Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn các bé đã rất quen thuộc với hình vuông, hình chữ nhật hay những đồ vật, hình ảnh có 4 cạnh xung quanh. Mặc dù chúng có những hình khối khác nhau, nhưng chúng có cùng chung tên gọi. Đó là hình tứ giác. Vậy hình tứ giác là gì? Có những loại hình tứ giác nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu hình tứ giác nhé.
Tải về bài tập: Quadrilateral Part 1
Phân loại các hình tứ giác
Tổng quát
Trong hoạt động toán tư duy lớp 3 này, sau khi tìm hiểu về khái niệm và cách nhận biết hình tứ giác, học sinh thực hiện vẽ 4 hình tứ giác bất kỳ và sắp xếp chúng thành các nhóm khác nhau. Đây là một trong những kiến thức nền tảng của toán tư duy lớp 3. Nắm vững kiến thức về hình tứ giác giúp các em dễ dàng tiếp cận với các kiến thức khác về hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thang…
Kỹ năng & khái niệm
- Xác định và mô tả các dạng đặc biệt của tứ giác
- Xác định và phác thảo các đường thẳng song song và vuông góc
- Xác định và phác thảo các góc vuông
Chuẩn bị
- Các nhóm hình Tứ giác
- Bảng vẽ và dây cao su
- Thước kẻ và kéo
- Giấy ghi chú kích thước 15 cm x 15cm
- Hình ảnh minh họa: góc nhọn, góc vuông, góc tù, hình bình hành, đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc, đường thằng bằng nhau, tứ giác, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông, hình thang.
Hướng dẫn thực hiện
- Để bắt đầu bài học, bạn cần ổn định lớp học, tạo không khí học tập vui tươi cho học sinh. Bạn cũng có thể bắt đầu với một vài mini game. Điều này sẽ giúp học sinh hứng thú với buổi học hơn. Tiếp theo, sau khi học sinh giữ trật tự, bạn hãy gằn một vài hình ảnh đã chuẩn bị trước lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, tìm ra các điểm giống nhau giữ các bức hình. Dành cho học sinh từ 5-7 phút thảo luận để tìm ra định nghĩa về hình tứ giác.
- Sau khi học sinh thảo luận, lật lại thẻ và mời một học sinh đọc định nghĩa về hình tứ giác: Tứ giác là đa giác và đều có 4 cạnh. Nhắc lại khái niệm đa giác cho học sinh. Sau đó lật thẻ hình tứ giác lên để học sinh có thể xem lại mặt trước. Có phải tất cả các đa giác được hiển thị trên thẻ có 4 cạnh không?
Hãy đọc tên của các đa giác này? Yêu cầu học sinh chia sẻ ý tưởng theo cặp, sau đó mời từng nhóm gọi tên các hình trên bảng (từ trái sang phải, trên xuống dưới, các hình trên thẻ là hình thoi, hình tứ giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật và hình tứ giác).
- Tiếp tục gắn các thẻ mô tả về hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông và hình thang. Cuối cùng, dán thẻ hình bình hành . Yêu cầu học sinh quan sát và chỉ ra đâu là hình bình hành trong các tứ giác nêu trên ? Nếu học sinh gặp khó khăn trong việc xác định hình bình hành, bạn có thể đưa ra gợi ý rằng hình bình hành là tứ giác bất kỳ có hai cặp cạnh song song và bằng nhau, và lặp lại câu hỏi.
Học sinh 1: Oh! Con nghĩ các hình bình hành giống như hình chữ nhật vuông.
Học sinh 2: Nếu nó có thể là một hình bất kỳ có 2 cặp đường thẳng song song, điều đó có nghĩa là một hình chữ nhật là một hình bình hành?
Học sinh 3: Có thể nó giống như một hình vuông là một loại hình chữ nhật đặc biệt. Có thể hình chữ nhật cũng là một loại đặc biệt của hình bình hành.
Giáo viên Vâng, Các con đã nói đúng về điều đó. Vì nó có 2 cặp đường thẳng song song nên một hình chữ nhật cũng là một hình bình hành. Các con có thể tìm các ví dụ khác về hình bình hành trên thẻ hình tứ giác của cô không?
