Hình khối là những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Để buổi học hình khối trở nên thú vị, hấp dẫn hơn, bạn có thể cùng trẻ học hình khối thông qua những trò chơi nhỏ “Hình dạng 3 chiều (3D Shapes) xung quanh chúng ta”
Tổng quan
Hoạt động này giúp cho các em học sinh lớp 1 xác định, mô tả và so sánh hình khối giữa hình trụ, hình hộp chữ nhật, hình cầu và hình khối lập phương khi chúng xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày và thế giới xung quanh
Tải về bài tập: 3D Shapes
Kỹ năng & Khái niệm
- Trẻ có thể xác định, đặt tên và mô tả các đồ vật hình khối trong cuộc sống
- Trẻ có thể xác định, mô tả và mở rộng các mô hình tăng dần dựa trên các hình khối cơ bản
- Trẻ đọc to các chữ số từ 0 đến 31
- Trẻ xác định các vị trí số thứ tự đến ngày 31
Chuẩn bị
- Các thẻ lịch tháng và năm theo kích thước A4 hoặc A3 tùy thích (tạo từ Microsoft Word)
- Bản in Tờ lịch tháng 1 với các hình dạng 3 chiều (January3D Shapes Around us Calendar Markers). Bạn cũng cần 1 bản in các hình đánh dấu lịch (calendar markers), tốt nhất là in màu, một mặt, trên bìa cứng màu trắng. Cắt các hình đánh dấu này ra và ép plastic nếu muốn (trong file tải về).
- Các nhãn hình dạng 3 chiều (3D) (trong file tải về)
- 4 tờ poster khổ lớn để ghi chú mô tả các hình dạng (như hình)
- Lọ trợ giúp có chứa que kem cho mỗi trẻ tên của anh ấy / cô ấy trên đó
- Mô hình Hình khối lập phương, hình nón, hình trụ & hình cầu (không bắt buộc)
Hướng dẫn Hoạt động toán tư duy lớp 1 môn hình học: Hình dạng 3 chiều (3D Shapes)
- Để mở đầu bài học và thu hút sự chú ý của học sinh. Bạn có thể đưa ra một chiếc hộp bí mật và đặt nó vào ô lịch đầu tiên (ngày 01 của tháng). Sau đó, từ từ mở chiếc hộp bí mật – một lọ bơ đậu phộng. Bạn có thể bắt đầu bài học bằng câu hỏi mở: “Nào, chúng ta bắt đầu bài học nhé. Đầu tiên, các con nhìn thấy trên tay cô đang có gì nào? Theo các con, nó có hình dạng như thế nào?”
- Bạn có thể để học sinh thoải mái đưa ra các câu trả lời, trước khi đưa ra nội dung bài giảng hay giới thiệu về hình khối.
Hoạt động của học sinh
- Sau khi các em có cơ hội chia sẻ một số quan sát của mình, hãy giải thích rằng các hình đánh dấu lịch trong tháng này sẽ có một số hình dạng 3 chiều khác nhau. Yêu cầu học sinh nhìn vào các hình dạng bạn đã chuẩn bị. Cho cả lớp đọc tên của từng hình và yêu cầu học sinh xác định hình dạng của các hình đánh dấu lịch.
- Yêu cầu trẻ xem xét các ví dụ khác về hình trụ xung quanh lớp học hoặc từ sự liên tưởng của các em. Yêu cầu các em giơ tay ngay khi phát hiện ra thứ các em tìm thấy hình ảnh hình trụ trong cuộc sống hoặc lớp học. Sau một lúc, giáo viên có thể mời một vài học sinh để cùng chia sẻ ý tưởng của chúng với cả lớp. Khi bạn gọi từng học sinh, hãy yêu cầu học sinh đó đi lại gần đối tượng hình khối, và giải thích với các bạn cách nhận biết vật thể đó là hình trụ.
- Cho trẻ tham khảo bốn poster hình dạng bạn đã chuẩn bị để nhận diện từng hình dạng. Dành thời gian để học sinh tìm ví dụ hình lăng trụ, hình cầu và hình khối lập phương, hình chữ nhật…
Tóm tắt các ý kiến không chính thức của học sinh về cách xác định từng hình dạng. Giáo viên có thể tham khảo cách thức đặt câu hỏi, gợi mở trí tưởng tượng cho học sinh như sau:
- Hãy đặt tên cho hình dạng của đối tượng trên mỗi hình đánh dấu lịch.
- Các con nghĩ chúng ta sẽ thấy hình dạng nào trên hình đánh dấu lịch tiếp theo? Tại sao?
- Các con có thể tìm thấy các đồ vật xung quanh phòng là hình trụ (lăng trụ chữ nhật, hình cầu, hình lập phương) không?
- Làm thế nào chúng ta có thể biết một cái gì đó là một hình trụ (lăng trụ, hình cầu, hình lập phương)?
- Sự khác nhau giữa hình trụ và hình cầu (hình lăng trụ chữ nhật và hình lập phương, hình trụ và một hình lăng trụ đứng)?
- Các con nhìn thấy hình dạng gì trên hình đánh dấu lịch thứ 4 (9, 13, 21)?
- Các con dự đoán chúng ta sẽ thấy hình dạng nào tiếp theo? Làm sao con nghĩ đó là hình….?
Phần mở rộng
- Thách thức trẻ em xây dựng từng hình khối đặc trưng bằng các học liệu mang tính kết cấu (ví dụ: legos, construx, tinkertoys, đất sét, đất dẻo, các mảnh ghép hình v.v.).
- Chọn một hình dạng mỗi tuần làm trọng tâm của cuộc tìm kiếm hình khối 3 chiều toàn trường. Khuyến khích học sinh quan sát và lấy ví dụ về hình dạng trên sân chơi, phòng tập thể dục, thư viện, nhà ăn, v.v. Xem xét chụp ảnh một số ví dụ để thêm vào biểu đồ hình khối 3 chiều của bạn trong lớp.
Hy vọng hướng dẫn trên của Sylvan Learning Việt Nam có thể giúp bạn có thêm 1 giờ học toán tư duy lớp 1 lý thú cùng trẻ.