Ngày nay, có rất nhiều trường học triển khai áp dụng chương trình giáo dục STEM cho các môn khoa học tự nhiên, trong đó có Hóa học. Cùng tìm hiểu với Sylvan Learning Việt Nam để soạn thảo giáo án STEM môn Hóa hiệu quả nhé.
Tầm quan trọng của giáo án STEM môn Hóa
Hóa học vốn là một môn học khó, mà phương pháp giảng dạy truyền thống lại bị nhận xét là tẻ nhạt; không giúp hé mở nhiều khía cạnh hấp dẫn của Hóa học cũng như khơi gợi trí tò mò, sự hứng thú của học sinh. Vì vậy, không nhiều học sinh thích học Hóa. Để thay đổi điều này, giáo viên cần phải đổi mới kế hoạch giảng dạy, hay nói cách khác là đổi mới giáo án khi tham gia giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông.
Giáo án STEM Hóa học sẽ không chỉ dừng lại ở việc áp dụng những phương pháp giảng dạy hay nhất, mà còn hướng đến bản chất thú vị của Hóa học. Nhờ đó, học sinh mới thực sự thoải mái khi học Hóa, chứ không phải mệt mỏi với cách học đối phó như trước đây.
Giáo án môn Hóa hiệu quả cần có những gì? Cách soạn giáo án STEM Hóa học
Trên thực tế, giáo án STEM môn Hóa đòi hỏi giáo viên phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian để xây dựng hơn hẳn giáo án thông thường. Đó là vì giáo án STEM Hóa học có ý tưởng mới mẻ và phương pháp giảng dạy hấp dẫn giúp thu hút học sinh, đồng thời mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn.
Mặc dù ở Việt Nam chưa có kết quả rõ ràng, nhưng tại Mỹ, học sinh đã dần trở nên yêu thích Hóa học, cải thiện điểm số, và dĩ nhiên cũng bày tỏ sự hài lòng với thầy cô bộ môn khi thầy cô triển khai kế hoạch giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM. Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta hãy cùng đi vào chi tiết cách soạn thảo một giáo án STEM môn Hóa nhé!
Trình bày bài giảng thu hút bằng PowerPoint
Việc bổ sung bài giảng PowerPoint vào giáo án STEM môn Hóa không phải là điều mới lạ. Tuy nhiên, trình bày bài giảng bằng PowerPoint sao cho hiệu quả vẫn là câu hỏi lớn đối với nhiều thầy cô.
Theo nghiên cứu của trường Đại học Harvard, não bộ con người xử lý những nội dung trực quan như hình ảnh, video tốt hơn khi đọc các nguồn tài nguyên thuần chữ. Do đó, giáo viên có thể thu hút sự quan tâm của học sinh bằng việc tạo ra thế giới Hóa học trực quan, sinh động trong bài giảng PowerPoint.
Có thể thấy, hình ảnh và video là có vai trò vô cùng quan trọng, là 2 yếu tố góp phần làm nên thành công của bài giảng PowerPoint. Đặc biệt, vì kiến thức Hóa học vô cùng rộng lớn và phức tạp, từ một nguyên tử nhỏ bé đến hệ mặt trời khổng lồ, nên nhờ có hình ảnh và video, các em mới có thể hiểu được những gì mình đang học.
Mặc dù những yếu tố trực quan luôn có lợi thế hơn so với chữ trong việc minh họa và truyền tải thông tin nhưng nếu thầy cô lạm dụng nhiều hình ảnh trong mỗi trang thuyết trình thì có thể dẫn đến tác dụng ngược. Lúc này, học sinh chỉ cảm thấy mệt mỏi vì bị quá tải.
Để hạn chế tình trạng này, thầy cô có thể dùng hiệu ứng trình chiếu hình ảnh theo thứ tự trước sau để nhiều hình ảnh không xuất hiện cùng lúc. Ngoài ra, thầy cô cũng nên kết hợp hình ảnh vài lời giảng của mình để dẫn dắt học sinh vào bài học một cách hiệu quả.
