Một trong những nội dung quan trọng trong chương trình toán tư duy lớp 3 cho trẻ là hình học. Ở nội dung này, trẻ sẽ làm quen với các loại hình học như hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn,..và luyện tập giải những bài toán liên quan đến các hình học đó. Cùng tìm hiểu một hoạt động toán tư duy lớp 3 được thiết kế cho trẻ để học về hình tròn nhé!
Tải về bài tập: Circle
Tổng quan
Đây là một hoạt động thú vị để trẻ học về các khái niệm liên quan đến hình tròn bao gồm điểm, tâm, bán kính, đường kính và chu vi hình tròn. Ngoài ra, thông qua tham gia hoạt động toán tư duy lớp 3 này, trẻ cũng sẽ nắm được cách sử dụng các công cụ đo lường để đo một cách chính xác và cách so sánh các phân số lớn hơn hoặc bằng 1.
Để trẻ tham gia hoạt động này, bạn cần chuẩn bị cho trẻ:
- Phiếu bài tập A Circle (in theo mẫu có sẵn)
- Phiếu bài tập Circles (in theo mẫu có sẵn)
- Phiếu bài tập Circles to Label & Measure (In theo mẫu có sẵn)
- Thước kẻ
- Bút chì, kéo
- Giấy nháp
- 1 sợi dây khoảng 2 feet (60cm)
Hướng dẫn
- Trước tiên, hãy cho trẻ làm việc theo cặp để thảo luận về hình tròn trong phiếu bài tập A Circle. Trẻ sẽ cùng nhau thảo luận về những kiến thức trẻ biết xung quanh loại hình học này, sau đó cùng chia sẻ với cả lớp và bạn sẽ ghi lại những chia sẻ của trẻ lên bảng.
Tổng hợp những ý kiến ban đầu của trẻ về hình tròn:- Là một vòng tròn
- Có 1 điểm chính giữa
- Có hình dạng giống như mặt trăng tròn, bánh xe, mặt trời, và một số thứ khác nữa
- Đỉnh và đáy của một hình trụ có dạng hình tròn.
- Tiếp theo, hãy cho trẻ tìm hiểu và thảo luận về khái niệm tâm của hình tròn với nhiệm vụ giải đáp các câu hỏi: Tâm của một hình tròn ở đâu? Làm thế nào để xác định điểm đó là tâm hình tròn?
- Sau thời gian thảo luận khoảng từ 2-3 phút, trẻ sẽ lần lượt phát biểu ý kiến của mình về cách tìm ra tâm của hình tròn.
Bạn A: Mình đã cắt rời hình tròn trong phiếu A Circle ra và gấp đôi nó lại. Kết quả là điểm đó nằm đúng trên đường gấp, vì vậy nó là tâm của hình tròn.
Bạn B: Mình đã dùng thước kẻ đo từ điểm đó đến cạnh hình tròn và ra kết quả là 1 inch rưỡi ở cả hai bên thước kẻ khi điểm đó ở giữa. Vì vậy mình nghĩ rằng nó chính là tâm của hình tròn
- Kết luận cho trẻ về tâm của hình tròn và giải thích rằng: Một hình tròn là tập hợp các điểm có cùng khoảng cách từ tâm. Tiếp đến, bạn phát cho trẻ phiếu Circles to Label & Measure để trẻ thực hành xác định tâm của hình tròn
- Từ khái niệm tâm của hình tròn cho đến các khái niệm khác là đường kính và bán kính, bạn cho trẻ thực hành tương tự. Lưu ý, khuyến khích trẻ trình bày ý kiến của mình, những kiến thức trẻ đã biết về các điểm hay đường thẳng, sau đó mới kết luận cho trẻ.
Giải thích các khái niệm về hình tròn:- Tâm: là một điểm có cùng khoảng cách với tất cả các điểm trên một đường tròn.
- Bán kính: là một đoạn thẳng từ tâm của hình tròn đến bất kỳ điểm nào trên hình tròn.
- Đường kính: một đoạn thẳng đi qua tâm của vòng tròn và có điểm cuối trên vòng tròn
- Chu vi: là khoảng cách xung quanh một vòng tròn.
- Để trẻ sử dụng thước kẻ để đo bán kính và đường kính của hình tròn, yêu cầu độ chính xác tương đối. Trẻ tiến hành đo và ghi lại kết quả trên giấy của mình, đồng thời trẻ sẽ thử so sánh các kết quả đo đó.
Bạn A: Mình đo được đường kính là 5 inch và bán kính là 2 inch rưỡi.
Bạn B: Nếu chia đôi 5 thì mình được 2 rưỡi.
Bạn C: Vậy có nghĩa là bán kính bằng một nửa đường kính. Đường kính đi hết hình tròn, trong khi bán kính chỉ đi một nửa.
- Tiếp tục cho trẻ thực hành đo để kiểm tra về kích thước của bán kính và đường kính trong các hình tròn có kích cỡ khác nhau trên phiếu bài tập. Kết quả sẽ giúp trẻ thêm khẳng định về mối quan hệ giữa bán kính và đường kính của một hình tròn.
Mở rộng
Phát cho trẻ sợi dây 60 cm đã chuẩn bị sẵn. Hướng dẫn trẻ sử dụng sợi dây để đo chu vi của hình tròn, nên bắt đầu từ hình tròn có kích cỡ nhỏ nhất cho đến hình tròn lớn hơn. Trẻ sẽ tiến hành đo và ghi lại kết quả về chu vi hình tròn trẻ đo được. Đừng quên hỏi trẻ xem sau nhiều lần đo, trẻ có nhận thấy điều gì hay không?
Trên thực tế, chu vi hình tròn chỉ lớn hơn 3 lần đường kính một chút. Đây là một minh chứng thực hành cho công thức tính chu vi hình tròn được biểu diễn dưới dạng: πd hoặc 2πr trong đó d là đường kính của hình tròn và r là bán kính.
Lưu ý, tỷ lệ giữa chu vi hình tròn và đường kính của nó là không đổi. Điều này có nghĩa là tỷ lệ là như nhau cho dù kích thước hình tròn là bao nhiêu. Tỷ lệ này lớn hơn 3 một chút và được ký hiệu bằng chữ cái Hy Lạp π.
Trên đây là nôi dung hoạt động toán tư duy lớp 3 cho trẻ về hình tròn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này là hữu ích để bạn dạy trẻ các nội dung kiến thức toán học quan trọng về hình tròn cũng như thực hành giải toán.