Những kiến thức trong toán học được chia ra thành nhiều lĩnh vực bao gồm hình học, số học, đại lượng, thống kê,…Về phần hình học, trẻ ở bậc tiểu học sẽ cần làm quen và học về các loại hình học như hình chữ nhật, hình vuông hay hình tam giác. Học toán tư duy lớp 3 cho trẻ về hình tam giác thông qua các hoạt động, trò chơi giáo dục thú vị là phương pháp hiệu quả, điển hình như hoạt động dưới đây.
Tải về bài tập: Name that Triangle!
Tổng quan
Ở hoạt động này, trẻ sẽ được học những kiến thức tổng quan về hình tam giác trong toán học bao gồm: thế nào là hình tam giác, phân loại hình tam giác theo độ dài các cạnh hoặc kích thước góc. Ngoài ra, tham gia hoạt động này là cơ hội để trẻ biết thêm kiến thức về các góc như góc vuông, góc nhọn và góc tù. Đồng thời, hoạt động toán tư duy lớp 3 về hình tam giác cũng giúp trẻ thực hành sử dụng các công cụ đo lường một cách chính xác.
Chuẩn bị
Một số công cụ hỗ trợ tham gia hoạt động toán tư duy lớp 3 về hình tam giác bạn cần chuẩn bị cho trẻ:
- Phiếu bài tập kẻ hình tam giác Triangles Record Sheet (in theo mẫu có sẵn)
- Tài liệu phân loại hình tam giác theo góc Types of Triangles (in theo mẫu có sẵn)
- Thước kẻ
- Bút chì
- Bảng Geoboards (bảng hình vuông có các chốt để trẻ gắn các dây chun nhằm tạo thành các hình dạng khác nhau)
- Dây chun
- Thẻ dán nhãn ghi tên các loại tam giác: tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù, tam giác đều, tam giác cân và tam giác lệch
Hướng dẫn
-
- Giới thiệu cho trẻ về hoạt động mà trẻ sẽ tham gia. Nếu tham gia theo nhóm đông, mỗi trẻ sẽ cần có trong tay bút chì và thước kẻ của riêng mình. Phát cho mỗi trẻ một bảng Geoboard và một phiếu bài tập Triangles Record Sheet.
Giải thích cho trẻ rằng ở hoạt động toán tư duy lớp 3 này, nhiệm vụ của trẻ là tìm hiểu và phân loại 4 kiểu hình tam giác khác nhau. Bạn hãy sử dụng các dây chun để tạo thành một hình tam giác mẫu cho trẻ. Đừng quên lưu ý trẻ sử dụng dây chun một cách an toàn, tránh kéo căng làm dây chun bật lại, dễ gây thương tích. Sau khi trẻ tạo hình tam giác từ Geoboard, trẻ sẽ kẻ lại hình tam giác y hệt như vậy vào phiếu bài tập.
- Cho trẻ thực hành và nhắc nhở trẻ cần tạo ra 4 hình tam giác trông khác nhau. Khuyến khích trẻ làm ra sản phẩm của riêng mình một cách độc đáo, không giống với hình tam giác của bạn. Trong quá trình trẻ thực hành, cùng trẻ thảo luận xem trẻ nhận thấy những loại góc nào khi tạo hình tam giác? Trẻ đã biết đến góc nhọn, góc tù hay góc vuông hay chưa?
- Khi trẻ đã hoàn thành công việc của mình, tập hợp trẻ lại để cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về các hình tam giác mà trẻ vừa tạo. Bạn hãy đính hoặc dính tài liệu phân loại hình tam giác lên bảng, dành thời gian cho trẻ đọc những thông tin trong tài liệu.
Giáo viên Cô đã tạo ra hình tam giác nào ở đầu buổi học vậy nhỉ? Cô sẽ để hình đó ở đây để các con so sánh với các loại hình tam giác phía trên nhé. Cùng thảo luận với các bạn và xung phong cho cô biết nếu có ý tưởng gì nhé.