- Tiếp theo, hãy để học sinh cùng hoạt động nhóm và thực hành cách thức vẽ hoặc xây dựng một hình tứ giác. Giao cho mỗi nhóm 1 bảng vẽ, dây chun, kéo và bìa cứng hoặc giấy màu. Yêu cầu các em xây dựng và ghi lại 4 loại hình tứ giác khác nhau (ví dụ: hình thoi, hình hình chữ nhật, hình thang và hình tứ giác không phải là hình thang cũng không phải là hình bình hành).
- Trong khi học sinh đang hoat động nhóm, bạn hãy chuẩn bị các hình ảnh mô tả góc nhọn, góc tù, đồng dư, cạnh bằng, đường thẳng song song, đường vuông gócvà đường đối xứng . Khi học sinh hoàn thành hoạt động nhóm yêu cầu học sinh họ viết tên các nhóm hình tứ giác ở mặt sau của mỗi hình tứ giác đã tạo, đặt chúng thành một chồng trên bàn và cùng thảo luận.
- Khi hầu hết học sinh đã ổn định, hãy đặt các bức vẽ bạn đã chuẩn bị lên bảng. Giải thích về những hình ảnh bạn đã chuẩn bị điều đó trong một vài phút, học sinh sẽ làm việc theo nhóm nhỏ để sắp xếp các bức vẽ của nhóm mình. Mỗi nhóm cử một bạn đại diện lên giới thiệu về những hình tứ giác nhóm mình đã chuẩn bị.
- Sau khi 4 nhóm đã trình bày xong về các hình tứ giác mình đã chuẩn bị, hãy yêu cầu học sinh đưa ra các ý tưởng về cách sắp xếp các hình tứ giác này thành các nhóm khác nhau.
Rất có thể, một số học sinh sẽ đề xuất sắp xếp bộ sưu tập theo loại (ví dụ: hình vuông, hình thoi, hình chữ nhật, hình chóp, hình thang, hình bình hành và hình tứ giác); hoặc hình chữ nhật và không phải hình chữ nhật; hoặc hình thang và không phải là hình thang; hoặc thậm chí là tứ giác “kỳ lạ” và tứ giác “bình thường”. Những người khác có thể tập trung vào cách hình dạng được định hướng hoặc kích thước của chúng, tạo ra các danh mục sắp xếp khác nhau. Khi cuộc thảo luận bắt đầu, thu hút sự chú ý của học sinh đến các thuật ngữ hình học bạn đã chuẩn bị.Giáo viên Cô đã nghe một số ý tưởng thú vị từ lớp mình. Hãy quan sát thật kỹ những hình ảnh mà cô và các con vừa chuẩn bị. Theo các con chúng ta có thể sắp xếp những hình tứ giác này như thế nào?
Học sinh Chúng ta có thể sắp xếp chúng theo góc độ của chúng!
Vâng, chúng ta có thể xếp những cái có góc vuông và cái không có góc vuông nào.
Chúng ta có thể sắp xếp theo số lượng các góc vuông…
- Khi nhiều ý tưởng sắp xếp đã được chia sẻ, hãy yêu cầu 4 nhóm của bạn chọn một ý tưởng. Sau đó làm việc cùng các em sắp xếp, tập hợp các tứ giác thành từng nhóm cho phù hợp.
- Giải thích với cả lớp rằng các em sẽ làm việc theo nhóm 3 hoặc 4 người tại bàn của mình để sắp xếp các hình tứ giác chỉ trong vài phút. Nhóm nào có thời gian hoàn thiện nhanh nhất và chính xác nhất sẽ dành chiến thắng.
- Tiếp tục hoạt động phân loại trong thời gian cho phép. Tốt nhất, mỗi đội sẽ có thời gian để sắp xếp tứ giác của chúng theo 4–5 cách khác nhau hoặc nhiều hơn. Cuối kỳ, yêu cầu mỗi đội cùng chia sẻ cách phân loại tứ giác của đội mình. Ghi điểm của họ lên bảng. Sau đó, cùng tổng hợp để tìm xem hôm nay cả lớp có bao nhiêu cách khác nhau để sắp xếp các hình tứ giác.
Xem thêm: [Lớp 4] Các hình tứ giác