Diễn giải, minh họa bằng phép loại suy
Bên cạnh yếu tố trực quan làm cho kiến thức trở nên sinh động và dễ hiểu, trong giáo án STEM môn Hóa không thể thiếu một phương pháp quan trọng giúp học sinh hình dung về những hiện tượng hóa học phức tạp hơn. Đó là phương pháp suy luận loại suy.
Phép loại suy, hay còn được gọi là so sánh tương đồng, là phép suy luận logic dựa trên một số điểm giống nhau giữa các đối tượng để có thể đưa ra kết luận rằng chúng cũng có những tính chất, đặc điểm tương đồng khác. Điểm hạn chế duy nhất của phép loại suy là có thể gây hiểu lầm. Vì vậy, thầy cô cần lưu ý tìm hình ảnh ẩn dụ phù hợp, dễ hiểu để diễn giải cho học sinh.
Ví dụ, thầy cô có thể giúp học sinh hình dung tính háo nước của axít bằng cách so sánh đặc điểm này với tính hảo ngọt của trẻ nhỏ. Nếu không may học sinh cho nước vào ống nghiệm chứa axít thì sẽ khiến nhiều phân tử axít “đánh nhau” để giành lấy các phân tử nước vì số phân tử nước quá ít, giống như khi không có đủ bánh kẹo cho tất cả trẻ nhỏ, các bé sẽ tranh giành với nhau.
Lấy ví dụ thực tế từ cuộc sống
Đối với những giáo viên có bề dày nhiều năm kinh nghiệm, giáo án STEM môn Hóa không chỉ là kế hoạch dạy học. Mà bài giảng của thầy cô còn chia sẻ những ứng dụng hoặc hiện tượng hóa học có trong đời sống hàng ngày để học sinh cảm nhận được sự thân thuộc, gần gũi của môn học này.
Ví dụ, thầy cô có thể nói về sự kết hợp tuyệt vời giữa baking soda (muối nở) và giấm ăn để tạo nên một dung dịch tẩy rửa cực mạnh, giúp đánh bay nhiều vết ố, mảng bám “cứng đầu” trên nhiều đồ gia dụng, thậm chí là chất bẩn lâu ngày khó rửa sạch trong bồn cầu.
10 giáo án STEM môn Hóa hút tương tác từ học sinh
Có thể nói, mức độ tương tác của học sinh chính là yếu tố quyết định thành công của giáo án STEM môn Hóa. Thầy cô có thể tham khảo 10 ý tưởng soạn giáo án STEM Hóa học tốt nhất sau đây để làm mới bài bài giảng của mình, từ đó có thể thu hút và truyền cảm hứng học Hóa cho các em.
Khuyến khích học sinh tìm ra ý nghĩa của ký hiệu
Như đã nói, bài giảng có sử dụng hình ảnh sẽ trở nên thu hút với học sinh. Vì vậy, những hình vẽ ký hiệu ít phổ biến và mới lạ sẽ khơi gợi sự tò mò, đồng thời cũng khiến học sinh thích thú khi đưa ra dự đoán về ý nghĩa của chúng. Học sinh cũng sẽ rất phấn khích khi đón nhận kết quả từ giáo viên.
Sử dụng sáng tạo bảng tuần hoàn hóa học
Ngoài ý tưởng trên, thầy cô cũng có thể sử dụng hình ảnh minh họa về những ứng dụng thực tế của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học, thay vì chỉ giảng dạy kiến thức trong sách vở một cách khô khan. Có thể nói, giáo án STEM môn Hóa mang thế giới học thuật xa vời đến gần với cuộc sống thân thuộc là vì thế.
Áp dụng trò chơi ghép cặp vào bài học
Có thể nói, sự phức tạp của 118 nguyên tố hóa học chính là cơn ác mộng của nhiều học sinh. Để giúp học sinh tránh được nỗi sợ hãi này, thầy cô có thể thêm trò chơi ghép cặp vào giáo án STEM môn Hóa để giúp học sinh ghi nhớ kiến thức hiệu quả và cũng bớt áp lực hơn. Trong trò chơi này, học sinh sẽ phải chọn đúng tên gọi của các nguyên tố hóa học tương ứng với ký hiệu viết tắt của chúng.
