Thay những giờ học toán với lý thuyết khó nhằn và nhàm chán cho trẻ em bằng những hoạt động, trò chơi thú vị là phương pháp hiệu quả để trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn cũng như có cơ hội thực hành và rèn luyện tư duy. Một trong những hoạt động trong chương trình toán tư duy lớp 3 cho trẻ em để học về phương trình là game True or False và Number Puzzles. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cách tổ chức hoạt động này thông qua bài viết dưới đây.
Tải về bài tập toán tư duy lớp 3: True or False
Tổng quan
Tham gia Game True or False và Number Puzzles, trẻ sẽ cần làm việc theo nhóm để tìm hiểu về phương trình, ý nghĩa của dấu bằng “=” trong việc cân bằng hai biểu thức, sau đó vận dụng để giải toán.
Những gì bạn cần chuẩn bị để trẻ tham gia hoạt động toán tư duy lớp 3 này bao gồm:
- Phiếu bài tập True or False? (in theo mẫu có sẵn)
- Phiếu bài tập Number Puzzles (in theo mẫu có sẵn)
- Bút chì
- Giấy nháp
- Vở
Hướng dẫn
Game True or False
Đầu tiên, bạn cần yêu cầu trẻ mở vở của mình, chọn một trang trắng, sau đó viết lên đó các số từ 1 đến 12 theo đúng thứ tự ở dạng một cột dọc (tương tự như phiếu bài tập). Trẻ sẽ cùng bạn đọc yêu cầu của trò chơi True or False, hãy giải thích cho trẻ trong trường hợp trẻ chưa nắm rõ.
Nhiệm vụ của trẻ ở trò chơi này là sao chép phương trình đề bài đưa ra vào vở, sau đó đánh chữ T nếu phương trình đó đúng và F nếu phương trình đó sai. Ngoài ra, trẻ cũng cần điền số vào ô trống sao cho phương trình đó ra kết quả đúng.
Trẻ có thể làm việc theo nhóm để thảo luận về tính đúng hoặc sai của phương trình này. Trên thực tế, trẻ ban đầu có thể chưa hiểu ý nghĩa của dấu bằng “=” trong phương trình và nghĩ nó được đặt ở đó như để chỉ kết quả của 1 vế biểu thức.
Hãy hỏi trẻ để tìm hiểu xem trẻ có hiểu như vậy hay không. Nếu có, bạn cần giải thích cho trẻ rằng: dấu bằng trong biểu thức có vai trò thể hiện ý nghĩa bằng nhau, tức hai bên biểu thức có cùng 1 giá trị. Ví dụ, với biểu thức 10 = 2 x 5 thì 10 và 2 × 5 là các biểu thức có giá trị bằng nhau và có thể được đặt ở hai bên bất kỳ của dấu bằng.
Bạn có thể rèn luyện cách nghĩ đúng đắn về vai trò của dấu bằng trong biểu thức cho trẻ bằng cách gọi phương trình. Thay vì nói rằng 10 bằng 2 nhân 5 thì hãy nói rằng 10 tương đương với 2 nhân 5.
Cùng trẻ đưa ra đáp án cho từng phương trình và thường xuyên rà soát ý kiến của trẻ để đảm bảo trẻ không hiểu sai. Trong phiếu bài tập có một phương trình như sau: 2 + 4 = 6 + 9 = 15. Trẻ rất có thể sẽ nhầm lẫn rằng phương trình này đúng và lập luận rằng bởi vì 2 + 4 = 6 sau đó 6 + 9 thì đúng là bằng 15. Đó là khi trẻ hiểu sai về vai trò của dấu bằng trong phương trình.
Number Puzzles
Sau khi trẻ đã hoàn thành phiếu True or False, hãy chuyển sang trò chơi Number Puzzles. Ở phiếu Number Puzzles, mỗi bài tập có một yêu cầu khác nhau, bạn hãy hỗ trợ trẻ nếu trẻ không hiểu yêu cầu. Tuy nhiên, hãy để trẻ tự giải toán và chỉ giúp khi thực sự cần thiết.
Giải thích các yêu cầu trong phiếu Number Puzzles:
- Bài tập 1: Chọn đúng (T) hoặc sai (F) cho các phương trình dưới đây
- Bài tập 2: Điền vào ô trống số còn thiếu để có một phương trình đúng
- Bài tập 3: Tìm ra đáp án cho bài toán sau:
Sara có 3 túi vỏ, mỗi túi có 10 vỏ trong đó. Anh trai Max của cô có 5 túi vỏ, mỗi túi có 6 vỏ trong đó. Hỏi: Sara và Max có cùng số lượng vỏ không? Viết phương trình minh họa.
- Bài tập 4: Tìm ra đáp án cho bài toán sau:
Jan và Jess chia đều 10 đô la. Trong khi đó, Jody, Jamal và Jasmin chia đều 12 đô la. Hỏi: Tất cả các bạn nhỏ đó có nhận được số tiền như nhau không? Viết phương trình minh họa.
- Bài tập 5: Thực hành viết một bài toán cho các phương trình dưới đây.
Phương trình là một trong những nội dung kiến thức toán học không dễ với trẻ nhỏ. Bằng cách tham gia hoạt động này, trẻ sẽ được thực hành trực tiếp để nắm chắc hơn kiến thức và thêm yêu môn Toán.