môn sinh học

Giáo án STEM môn Sinh học yêu cầu có sự nghiên cứu chuyên môn kỹ lưỡng, đồng thời là sự chuẩn bị, tập huấn cho giáo viên về các tiêu chuẩn lý thuyết và thực hành.

  • Giáo án STEM  môn Sinh học phải bao gồm hướng dẫn dựa trên những câu hỏi, cho phép học sinh tham gia vào việc giải quyết vấn đề đã được đặt ra dựa vào kiến thức có được, đưa ra quyết định, tư duy phản biện trước một đề tài cũng như là trải nghiệm học tập ứng dụng.
  • Thiết kế bài giảng theo đúng quy trình kỹ thuật: Xác định vấn đề -> Nghiên cứu kiến thức nền -> Đề xuất giải pháp -> Lựa chọn giải pháp -> Chế tạo mô hình-> Thử nghiệm và đánh giá ->Chia sẻ và thảo luận-> Điều chỉnh.
  • Giáo án môn STEM Sinh học hướng học sinh đến sự chủ động tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm. Điều này giúp học sinh phải tự tiến hành học hỏi, nghiên cứu để đưa ra giải pháp tốt nhất, kiểm chứng những lý thuyết đã học để tối ưu hoá sản phẩm của mình.
  • Giáo viên cần đa dạng hoá phương thức truyền tải kiến thức để quá trình giảng dạy sinh động và thu hút học sinh. Xây dựng giáo án môn STEM giúp học sinh hiểu được rằng không thể đòi hỏi sự thành công tuyệt đối với mỗi quy trình thí nghiệm và thực hành tạo sản phẩm. Thất bại cũng là một bài học để học sinh rút kinh nghiệm sâu sắc hơn.

Việc ứng dụng STEM vào giảng dạy môn sinh học đòi hỏi giáo viên đầu tư kỹ lưỡng về thời gian lẫn công sức tìm tòi và nghiên cứu. Quá trình kéo dài sát sao với việc học tập của học sinh để có những sự thay đổi kịp thời và phù hợp.

Những cách để soạn giáo án STEM môn sinh học hiệu quả

Giáo viên soạn giáo án cần xác định được các chủ đề khoa học có ứng dụng trong các ngành khoa học đời sống, liên quan đến sinh vật và Trái đất. Nội dung bài học chủ yếu là sự kết nối và tích hợp từ những kiến thức học sinh đã và đang học. Qua đó giúp học sinh thấy rằng các môn khoa học không phải môn học độc lập, mà có sự liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, việc xác định được mục tiêu cụ thể ở mỗi bài học mang tính hệ thống chặt chẽ, đảm bảo sự tiếp nối giữa các tiết học, để tiết học diễn ra hiệu quả. Ngoài ra việc nắm rõ nội dung mỗi tiết học giúp giáo viên xây dựng những hoạt động phù hợp và thu hút học sinh.

Hình thức học tập

Thiết kế giáo án STEM môn Sinh học dưới nhiều hình thức học tập khác nhau. Đặc biệt, đề cao các hoạt động nhóm được xây dựng trong giáo án STEM môn sinh học. Thúc đẩy khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp thông qua các hoạt động thực hành và thí nghiệm. Việc thay đổi nhiều cách học sẽ giảm bớt sự nhàm chán, khiến buổi học trở nên thú vị hơn.

Quản lý thời gian là một yếu tố quan trọng trong giáo án STEM môn Sinh học. Chia thời gian tương ứng với mỗi phần bài học dựa theo mức độ cần thiết giúp việc giảng dạy năng suất và kịp thời.

Trong giáo án STEM môn sinh học cần có khoảng thời gian để học sinh đặt câu hỏi về những vấn đề được đặt ra trong bài học, hoặc thời gian tương tác cùng học sinh ôn lại những kiến thức đã trao đổi trong buổi học.

Giáo viên cần chú trọng vào việc thực hành và tạo sản phẩm nhờ vào kiến thức đã có. Theo dõi sự phát triển của cây hoặc tìm hiểu thông tin về sinh vật trong tự nhiên giúp học sinh chủ động trong việc nắm bắt kiến thức. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên để biết được mức độ cải thiện hoặc hiệu suất giảng dạy. Qua đó, có những chỉnh sửa kịp thời cho phù hợp với học sinh.

Một số đề tài giáo án STEM môn Sinh học có thể tham khảo

Cú mèo: Từ A đến Z

cú mèo

Trong bài học này, học sinh tìm hiểu về sự thích nghi của loài cú về thể chất và hành vi cũng như việc sự thích nghi này giúp chúng tồn tại như thế nào. Học sinh cũng sẽ tìm hiểu việc thích nghi này ảnh hưởng ra sao đến những gì chúng ăn.

Chuyên đề STEM liên quan:  Sinh học, Sinh thái học

Bậc học: Tiểu học (Lớp 4-5)

Tìm hiểu về Côn trùng

côn trùng

Trong bài học này, học sinh sẽ thu thập côn trùng theo hướng dẫn của thầy cô. Sau đó, các em sẽ nhận diện, so sánh và phân nhóm côn trùng để hiểu thêm về tính đa dạng sinh học của môi trường sống tự nhiên.