Mang trò chơi lô tô vào bài học
Giống với trò chơi ghép cặp, trò chơi gọi lô tô cũng giúp học sinh rèn luyện trí nhớ, mặt khác còn mang tính giải trí cao, chắc chắn sẽ mang lại không khí vui vẻ đến với tiết học Hóa của thầy cô. Trong trò chơi này, học sinh sẽ đánh dấu vào các ô màu có chứa tên gọi của nguyên tố hóa học mà thầy cô nhắc đến.
Giúp học sinh ghi nhớ bằng bài tập điền từ
Đối với một chuyên đề khó nhằn như bảng tuần hoàn hóa học, thầy cô cần giúp học sinh phát triển khả năng ghi nhớ bằng nhiều cách khác nhau. Bên cạnh trò chơi, thầy cô có thể giúp các em kiểm tra những kiến thức cũ bằng cách điền thông tin còn thiếu trên bảng tuần hoàn hóa học.
So với bài tập điền từ vào chỗ trống như trước đây, hình thức kiểm tra này có phần thú vị hơn, vì hình ảnh của một bảng tuần hoàn hóa học hoàn chỉnh khi học sinh ôn tập ở nhà sẽ được tái hiện lại trên lớp, kích thích trí nhớ của các em, giúp các em hình dung rõ ràng hơn.
Khuyến khích học sinh giải đố tìm từ khóa
Bên cạnh kiến thức về bảng tuần hoàn hóa học, thầy cô cũng có thể sử dụng các khái niệm, thuật ngữ trong môn học này để làm chất liệu tạo nên nhiều sân chơi mới, bổ ích cho học sinh như giải đố tìm từ vựng có nghĩa trong bảng chữ bên dưới. Trò chơi này không phải chỉ mới áp dụng cho giáo án STEM môn Hóa, tuy đã rất quen thuộc với học sinh nhưng vẫn đem lại hiệu quả.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thí nghiệm hóa học
Bên cạnh kiến thức, việc thực hành thí nghiệm cũng rất quan trọng và cũng là một phần không thể thiếu trong giáo án STEM môn Hóa. Để giúp học sinh hiểu rõ quy trình của một thí nghiệm hóa học, thầy cô có thể yêu cầu học sinh tự tìm hiểu và bổ sung đầy đủ thông tin dưới dạng đoạn văn hoặc hình vẽ vào phiếu bài tập thực hành, sau đó đánh giá và gửi phản hồi cho các em.
Sáng tạo bằng hình thức trả lời bằng hình ảnh
Thông thường, thầy cô chỉ sử dụng 2 dạng bài tập quen thuộc là tự luận và trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá học sinh. Tuy nhiên, trong giáo án STEM môn Hóa, giáo viên có thể sáng tạo hơn thế, chẳng hạn như cho phép học sinh lựa chọn câu trả lời bằng hình ảnh.
Với dạng bài tập này, học sinh sẽ không phải mất thời gian để viết mà chỉ cần chọn lựa hình ảnh thể hiện đầy đủ ý nghĩa để trả lời câu hỏi. Nhờ đó, học sinh cũng cảm thấy việc kiểm tra trở nên nhẹ nhàng hơn trước.
Phân loại các chất hóa học bằng hình ảnh
Có thể thấy, hình ảnh là yếu tố xuất hiện xuyên suốt trong toàn bộ giáo án STEM môn Hóa. Cũng giống như dạng bài tập trả lời bằng hình ảnh, ở dạng bài tập phân loại này, học sinh sẽ phải lựa chọn và sắp xếp hình ảnh theo từng nhóm chủ đề mà đề bài yêu cầu.
Giúp học sinh ghi nhớ các hợp chất ion
Ngoài 118 nguyên tố hóa học, các hợp chất ion cũng khiến nhiều học sinh đau đầu không kém. Tuy nhiên, học sinh có thể giải quyết vấn đề này bằng cách rèn luyện với bài tập. Các em sẽ chọn ra từ đề bài những ion có thể kết hợp với nhau và viết lại công thức hóa học của chúng.
Một số giáo án STEM Hóa học có thể tham khảo
Nhựa phân hủy sinh học (Biodegradable Plastic)
Học sinh tìm hiểu nhựa sinh học là gì và một số ứng dụng của chúng. Học sinh sẽ tự tạo ra nhựa có thể phân hủy sinh học bằng cách sử dụng các nguyên liệu làm từ ngô.