Các bé Con nghĩ đây là một tam giác nhọn bởi vì nó rất ốm.
Con nghĩ nó không thuộc bất kỳ loại nào ở trên cả. Không có loại nào ốm giống vậy hết.
Ồ có thể đó là một tam giác vuông. Một góc ở dưới có vẻ là góc vuông nè.
Tụi con kiểm tra nó được không? Thử xem một khối vuông có vừa khớp với góc này không ạ.Tiếp đó, khuyến khích trẻ thử mô tả các hình tam giác khác nhau. Hướng dẫn trẻ đánh dấu bằng cách dán nhãn dán “tam giác nhọn” lên hình tam giác đầu tiên, “tam giác vuông” lên hình tam giác thứ 2 và “tam giác tù” lên hình tam giác thứ 3. Cho trẻ tập xác định các góc trên hình tam giác ở bảng Geoboard mà bạn tạo mẫu trước đó.
- Tam giác nhọn: Cả 3 góc trong tam giác đều là góc nhọn
- Tam giác vuông: Một trong các góc là góc vuông
- Tam giác tù: Một trong các góc là góc tù
Lưu ý, bạn nên giúp trẻ hiểu rằng một hình tam giác trong thực tế không nhất thiết phải trông giống y hệt hình tam giác có trong tài liệu để được xếp vào một trong 3 kiểu hình tam giác. Trong trường hợp cần thiết, hãy kẻ thêm một số hình tam giác lên bảng để trẻ thực hành phân loại chúng.
- Sau khi trẻ đã hiểu về các góc và hình tam giác, cho trẻ làm việc theo từng cặp để phân loại các hình tam giác mà trẻ tự tạo ra và điền kết quả vào phiếu bài tập.
- Kết thúc phần 1, bạn sẽ cùng trẻ chuyển sang phần 2 chính là phân loại hình tam giác theo độ dài các cạnh. Thông tin này cũng có trong tài liệu phân loại tam giác. Trẻ sẽ tiến hành lấy thước kẻ đo độ dài các cạnh để thấy được:
- Tam giác cân: Hai cạnh bên có độ dài bằng nhau.
- Tam giác đều: Ba cạnh của tam giác có độ dài bằng nhau.
- Tam giác lệch: Mỗi cạnh có một độ dài khác biệt
- Với nội dung phân loại tam giác theo độ dài cạnh, trẻ cũng sẽ luyện tập xác định tam giác mà trẻ tạo ra trên bảng Geoboard và ghi lại kết quả.
- Có một sự thật thú vị mà bạn nên cho trẻ biết ở hoạt động toán tư duy lớp 3 này là không thể tạo ra một tam giác đều trên bảng Geoboard. Nếu bất kỳ trẻ nào tin rằng bản thân đã tạo ra một tam giác đều, khuyến khích trẻ chia sẻ nó với cả lớp và cùng nhau đo chính xác đến từng mm các cạnh của tam giác. Mặc dù độ dài các cạnh của tam giác có thể rất gần nhau, nhưng chúng sẽ không bằng nhau đâu.
- Giới thiệu cho trẻ về hoạt động mà trẻ sẽ tham gia. Nếu tham gia theo nhóm đông, mỗi trẻ sẽ cần có trong tay bút chì và thước kẻ của riêng mình. Phát cho mỗi trẻ một bảng Geoboard và một phiếu bài tập Triangles Record Sheet.
Trên đây là hoạt động toán tư duy lớp 3 để trẻ học về hình tam giác. Hy vọng những thông tin trên bài viết này là hữu ích để cha mẹ hoặc giáo viên tổ chức một hoạt động thú vị, giúp trẻ tìm hiểu các nội dung kiến thức toán học về hình tam giác cũng như khái niệm các góc trong hình học.
Xem thêm: