Từng bước một, trẻ sẽ được thực hành giải quyết các bài toán về tính toán khối lượng và thể tích. Đồng thời, trẻ sẽ được thỏa sức sáng tạo bằng những hình ảnh, con số và từ ngữ để trình bày lời giải của mình cho từng vấn đề. Animals at Zoo hứa hẹn sẽ là một hoạt động toán tư duy lớp 3 vô cùng cuốn hút dành cho trẻ.
Tải về bài tập: Animals at the Zoo
Kỹ năng & Khái niệm đạt được
- Cộng, trừ, nhân hoặc chia để giải các bài toán dạng chữ một bước liên quan đến khối lượng hoặc diện tích được cho trong cùng một đơn vị, ví dụ: bằng cách sử dụng hình vẽ để biểu diễn bài toán
- Cộng và trừ thành thạo trong phạm vi 1000 bằng cách sử dụng các chiến lược và thuật toán dựa trên Hàng và lớp, các phép toán và / hoặc mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Hướng dẫn hoạt động toán tư duy lớp 3: Animals at the Zoo
Cần chuẩn bị gì trước khi chơi
Cũng như mọi hoạt động vừa học vừa chơi, trước tiên bạn vẫn cần chuẩn bị đủ một số dụng cụ học tập cơ bản như: bút chì, tẩy, thước kẻ, giấy ô ly (loại 1000 ô/ trang), kéo, bút màu hoặc chì màu các loại,…
Ngoài ra, bạn cũng cần một số bảng câu hỏi được thiết kế bài bản, bao gồm: các phép tính cộng – trừ – nhân – chia, bài toán minh họa dựa trên hình vẽ đường và điểm. Mục đích của hoạt động là các em có thể giải quyết các phép toán chỉ dựa trên hình vẽ, số và chữ cái. Theo đó, trước hết bạn nên phổ cập một vài đơn vị sẽ xuất hiện trong trò chơi, ví dụ:
- 1 Gram (đơn vị đo khối lượng) = 1/1000 kilogram (kg)
- 1 Kilogram = 1000 gram = 35.27 ounce
- 1 Ounce = 28.35 gram
- 1 Pound = 16 ounce = 453.6 gram = 0.45 kg
Các bước tổ chức hoạt động Animal at the zoo
- Bài toán được đưa ra trong sở thú đó là:
“Một chú Sói Trắng Bắc Cực có cân nặng lên đến 74kg, tưởng chừng đây là loài động vật lớn nhất vùng đất này. Nhưng không, một bà mẹ Gấu Đen trưởng thành có trọng lượng lên đến 121kg. Sói Trắng rất không cam lòng, chú ta muốn to lớn hơn Gấu Đen. Để làm được như vậy, phải biết chính xác Gấu Đen nặng hơn nó bao nhiêu kg. Các con có thể giúp Sói Trắng không?”
Trong quá trình giải toán, các em sẽ đặt vô số các câu hỏi liên quan đến đơn vị đo lường. Dĩ nhiên, các bạn khó có thể miêu tả chính xác các đơn vị này chỉ bằng những công thức trên giấy. Lúc này, các bạn cần tìm vật so sánh để minh họa cho các nhà toán học nhí của chúng ta. Cụ thể, dưới đây là một số thắc mắc và lời giải đáp tương ứng bạn có thể sẽ gặp phải:
Kg là gì ạ? (Đáp: Con tưởng tượng nhé, đây là một chiếc ghim giấy, 1 gram nặng bằng 1 chiếc ghim này thôi, nhưng 1kg thì nặng bằng 1000 chiếc lận đó. Hoặc giả dụ, 1 quả táo nặng khoảng 1kg, 1 bạn bằng tuổi con nặng 20kg, như vậy con đã hình dung được Sói Trắng và Gấu Đen to cỡ nào chưa?)
Làm thế nào để tính số kg chênh lệch bây giờ ạ? (Đáp: Trước hết, hãy bắt đầu từ con số 74. Nếu con không thể dùng 1 phép trừ duy nhất, hãy nghĩ đến việc cộng từ từ sao cho đến khi chạm mốc 121.
