Bạn đang đau đầu trước việc dạy con phép tính đến 10? Bạn sợ các con sẽ nhàm chán khi phải học một cách bị động? Khuyến khích các con học toán chẳng hề dễ dàng nếu chỉ ngồi yên một chỗ. Bởi vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Thẻ gấp học số – một trong những hoạt động Đại số vô cùng lý thú đối với các em nhé!
Tải về bài tập: Double Flap card
Tổng quan
Trong bài tập toán tư duy lớp 1 này, trẻ em khám phá các thuộc tính, mối quan hệ và các giá trị còn thiếu trong phương trình khi chúng giải quyết các vấn đề bằng cách sử dụng Thẻ gấp học số hai mặt phẳng.
Hãy đặt một vài mục tiêu nhỏ
- Viết và giải quyết các phép tính cộng, trừ
- Nhận ra rằng “ô trống” trong mỗi phép tính cần được điền số, sao cho số đó khiến phép tính đúng
- Giải quyết các tình huống cần đến tính toán (chỉ bao gồm phép cộng và trừ), đồng thời hiểu rõ ý nghĩa của các dấu “+”, “-”
- Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng
- Hiểu ý nghĩa nghịch đảo của các phép bù trừ
- Làm quen với các tổ hợp của 10
Vật dụng
- Thẻ gấp học số hai mặt (trang B1.21-B1.22, xem Chuẩn bị trước)
- Bảng tính phương trình (trang B1.23, chạy một nhóm lớp)
- bảng trắng hoặc giấy biểu đồ và bút đánh dấu gần khu vực thảo luận của bạn
- bảng đen / bảng trắng, phấn / bút và tẩy cho từng học sinh
- hai tờ nửa (5 1/2 “x 8 1/2”) giấy chép cho mỗi học sinh
- kéo (tập lớp)
Trước hết, bạn cần các thẻ gấp học số được chia thành khổ có kích thước khoảng 1/2 trang giấy A4 theo chiều dọc. Thiết kế các thẻ giấy này vô cùng đơn giản. Bạn cắt đôi tờ giấy A4 theo chiều dọc và tiếp tục gấp đôi một lần nữa. Viết cặp số có tổng bằng 10 lên hai mặt giấy đối nhau, sao cho khi gấp đôi các con chỉ nhìn được 1 số duy nhất (cặp 4 – 6, 3 – 7,…miễn là tổng bằng 10).
Tiếp đến, hãy tạo một bảng tính bao gồm khoảng 2 bài toán, mỗi bài từ 4 đến 6 câu trên một mặt giấy. Ngoài ra, các dụng cụ viết và đánh dấu cũng cần được chuẩn bị nhiều và đa dạng về màu sắc. Các bài toán trong đó cần được thiết kế theo tiêu chí: cần bằng giữa hai phép cộng và trừ, chỉ tính toán trong khoảng đến 10, các bài toán không trùng nhau,…
Để phát huy hết lợi ích của các hoạt động Đại số, hãy cùng chúng tôi tham khảo các bước chi tiết sau đây.
Hướng dẫn dành cho hoạt động toán tư duy lớp 1: Thẻ gấp học số
Đến với hoạt động Thẻ gấp học số, bạn sẽ cần một “không gian thần bí” chỉ có bạn và học sinh nhí của chúng ta. Hãy kêu em ngồi đối diện với mình và thủ thỉ rằng mình muốn chia sẻ một vài thẻ lật mới toanh. Đầu tiên, hãy đưa ra con số mục tiêu: số 10.
Để bắt đầu, bạn hãy lật một bên thẻ để xuất hiện con số đầu tiên. Nói với trẻ có một con số bí ẩn nằm dưới thẻ còn lại mà nếu con cộng cả hai số này lại thì kết quả sẽ là 10. Cho phép trẻ suy nghĩ một lúc về con số bí ẩn này, đồng thời viết ra biểu thức phép cộng 6 + ? = 10.
Con sẽ phải điền số mấy vào ô trống này để kết quả là 10 nhỉ?
Sau khi nêu lên thử thách, hãy dành khoảng vài phút cho con suy nghĩ nhé. Con có thể dùng bất cứ vật dụng nào quanh đó để đếm như: bút chì, tẩy, bút bi, ngón tay,…Cuối cùng, bạn cần hướng dẫn cách để con có thể đếm từ 6 đến 10. Đi lần lượt qua 7, 8, 9 và 10, vậy là còn 4 số (4 ngón tay) nữa sẽ được 10.
