Các hoạt động toán tư duy lớp 3 không những giúp các con hiểu một cách chính xác tính chất của các đường, điểm, mà còn tạo không gian để các bé thỏa sức sáng tạo. Những khái niệm tưởng chừng vô cùng học thuật như “song song”, “vuông góc”, “cắt nhau” thực chất lại rất dễ phác thảo trong những trò chơi vui nhộn.
Hãy cùng chúng tôi điểm qua các hoạt động thú vị mà bổ ích về hình học này bạn nhé!
Tải về bài tập: Parallel, Perpendicular and Interseting lines
Bắt tay vào chuẩn bị dụng cụ
Đối với các bài tập hình học, bạn sẽ cần chuẩn bị một cách cầu kỳ hơn so với khi học tính toán thông thường. Lúc này, không thể thiếu các bảng trò chơi “điểm và đường”, con quay, bút dạ đen, đồ đánh dấu, 10 chiếc chun đỏ và 10 chiếc chun xanh, mỗi người chơi nhí cũng sẽ được “trang bị” một bút chì màu hoặc bút đánh dấu khác màu nhau.
Bận cần một bảng “định nghĩa” với thiết kế sao cho bên trên có cả hình minh họa lẫn định nghĩa của 3 đường hình học. Bên cạnh đó, một bảng đính vui nhộn sẽ giúp các em tạo ra những đường thẳng của riêng mình bằng dây chun. Để biết rõ hơn cách thiết kế 2 bảng này, bạn có thể tải về ngay tại bài viết hoặc xem mẫu và tự làm theo ý thích của bản thân. Miễn sao 2 bảng đều có 25 mốc tương đương 25 chấm, nếu nối hết lại với nhau theo chiều ngang và dọc sẽ được 16 ô vuông.
Tiếp đến, bạn sẽ chuẩn bị trước các định nghĩa của đường và điểm lần lượt như sau:
“Các đường song song luôn cách một khoảng bằng nhau và không bao giờ giao hoặc cắt nhau.”
“Đường cắt nhau sẽ giao nhau duy nhất một điểm trên cả hai đường.”
“Đường vuông góc được tính là đường giao nhau đặc biệt, điểm giao nhau vừa vặn tạo thành một góc vuông (góc 90 độ).”
Thực hành các hoạt động ngay thôi nào!
Bước 1: Thu thập ấn tượng đầu tiên của trẻ
Đừng vội bắt đầu “Hỏi và đáp” ngay khi chơi trò chơi, điều này dễ làm bé thấy chán nản. Thay vào đó, bạn hãy để con thỏa sức nêu lên suy nghĩ, nhận định của mình về khái niệm các đường và điểm. Tốt hơn hết là cho con những “đối thủ” để so sánh, đồng thời đưa ra những câu hỏi nhỏ như một cách gợi ý tư duy cho bé: Các đường này trông như thế nào, chúng có phương hướng ra sao, hai đường có chạm vào nhau không, giao nhau như vậy có gì đặc biệt nhỉ,…
Bước 2: “Bật mí” dần dần các đường
Sau khi cho những học sinh nhí của chúng ta nhìn hình minh họa của 3 đường, lúc này bạn sẽ đọc to và rõ ràng định nghĩa của chúng theo thứ tự lần lượt. Các con sẽ nhận hộp chun đầy màu sắc và tạo ra các đường này trên bảng đính.
Cứ mỗi lần “bật mí” về tính chất của một đường, hãy cho các bé buộc chun trên bảng luôn bạn nhé. Như vậy, các em có thể so sánh với nhau và tưởng tượng một cách chính xác nhất về hình học. Đừng quên nhấn mạnh vào góc vuông khi nói về 2 đường thẳng vuông góc, bé sẽ để ý thấy sự đặc biệt của 2 đường này. Bạn có thể làm mẫu và tạo một góc vuông trước trên bảng đính để các con biết cách tạo góc vuông.
Bước 3: Cuộc chiến hình học bắt đầu
Để giờ học thoát khỏi các mác “khô khan”, hãy bắt tay vào chơi trò chơi vui nhộn nhưng không kém phần kịch tính này nhé!
Bỏ qua các bảng đính và dây chun, bây giờ bạn có thể phát một bảng khác tương tự, thay phần đính bằng các dấu chấm có khoảng cách đồng đều khắp trang giấy (tương tự như các hàng trong vở ô ly). Lúc này, bạn cần phổ biến luật chơi sao cho thật hấp dẫn:
“Nào các tuyển thủ nhí, các con đã sẵn sàng tham gia cuộc đua hình học chưa nào. Chúng ta sẽ chia thành hai đội: Đỏ và Xanh. Các con sẽ tham gia cuộc đua Tạo hình vuông trong khi sử dụng con quay này nhé.
Chúng ta có một đường thẳng nằm dọc cho sẵn, sau đó, từng đội sẽ quay con quay và theo dõi hướng đi của chúng. Một lượt quay sẽ tương ứng với một đường thẳng vẽ theo hướng mà con quay di chuyển. Nhóm nào tạo được nhiều hình vuông nhất thì sẽ giành chiến thắng đó nha.
Nào, chúng ta bắt đầu thôi!”
Bước 4: Không ngừng đề cập đến mục tiêu của trò chơi
Đừng quên mục đích của trò chơi chính là dạy cho các con về định nghĩa “song song, vuông góc và cắt nhau”. Bởi vậy, “đích” của các em chính là tạo nhiều nhất có thể các hình vuông bằng cách không ngừng “vẽ” các đường vuông góc với nhau. Thực hiện lần lượt cho đến khi một đội hoàn thành tất cả các hàng và ghép được 16 ô vuông nhỏ đều nhau. Trong khi chơi, nếu đội nào có con quay đi “nhầm” theo hướng đường cho sẵn, hoặc đi hàng chéo sẽ bị mất lượt.
Bước 5: Có thể lặp lại vòng đua nhiều lần
Trò chơi “Đường và Điểm” này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Đội thắng ở ván đầu tiên được quyền vẽ đường cho trước ở ván tiếp theo. Ngoài ra, các trò chơi cũng có một vài lưu ý nhỏ như sau:
- Vạch xuất phát (chính là đường cho trước) phải đi hết cả bảng theo chiều dọc hoặc chiều ngang.
- Khi vẽ theo hướng đi của con quay, các bé cũng cần vẽ hết đường chứ không được vẽ được cụt.
- Ô vuông phải được tạo thành từ 4 chấm gần nhau nhất mới được tính là một điểm.
Bước 6: Phần thưởng “hậu hĩnh”
Đâu là động lực cho việc học tập của các bé nào? Chắc hẳn sau một hồi “chiến đấu” với các đường và điểm, không thể không thưởng hậu hĩnh cho các con rồi. Đối với các bé, đây không chỉ là món quà khích lệ, mà còn là chiến lợi phẩm thể hiện sự chiến thắng. Bạn có thể trao hai phần thưởng khác nhau cho cả đội thắng và thua để giúp các em thích thú với các hoạt động tương tự nhé.
Bạn thấy đấy, tạo động lực học tập cho các con, nhất là tầm tuổi học sinh lớp 3 chẳng hề khó khăn chút nào. Các em có thể làm được nhiều điều vô cùng sáng tạo, cũng như tiếp thu kiến thức rất nhanh nhờ những hoạt động thực tế. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật nhiều tựa game bổ ích khác bạn nhé.
Xem thêm: [Lớp 4] Song song, vuông góc và cắt nhau