Hiện nay, thực hành dạy toán tư duy cho trẻ được nhiều trung tâm và trường tiểu học triển khai. Hoạt động đào tạo này giúp nâng cao sự hứng thú của trẻ trong mỗi giờ học. Đồng thời, nó cũng giúp phát huy tính tích cực, chủ động, đổi mới tư duy toán học của trẻ.
Để thực hành dạy toán tư duy cho trẻ hiệu quả, quý thầy cô có thể tham khảo các phương pháp HITs giảng dạy toán tư duy cho trẻ.
Đánh giá sự thành thạo môn toán ở trẻ: Sử dụng tiêu chí gì?
Đầu tiên, để xây dựng được giáo án cũng như phương pháp giảng dạy toán tư duy cho trẻ, bạn cần tìm hiểu và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự thành thạo môn toán ở trẻ. Theo các chuyên gia về đào tạo và phát triển tư duy, sự thành tạo toán học được thể hiện qua các tiêu chí sau:
- Hiểu biết
- Trôi chảy
- Giải quyết vấn đề
- Lý luận.
Sự thành thạo được áp dụng trên ba khía cạnh trong Toán học:
- Số và Đại số
- Đo lường và Hình học
- Thống kê và Xác suất.
Bằng cách tích hợp bốn mức độ của khả năng và ba nội dung thành thạo bạn có thể xây dựng năng lực và sự tự tin để giảng dạy nội dung chương trình, hỗ trợ lập kế hoạch cho môn toán. Từ đó giúp hỗ trợ học sinh trở nên độc lập hơn trong học tập. Đồng thời áp dụng kiến thức đã học để giải các bài toán và ứng dụng toán học trong cuộc sống hàng ngày.
Thành quả khi thực hành dạy toán tư duy cho trẻ thành công
- Đưa ra các kết luận và rút ra các nội dung toán học quan trọng, có tính ứng dụng trong cuộc sống
- Phương pháp giảng dạy, nội dung hấp dẫn đối với trẻ
- Mang đến cho trẻ sự hiểu biết và cách ứng dụng toán học trong việc thực hành giải toán cũng như tính ứng dụng toán học trong cuộc sống
- Nội dung bài giảng hấp dẫn, kiến thức được tiếp cận bằng các phương pháp khác nhau
- Có sự tương tác hai chiều, giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia cùng giáo viên xây dựng bài giảng
- Hướng dẫn trẻ cách ứng dụng toán học cho cuộc sống. Từ đó giúp trẻ mở rộng kiến thức, sự hiểu biết và tầm quan trọng của toán học tư duy
- Sử dụng công nghệ giảng dạy phù hợp và hiệu quả
- Giúp học sinh liên kết, kết nối các kiến thức toán học đã được học
- Thu hút học sinh chú ý đến các khía cạnh quan trọng của hoạt động toán học
- Giải đáp các thắc mắc một cách dễ hiểu, dễ nhớ và tăng tính chủ động của trẻ
Các phương pháp giảng dạy toán tư duy cho trẻ thường được áp dụng
Chiến lược Giảng dạy Tác động Cao – High impact teaching strategies (HITS) là 10 phương pháp giảng dạy giúp tăng khả năng học tập của học sinh phổ biến ở Úc. Bạn sẽ dùng đến một nhóm phương pháp giáo dục để giúp trẻ phát triển kỹ năng học toán theo hướng chủ động, tích cực và sáng tạo.
Thông qua các phương pháp tích hợp này, trẻ sẽ hình thành các năng lực: tư duy và lập luận, mô hình hóa, giải quyết các vấn đề và dụng các phương tiện cùng công cụ của toán học.
Đào xới thông tin (Excavating)
Phương pháp này giúp trẻ ghi nhớ, mở rộng và làm rõ ràng hơn những kiến thức toán học đã được học. Từ đó, giúp trẻ có thể ghi nhớ kiến thức một cách có hệ thống, khoa học và logic.
Để thực hiện phương pháp này, giáo viên cần xây dựng, mở rộng nội dung bài giảng có liên quan đến các kiến thức toán học. Đồng thời, giáo viên cần xây dựng bộ câu hỏi hoặc khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, nhằm làm rõ các kiến thức đã được học.
Làm mẫu (Modelling)
Giống như tên gọi của nó, phương pháp Modelling hướng đến việc đào tạo thông qua việc hướng dẫn, làm mẫu của giáo viên.
Để thực hiện phương pháp này, giáo viên cần xây dựng cách thức đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Giáo viên có thể hướng dẫn, chứng minh, làm mẫu cơ bản. Đồng thời cần kiên trì giải thích, hướng dẫn từng bước thực hiện cho học sinh.
Yêu cầu sự cộng tác (Collaborating)
Khác với phương pháp Modelling, phương pháp Collaborating hướng đến sự cộng tác, hợp tác. Có nghĩa là trẻ em vừa học, vừa chơi thông qua việc hợp tác, cộng tác cùng giáo viên hướng dẫn hoặc làm việc nhóm với bạn bè.