Trong trường hợp bé đoán đúng số 4 trước khi bạn giải thích, hãy lật tấm thẻ còn lại để cho bé thấy kết quả. Không có gì thích thú hơn là đoán đúng mà không cần bất cứ trợ giúp nào phải không! Cuối cùng là điền số 4 vào ô trống để hoàn thành biểu thức. Để tiếp tục với thẻ số đó, bạn có thể thực hiện biểu thức thêm một lần nữa, bằng cách lật thẻ thứ hai trước.
Và kết quả của 4 + ? = 10 là gì?
Tiếp đến, bạn hãy biến đổi các biểu thức sẵn có thành một số biểu thức tương tự khác và thử thách các bé xem có nhận ra biểu thức nào đúng, biểu thức nào sai hay không nhé. Bắt đầu bằng 10 = 6 + 4. Hãy cho trẻ một chút thời gian suy nghĩ để trả lời; sau đó hãy thể hiện biểu thức bằng flap card, bắt đầu bằng 10 ở mặt sau và 6, 4 ở 2 thẻ lật phía trước.
Khi đã đồng ý với kết quả biểu thức, hãy tiếp tục với một biểu thức phép trừ nào. Viết ra biểu thức 10 – 4 = ? và yêu cầu trẻ sử dụng thẻ lật số để giải bài toán này. Và tương tự là 10 – ? = 4.
Như đã biết thì 6 + 4 là 10 rồi ạ. Vậy nếu ta che 4 lại, thì chúng ta còn lại 6. Vậy là 10 – 4 = 6 đúng không ạ?
Khuyến khích thảo luận và làm việc nhóm
Trong thời gian diễn ra hoạt động, ngoài việc khuyến khích các em tự mình suy luận và giải toán, các bạn hãy nghĩ cách biến buổi học thành một cuộc “tranh luận hòa bình”. Bằng cách chia sẻ suy nghĩ và đáp án của mình với các bạn nhỏ khác, với anh chị và ba mẹ, các con sẽ học được cách bảo vệ ý kiến của bản thân.
Dưới đây là một số tình huống và câu hỏi để ba mẹ lựa và hỏi con trong khi chơi trò chơi nhé:
“Tom ơi, trong phép tính 10 – 6 = 4, tại sao con lại điền T (True- Đúng)? Con có dựa vào phép tính cộng vừa rồi để suy ra không nhỉ? Nếu đúng vậy thì siêu quá đó nha!”
“Con nhìn nè, nếu mình gập tờ giấy qua mặt phải, mình chỉ nhìn thấy mỗi số 10 thôi. Nếu con gập mặt trái, vậy có 2 con số sẽ xuất hiện lận đó nha. Có phải 6 với 4 không nhỉ? ủa sao 6 + 4 lại thành 10 vậy ta? Con có biết vì sao không?”
“Mẹ có số 10 ở mặt ngoài, rồi con nhìn nè, mẹ làm một trò ảo thuật siêu đỉnh luôn. Lật ngược tờ giấy lại nha, ở đây có số 7! Vậy làm thế nào để 7 biến thành 10 bây giờ, khó quá là khó đây nè. Con giúp mẹ với có được không, mẹ biết bé siêu hơn mẹ nhiều đấy nhé.”
Hãy tìm cách tạo ra nhiều biến thể của hoạt động nhỏ này, khiến chúng toàn diện hơn bằng cách hỏi ngược lại: Vậy 4 cộng bao nhiêu mới thành 10 được? Khi các con đã dần quen thuộc với các phép cộng, hãy tiếp tục ôn tập đến phép trừ.
Tương tự như vậy, hàng loạt tổ hợp mới sẽ xuất hiện theo chiều xuôi và ngược. Hãy cho bé luyện tập với các tổ hợp này 3 – 5 lần để thành thạo các phép tính đến 10 nhé. Ngoài Thẻ gấp học số, vẫn còn nhiều hoạt động khác cực thú vị và bổ ích khác, hãy theo dõi các bài viết của chúng tôi để biết thêm nhé.