Chuyên đề STEM liên quan: Năng lượng Sinh học, Hóa học, Toán học
Bậc học: Tiểu học (Lớp 4-5), THCS (Lớp 6-8), THPT (Lớp 9-12)
Poster nghiên cứu Năng lượng Sinh học (Bioenergy)
Học sinh sẽ nghiên cứu, lập kế hoạch, tạo và trình bày một poster về một nguồn năng lượng tái tạo, tốt nhất là một dạng nhiên liệu sinh học hoặc năng lượng sinh học.
Chuyên đề STEM liên quan: Năng lượng sinh học, Hóa học, Toán học
Bậc học: Tiểu học (Lớp 4-5), THCS (Lớp 6-8), THPT (Lớp 9-12)
Xe hơi sử dụng năng lượng phản ứng hóa học
Trong bài học này, học sinh nghiên cứu về các phản ứng hóa học. Đồng thời làm một chiếc xe chạy bằng năng lượng từ phản ứng hóa học giữa baking soda và giấm trắng.
Chuyên đề STEM liên quan: Hóa học, Kỹ thuật
Bậc học: Tiểu học (Lớp 4-5)
Cung cấp năng lượng cho tương lai
Trong bài học này, học sinh sẽ tìm hiểu về nhiên liệu sinh học bền vững có thể được sản xuất ở Tây Bắc Thái Bình Dương cho ngành hàng không.
Chuyên đề STEM liên quan: Năng lượng Sinh học, Sinh học, Hóa học, Sinh thái học, Kỹ thuật, Năng lượng Tái tạo
Bậc học: THCS (Lớp 6-8)
Trồng tảo để sản xuất nhiên liệu sinh học
Học sinh sẽ trồng tảo bằng cách sử dụng nước thải làm từ phân bón. Sau đó, học sinh sẽ chiết xuất “dầu thô xanh” được tạo ra từ tảo bằng cách sử dụng phương pháp lọc trọng lực. Sau đó, dầu thô xanh sẽ trải qua quá trình chuyển hóa bằng cách thêm các hóa chất như rượu để tạo ra dầu diesel sinh học và glycerin.
Chuyên đề STEM liên quan: Năng lượng Sinh học, Sinh học, Hóa học, Sinh thái học, Kỹ thuật
Bậc học: THCS (Lớp 6-8)
Tài nguyên dạy học STEM môn Hóa
Không thể phủ nhận rằng, việc xây dựng giáo án STEM môn Hóa rất cần nguồn tài nguyên hỗ trợ đi kèm. Thầy cô sẽ dẫn dắt học sinh vào bài học tốt hơn cũng như truyền đạt kiến thức hiệu quả hơn nếu có sự trợ giúp của trò chơi, hình ảnh minh họa, bài tập, câu đố vui…
- Top 6 website hỗ trợ học môn Hóa học giúp bài học STEM trở nên thú vị
- Top 9 khóa học STEM online Science – Khoa học hay nhất cho homeschooling
- Hướng dẫn dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông
- Nội dung tập huấn chương trình giáo dục theo định hướng STEM tại Việt Nam
- Tài liệu tập huấn STEM của Bộ Giáo dục Đào tạo
- 7 bước thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường
- Hướng dẫn dạy học STEM môn Toán hiệu quả
- Đa dạng đề tài giáo án STEM môn sinh học trường phổ thông
- Đa dạng đề tài giáo án STEM Vật lý trường phổ thông
- Tổng hợp giáo án STEM môn Tin học THCS
- Tổng hợp giáo án STEM môn Công nghệ ở trường phổ thông
Ngoài ra còn có thể các website học STEM, các kênh YouTube học STEM hay các khóa học STEM online…
Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này đã mang đến những thông tin hữu ích, giúp thầy cô tích lũy được nhiều kỹ năng cũng như mẹo hay để có thể chuẩn bị giáo án STEM môn Hóa một cách hiệu quả. Đồng thời, chúng tôi cũng tin rằng những tài nguyên dạy học trong bài viết sẽ hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong việc soạn thảo giáo án.