Phương pháp này học sinh sẽ phải tự nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết tình huống có vấn đề đó cùng nhóm của mình. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, đóng góp ý kiến. Từ đó giúp trẻ đưa ra cách giải quyết vấn đề khoa học và hiệu quả nhất.
Hướng dẫn (Guiding)
Giáo viên quan sát, lắng nghe, theo dõi học sinh trong quá trình học tập và làm việc nhóm. Giáo viên cần đặt các câu hỏi được thiết kế để giúp học sinh hiểu sâu và có sự liên hệ hoặc ứng dụng trong thực tiễn.
Yêu cầu trẻ giảng bài (Convince me)
Phương pháp Convince me là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả và thú vị nhất. Phương pháp này được hầu hết học sinh trên thế giới yêu thích. Để thực hiện phương pháp này, giáo viên có “giả vờ” không hiểu vấn đề và yêu cầu học sinh giải thích rõ ràng cho mình. Hoặc giáo viên có thể cho trẻ thực hiện các trò chơi nhập vai, thuyết trình. Các hoạt động này khuyến khích học sinh cùng tham gia tìm hiểu kiến thức, xây dựng nội dung bài giảng. Điều này có thể giúp việc học toán trở nên thú vị hơn.
Lưu ý (Noticing)
Phương pháp này giống như trò chơi “chiếc hộp bí mật” hoặc “đuổi hình bắt chữ”. Có nghĩa là học sinh không được biết trước những gì sắp diễn ra hoặc kiến thức mới.
Để bắt đầu thực hiện phương pháp này giáo viên thu hút học sinh chú ý đến đặc điểm cụ thể mà không cho học sinh biết những gì sẽ thấy / nhận thấy. Giáo viên có thể thực hiện bằng cách đặt câu hỏi cẩn thận, diễn đạt lại hành động hoặc cử chỉ, khuyến khích học sinh đặt câu hỏi về trải nghiệm cảm giác của mình.
Giảng bài theo trọng tâm (Focusing)
Trước khi thực hiện phương pháp này, giáo viên cần đánh giá lại kiến thức nền tảng của mỗi học sinh. Từ đó phân tích, hiểu rõ được những lổ hổng kiến thức học sinh đang gặp phải và cần thay đôi. Giáo viên cần tập trung giảng dạy, cải thiện các phần kiến thức bị hổng của học sinh.
Thăm dò (Probing)
Giáo viên đánh giá sự hiểu biết của học sinh bằng cách sử dụng một câu hỏi / nhiệm vụ cụ thể được thiết kế để gợi ra một loạt các chiến lược, nhấn mạnh để làm rõ và xác định các lĩnh vực có thể cần.
Định hướng (Orienting)
Giáo viên đặt bối cảnh, đặt vấn đề, thiết lập bối cảnh, viện dẫn kiến thức và kinh nghiệm có liên quan trước đó. Đồng thời cung cấp cơ sở lý luận cho học sinh. Phương pháp này giúp học sinh có thể hệ thống lại kiến thức đã được học và liên hệ với kiến thức mới.
Tổng hợp và ôn tập (Reflecting/ Reviewing)
Giáo viên hệ thống lại toàn bộ hệ thống kiến thức cho học sinh. Để học sinh ghi nhớ kiến thức, giáo viên có thể cho các bài tập, dự án có liên quan đến kiến thức và yêu cầu học sinh tìm cách giải đáp các vấn đề/bài tập này. Hoạt động này có thể thực hiện vào cuối buổi học hoặc trong các giờ ôn tập tại trường hoặc tại nhà cho học sinh.
Mở rộng đề tài (Extending)
Phương pháp này có nét tương đồng với phương pháp Excavating. Tuy nhiên, thay vì hệ thống, tóm lược lại các kiến thức đã được học, Extending hướng đến việc liên hệ, mở rộng đề tài cho học sinh. Giáo viên có thể đặt các câu hỏi hoặc yêu cầu học sinh liên hệ, ứng dụng kiến thức đã được học và việc giải quyết các bài tập, vấn đề thực tiễn hoặc các dự án. Điều này giúp học sinh có thể ghi nhớ và ứng dụng các kiến thức toán học trong cuộc sống.
Mời thỉnh giảng (Apprenticing)
Thỉnh giảng là việc một cơ sở giáo dục mời giáo viên hoặc người có đủ tiêu chuẩn của giáo viên ở nơi khác đến giảng dạy. Học sinh thường có sự tò mò/thích học với những giáo viên khác để tìm hiểu thầy cô của mình có năng lực, trình độ, kinh nghiệm ở bậc nào so với thầy cô nơi khác.
Toán tư duy không còn là khái niệm mới mẻ tại Việt Nam; và quá trình giảng dạy cũng không quá khó khăn như nhiều phụ huynh vẫn lầm tưởng. Hy vọng qua những chia sẻ của Sylvan Learning Việt Nam, phụ huynh sẽ tự tin thực hành dạy toán tư duy cho trẻ.