Học toán tư duy cho trẻ ở bậc tiểu học áp dụng các hoạt động, trò chơi thú vị và đa dạng giúp trẻ có hứng thú học toán hơn, đồng thời nâng cao sự chủ động, tư duy giải quyết vấn đề của trẻ. Sylvan Learning Việt Nam giới thiệu hoạt động toán tư duy lớp 2 cho trẻ để học về phân số trên trục số vừa vui vừa dễ hiểu.
Tải về bài tập: Fraction on a Double Number Line
Tổng quan
Ở hoạt động toán tư duy lớp 2 này, trẻ sẽ thực hành tạo trục số từ 0 đến 1, sau đó tập xác định vị trí các phân số bao gồm ½, ¼ và ¾ trên trục số. Thông qua tham gia hoạt động học về phân số trên trục số, trẻ được trau dồi thêm kiến thức về:
- Cách biểu thị phân số bằng các vạch kẻ trên một trục số
- Cách giải các bài toán liên quan đến so sánh và sắp xếp thứ tự các phân số bằng cách sử dụng trục số
- Nhận biết các phân số bằng nhau và cộng các phân số có chung mẫu số.
Để trẻ tham gia hoạt động về phân số trên trục số, bạn cần chuẩn bị cho trẻ một số dụng cụ học tập: Phiếu bài tập Double Number Line (in theo mẫu có sẵn), bút chì và kẹp giấy.
Hướng dẫn
- Đầu tiên, bạn sẽ phát cho mỗi trẻ một phiếu bài tập Double Number Line. Trên phiếu bài tập này có hai trục số, một trục số có vạch kẻ sẵn và một trục số thì không có vạch kẻ. Hai trục số này được phân cách bởi một dòng kẻ ngang. Bạn hướng dẫn trẻ gấp đôi phiếu bài tập theo dòng kẻ đó.
- Trẻ sẽ làm việc với mặt phiếu bài tập mà xuất hiện trục số không có vạch kẻ. Để trẻ làm việc theo từng cặp, thảo luận xem trẻ suy nghĩ ra sao về trục số này?, trẻ có thể thực hiện bài tập toán học nào với trục số này hay không? Sau thời gian thảo luận, cả lớp sẽ cùng nhau chia sẻ ý kiến của mình.
Ví dụ về các ý kiến của trẻ:Bạn A: Hình ảnh này trông giống như một cái thước kẻ.
Bạn B: Trông nó giống một thước đo inch phiên bản kích cỡ lớn vậy, với mở đầu bằng số 0 và kết thúc là số 1.
Bạn C: Mình đã nhìn thấy các phân số ½, ¼ và ¾ ở mặt còn lại.
Bạn D: Các phân số đó nằm trên cách vạch kẻ, nhưng cũng có vạch kẻ không có một con số nào.
Bạn E: Vạch kẻ ở giữa ghi ½, có vẻ bởi vì nó nằm giữa 0 và 1.
- Tiếp đến, bạn sẽ đưa cho mỗi trẻ một chiếc kẹp giấy. Nhiệm vụ của trẻ là sử dụng chiếc kẹp giấy, kẹp vào đoạn nếp gấp của phiếu bài tập, nhìn ở mặt giấy với trục không có vạch kẻ, trượt dần chiếc kẹp giấy từ đầu tới cuối. Trẻ sẽ dừng lại khi nào trẻ nghĩ rằng đã đi được một nửa của trục đó. Việc kiểm tra kết quả sẽ được thực hiện bằng cách đối chiếu với mặt của trục có vạch kẻ. Nếu trẻ đúng, chiếc kẹp giấy sẽ dừng lại ở đúng phân số ½ trên trục số có vạch kẻ.