Ví dụ:
74 + 6 = 80
80 + 20 = 100
100 + 21 = 121Sau đó bé sẽ dễ dàng suy ra được con số chênh lệch giữa hai loài động vật. Sẽ đơn giản hơn nếu bạn sử dụng một biểu đồ đường và điểm để thể hiện rõ số kg phải cộng sau con số 74. Ngược lại, các con cũng có thể trừ lần lượt từ 121 xuống 74 theo cách: 121 – 21 – 20 – 6 = 74)
Như bạn đã thấy, hoạt động thứ nhất hoàn toàn được thiết kế dành riêng cho phép cộng – trừ. Đối với các phép nhân – chia, bạn có thể sẽ cần sử dụng đến các bảng ô ly. Trước tiên hãy cho con xem một đoạn dây thừng được chia thành 3 đoạn. Mỗi đoạn đính một mảnh giấy “Nặng 5kg”. Yêu cầu bé tính tổng trọng lượng cuộn dây bằng phép nhân.Bước đầu, các em có thể dùng phép cộng trước: 5 + 5 + 5 = 15kg. Sau đó bạn mới giải thích tính chất của phép nhân để suy ra công thức chính: 5 x 3 = 15.
- Tương tự như vậy, bảng ô ly cũng sẽ đóng vai trò là một bài toán dưới hình thức trò chơi thú vị. Đầu tiên, bạn cũng cấp cho mỗi em một tờ giấy gồm 24 ô vuông bằng nhau, một cạnh 6 một cạnh 4. Yêu cầu các con tính tổng các ô này mà không được đếm từ 1 đến 24.Nếu các bé cảm thấy lúng túng ngay từ đầu, bạn có thể dựa trên nguyên tắc dây thừng phía trên để làm mẫu. Chia dây thành 6 đoạn với mỗi đoạn gồm 4 ô, bạn sẽ được phép cộng: 4 + 4 + …+ 4= 24 (Suy ra, số ô nhân với số đoạn sẽ tính được tổng 24 ô vuông)
- Ứng dụng tương tự với phép chia
“Sói Trắng uống lượng nước bằng một nửa Gấu Nâu, nếu Gấu Nâu mỗi ngày uống 8 lít nước, vậy mỗi ngày Sói Trắng uống bao nhiêu nước?”
Đáp: Gấu Nâu uống lượng nước gấp đôi Sói Trắng, có nghĩa là nếu Gấu Nâu uống hết nước của 1 ngày thì Sói Trắng phải mất 2 ngày mới uống xong. Mỗi ngày Gấu Nâu uống 8 lít nước, vậy Sói Trắng phải mất 2 ngày mới hết 8 lít nước. Có nghĩa là 1 ngày Sói Trắng chỉ uống được một nửa của 8. Mình có phép tính 4 + 4 = 8, hoặc 8 : 2 = 4.
- Đặt vấn đề thứ năm và lặp lại trình tự hướng dẫn tương tự.
Mở rộng
Yêu cầu học sinh tạo ra các bài toán của riêng chúng, cho khối lượng và trao đổi bài toán với bạn khác để cùng giải quyết. Khen thưởng các cách thức giải toán do trẻ nghĩ ra để chứng minh các phương pháp tính toán hiệu quả, chính xác và linh hoạt để giải quyết vấn đề. Khuyến khích học sinh thảo luận về các phép toán nghịch đảo và mối quan hệ giữa các phép toán.
Toán học tuy khô khan với những công thức và định lý phải ghi nhớ nằm lòng, tuy nhiên nếu biết lồng ghép các tình huống, hoàn cảnh hay câu chuyện thú vị thì các bài toán cũng trở nên cuốn hút không kém. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành mối liên kết giữa toán học và ứng dụng đời thường, hỗ trợ quá trình tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
Cùng theo dõi các chủ đề tiếp theo của Sylvan Learning Việt Nam để bổ sung vào bộ sưu tập các hoạt động hữu ích và thú vị cho bé con nhé.