Những biểu đồ toán học đôi lúc có thể khiến học sinh lớp 3 gặp lúng túng. Để giải quyết vấn đề này và tạo hứng thú trong hoạt động toán tư duy lớp 3, bạn có thể tham khảo trò chơi Game Under the Same Roof (Chung một mái nhà) dưới đây.
Tải về bài tập: Under the same Roof
Ý nghĩa của trò chơi
Học sinh thu thập, sắp xếp, diễn giải và phân tích dữ liệu về số thành viên trong gia đình mình. Số lượng được biển hiện theo 3 cách nhau.
Kiến thức và kỹ năng cần đạt được
- Sắp xếp dữ liệu trong các bảng, biểu đồ thanh và biểu đồ chấm
- Diễn giải dữ liệu trong bảng, biểu đồ thanh và biểu đồ chấm
- Phân tích biểu đồ chấm và biểu đồ thanh để đưa ra dự đoán về dân số
- So sánh lợi ích của việc sử dụng bảng, biểu đồ thanh và biểu đồ chấm
Chuẩn bị
- Worksheet Under the same Roof
- Giấy note
- Một cuốn sách về gia đình.
Hướng dẫn hoạt động
- Mở đầu hoạt động này bằng cách đọc một câu chuyện hoặc giới thiệu về chủ đề gia đình. Sau đó, chia sẻ với học sinh về số người sống trong ngôi nhà của bạn. Sau đó ghi lại con số đó trên một tờ giấy note nhỏ.
Giáo viên: Gia đình cô có tất cả bốn thành viên: con trai, con gái, chồng cô và cô.
Em gái cô đã sống với gia đình cô vào năm ngoái, nhưng bây giờ cô ấy đã có nhà riêng. Hiện tại, gia đình cô chỉ có 4 thành viên, vì vậy cô sẽ viết 4 trên tờ giấy ghi chú này.
- Phát cho học sinh mỗi em một tờ giấy note. Yêu cầu học sinh ghi lại đúng số người sống trong ngôi nhà của mình. Sau đó đặt tờ giấy note trên bàn.
- Đặt tờ “Chung một mái nhà”, tờ số 1, được trình bày ở phía trên. Viết số 2 ở hàng đầu tiên, cột đầu tiên. Yêu cầu học sinh giơ tay nếu các em hiện có 2 người đang sống trong nhà. Nhờ một bé giúp đỡ để đếm số lượng tay giơ lên và ghi lại số lượng ở hàng đầu tiên, cột thứ hai. Tiếp tục theo cách này cho đến khi bạn đã ghi lại tất cả dữ liệu của học sinh.
- Yêu cầu học sinh chia sẻ những quan sát về dữ liệu vừa được tổng hợp. Họ nhận thấy điều gì? Sau đó, yêu cầu một vài học sinh chia sẻ ý tưởng với cả lớp.
- Cho học sinh biết rằng có nhiều cách khác nhau để sắp xếp và thể hiện dữ liệu. Hôm nay, bạn sẽ giới thiệu với học sinh cách sắp xếp dữ liệu theo ba định dạng khác nhau, sau đó xem xét ưu điểm của từng định dạng.
Định dạng bạn vừa được sử dụng được gọi là bảng. Bây giờ bạn sẽ thể hiện dữ liệu và thông tin trên theo dạng biển đổ dấu chấm hoặc biểu đồ đường. Vẽ một dòng dọc dưới cùng của bảng trắng. Ghi lại các số 0, 1 và 2 ở các khoảng cách đều nhau dọc theo phần đầu tiên của dòng. - Tiếp tục thêm số và mời học sinh xếp các ghi chú của mình vào phía trên các số tương ứng. Dừng định kỳ để thảo luận dữ liệu. Học sinh lưu ý điều gì? Sự khác biệt giữa việc xem dữ liệu trong bảng và biểu đồ dạng dấu chấm? Có phải một trong hai định dạng dường như có lợi thế hơn định dạng khác?
Học sinh Wow! Hãy nhìn kìa, cột gia đình có 4 thành viên cao nhất
Rất nhiều gia đình có 4 thành viên.
Gia đình có 3 thành viên và có 5 thành viên bằng nhau.
Biểu đồ có hướng đi lên, và sau đó nó đi xuống.
Không có bạn nào có 8 hoặc 9 người trong gia đìnhGiáo viên Có khác biệt gì khi xem dữ liệu của chúng ta trên biểu đồ chấm? Nếu bạn nhìn vào bảng, bạn có thể thấy rằng rất nhiều bạn đã sống trong các hộ gia đình có 4 người.
Học sinh Nhưng bạn có thể thấy nó tốt hơn trên biểu đồ.
Bảng chỉ hiển thị số. Biểu đồ dòng giống như một bức tranh hơn.
Ngoài ra, bạn có thể thấy rằng không ai có 0, 1, 8 hoặc 9 người trong nhà. Bảng không thực sự cho bạn biết điều đó.
- Khi tất cả các ghi chú đã được dán lên, hãy quay lại phần bài học. Sử dụng biểu mẫu dấu chấm để cho học sinh thấy cách mọi người sử dụng dấu chấm hoặc dấu x để biểu diễn dữ liệu. Mô tả cách làm thế nào để chuyển thông tin từ bảng ra giấy, yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa của mỗi dấu x hoặc dấu chấm.
Học sinh Những dấu x đó giống như những tờ giấy dính ta dán lên bảng.
Mỗi dấu x trong số đó giống như một bạn. Chúng ta có 3 bạn có 2 thành viên trong gia đình, vì vậy ở cột số 2 có 3 dấu x. 4 bạn có 3 thành viên trong gia đình, vì vậy ở cột số 3 có 4 dấu x.
- Phát cho mỗi học sinh một bản sao của cả hai tờ Chung một mái nhà. Xem lại hướng dẫn trên cả hai trang tính với cả lớp. Hãy dành một phút để cùng nhau xem xét dạng biểu đồ thanh trên trang tính thứ hai.
Học sinh Chỉ có 8 ô đi lên trên biểu đồ hình cột.
Vì vậy, chúng ta có thể tô màu trong một hộp cho mỗi bạn.
Mình không nghĩ vậy. Có đến mười hai đứa trẻ có 4 thành viên trong gia đình. Sẽ không có đủ ô vuông dành cho mỗi bạn.
Chúng ta có thể cho 2 bạn cùng một ô vuông không?
Bạn nói đúng, chúng ta không có đủ 12 ô vuông!
- Một khi học sinh hiểu phải làm gì, hãy dành phần thời gian còn lại để các bé có thể thực hiện phép toán.
Sử dụng Bộ E1 – Independent Worksheet 2 để giúp các bé có thể thực hành thêm cách diễn giải, phân tích và so sánh các ưu điểm của dữ liệu trong bảng, biểu đồ chấm và biểu đồ thanh.
Trên đây là một số phương pháp giúp trẻ làm quen và ứng dụng biểu đồ trong cuộc sống mà thầy cô và phụ huynh có thể tham khảo. Việc vận dụng linh hoạt các phương pháp đào tạo toán tư duy lớp 3 sẽ giúp trẻ phát triển trí não và tư duy toán học tốt hơn. Từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển trí tuệ và tư duy toán học trong tương lai. Cùng theo dõi các bài viết của Sylvan Learning Việt Nam để sưu tập cho bé các hoạt động toán tư duy bổ ích hơn nữa nhé!