Bạn A: Mình đã hiểu rồi, mình sẽ thử ước lượng và cố gắng để chiếc kẹp giấy dừng ở đúng phân số ½
Hãy cho trẻ một phút để thực hiện nhiệm vụ. Lưu ý nhắc nhở trẻ thử ước lượng mà không lật mặt có phân số để nhìn. Sau phân số ½, trẻ sẽ tiếp tục thực hiện trượt chiếc kẹp giấy đi ¼ quãng đường. Trong quá trình thực hành, khuyến khích trẻ trình bày cách của mình để chiếc kẹp giấy dừng ở điểm ¼ một cách chính xác.
Bạn B: Mình đã chuyển chiếc kẹp giấy đi nửa quãng đường, sau đó cắt đôi quãng đường đó để đi đến vạch kẻ ¼.
- Thời gian sau của hoạt động này là lúc để bạn cùng trẻ thảo luận về ý nghĩa các vạch kẻ trên trục số. Làm thế nào để điền số vào những vị trí vạch kẻ còn trống. Cho trẻ cùng thảo luận theo cặp trong một vài phút và phát biểu với cả lớp.
Bạn A: Có thể phân số 1/8 sẽ ở vạch kẻ đầu tiên.
Giáo viên: Tại sao em lại nghĩ như vậy?
Bạn A: Dạ thưa thầy (cô), đường thẳng được chia làm 8 phần, vì vậy mỗi vạch kẻ sẽ là 1 phần 8.
Bạn B: Đúng như bạn A đã nói, phân số ở vạch kẻ thứ 2 sẽ là 2/8 vì nó tương đương với ¼. Sau đó sẽ là 3/8, 4/8, 5/8,.. cứ tiếp tục như vậy
Bạn C: Bạn cũng có thể đặt 2⁄4 ngay dưới nơi ghi 1⁄2, vì 2/4 nằm giữa 1/4 và 3/4.
- Kết thúc thời gian thảo luận, bạn sẽ kẻ lại trục phân số lên bảng và cùng trẻ hoàn thiện những điểm còn trống.
- Trẻ có thể tiếp tục tham gia thực hành trượt chiếc kẹp giấy để ước lượng vị trí của phân số 3/4 và kiểm tra lại bằng cách đối chiếu với trục số đã có vạch kẻ và phân số mẫu.
- Lặp lại bước 6 với một số các phân số sau: 1/8; 6/8; 3/8; 1/4 + 1/4; 1/8 + 1/8
Đừng quên khuyến khích trẻ chia sẻ các cách mà trẻ nghĩ ra để ước lượng chính xác nhất.
Mở rộng
Bạn có thể mở rộng thêm hoạt động toán tư duy lớp 2 này bằng cách: Đặt ra tình huống cụ thể và yêu cầu trẻ giải thích bằng cách di chuyển chiếc kẹp giấy theo đúng như phần hướng dẫn ở trên.
Một số tình huống mẫu:
- Tình huống 1: Tôi đã chạy 1/4 dặm. Sau đó, tôi nghỉ ngơi và chạy thêm 1/4 dặm nữa. Hỏi tổng tôi đã đi bao xa?
- Tình huống 2: Tôi có 1 dải trái cây. Tôi đã ăn một nửa dải đó. Hỏi tôi còn lại bao nhiêu?
- Tình huống 3: Anh trai của Hùng đưa cho Hùng 1 miếng bánh. Hùng đã ăn 1/4 miếng bánh đó và để dành phần còn lại. Hỏi Hùng còn lại bao nhiêu?
- Tình huống 4: Chúng tôi đã đi được 2/8 dặm rồi đi thêm 1/8 dặm nữa. Hỏi tổng chúng tôi đã đi bao xa?
Trên đây là nội dung hoạt động toán tư duy lớp 2 về phân số. Thông qua tham gia hoạt động này, trẻ sẽ trau dồi thêm nhiều kiến thức về phân số, từ cách biểu thị các phân số trên một trục số cho đến cách so sánh chúng và sắp xếp chúng để vận dụng vào giải toán.