Chuyên đề STEM liên quan:  Sinh học

Bậc học: Tiểu học (Lớp 4-5), THCS (Lớp 6-8)

Trò chơi Trang trại Năng lượng Sinh học

trò chơi trang trại năng lượng sinh học

Trong bài học này, học sinh tìm hiểu về ưu và nhược điểm của các loại cây trồng làm nhiên liệu sinh học khác nhau. Những cây trồng này giúp ích hoặc làm tổn hại đến môi trường như thế nào, và cách một người nông dân thu lợi từ việc trồng cây nhiên liệu sinh học.

Chuyên đề STEM liên quan:  Sinh học, Sinh thái học

Bậc học: THPT (Lớp 9-12)

Các loài chim

các loài chim

Trong bài học này, học sinh sẽ tìm hiểu về các loài chim, môi trường sống, sự thích nghi của chúng và bắt đầu nhận diện được các loài chim.

Chuyên đề STEM liên quan:  Sinh học

Bậc học: Tiểu học (Lớp 4-5)

Sinh sôi trong chiếc lọ

Sinh sôi trong chiếc lọ

Trong bài học này, học sinh sẽ tiến hành các thí nghiệm khác nhau để tìm hiểu về hỗn hợp các hợp chất tốt nhất cho sự phát triển của thực vật phù du.

Chuyên đề STEM liên quan: Sinh học, Biến đổi Khí hậu

Bậc học: Tiểu học (Lớp 4-5), THCS (Lớp 6-8), THPT (Lớp 9-12)

Tài nguyên dạy học STEM môn Sinh học

Để có được những tài nguyên dạy học STEM môn Sinh học, các thầy cô cần tham gia những buổi tập huấn, các buổi định hướng giáo dục để nghe những chia sẻ thực tế về việc tạo ra giáo án STEM môn sinh học. Đồng thời tham gia các ngày hội STEM để cập nhật những tiến bộ, nghiên cứu trong môn sinh học, từ đó vận dụng vào việc xây dựng giáo án.

Thêm nữa, cần theo dõi các hoạt động về STEM ví dụ các cuộc thi như “Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật (Visef)” để có những ví dụ, mô hình thực tế trong lĩnh vực sinh học. Nghiên cứu các tài liệu nước ngoài để có sự hiểu biết sâu sắc, đồng thời có thêm những kiến thức phục vụ cho việc xây dựng giáo án STEM môn Sinh học.

Nguồn học liệu dồi dào từ những website học STEM, các kênh YouTube học STEM hay các khóa học STEM online… cũng vô cùng cần thiết.

Xem thêm:

Hy vọng bài viết của Sylvan Learning Việt Nam đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho các thầy cô cũng như phụ huynh trong việc chuẩn bị giáo án STEM môn Sinh học cho con trẻ.

 

Học thử 2 buổi miễn phí 
lắp ráp và lập trình Lego Edu

















    HẤP THU KIẾN THỨC, CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP

    với phương pháp CLIL (Tích hợp nội dung – ngôn ngữ) lồng ghép nội dung học đa dạng về văn hóa, xã hội, khoa học và Project-based Learning (Học theo dự án) thúc đẩy sự sáng tạo, chủ động trong các hoạt động học tập

    XÂY DỰNG KỸ NĂNG NGÔN NGỮ

    để phối hợp Nghe – Nói – Đọc – Viết hiệu quả, hình thành sở thích đọc sách, phát triển tinh thần thích khám phá, chủ động tìm kiếm thông tin

    CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NHI

    với các bài tập làm quen đề thi Cambridge STARTERS – MOVER – FLYERS, vừa giúp đạt kết quả thi mong muốn, vừa cải thiện hiệu quả học chính khóa

    HOÀN THIỆN KIẾN THỨC

    qua phương pháp English 21+ và Project-based
    Learning (Học theo dự án) chú trọng hoàn
    thiện kiến thức tiếng Anh học thuật (vốn từ, cấu trúc ngữ pháp,
    ngữ điệu…) và kết hợp thực hành,
    tương tác theo tình huống
    giao tiếp thực tế

    PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG 4Cs TOÀN DIỆN

    là bộ kỹ năng quan trọng để phát triển trong thế kỷ 21
    (gồm Tư duy phản biện – Sáng tạo – Hợp tác – Giao Tiếp),
    tạo nền tảng tốt cho định hướng học tập và lựa chọn
    nghề nghiệp tương lai

    CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NIÊN

    với các bài tập làm quen đề thi Cambridge KET – PET
    – FCE giúp tăng sự tự tin và sự chuẩn bị kỹ càng cho
    các kỳ thi tiếng Anh quan trọng (IELTS, TOEIC, SAT…)

    Vui lòng nhập lại thông tin, chúng tôi sẽ gọi lại bạn