Toán học là một trong những môn thú vị với sự kết hợp đa dạng của các phép tính như cộng, trừ, nhân, chia để tạo nên kết quả chính xác. Sự kết hợp của các phép tính sẽ tạo ra những phương trình. Từ đó, con trẻ sẽ thoải mái sáng tạo với các con số. Hãy cùng Sylvan Learning tìm hiểu hoạt động toán tư duy lớp 4 về phương trình và phép tính hấp dẫn thu hút con trẻ nhé!
Tải về bài tập:
Khái niệm & Kỹ năng
- Giải các phương trình để thể hiện sự tương đương và sử dụng các biến để thể hiện các mối quan hệ trong toán học liên quan đến phép nhân và phép chia, và sử dụng các tính chất của phép nhân và mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia để tìm giá trị của ẩn số tạo thành đáp án đúng
- Phép tính là giải các câu số mở liên quan đến cộng, trừ, nhân và chia và sử dụng thứ tự các phép toán để so sánh các biểu thức toán học liên quan đến bốn phép toán, dấu ngoặc đơn và các ký hiệu <,>
Hướng dẫn toán tư duy lớp 4: Phương trình và Phép tính
Thứ tự các phép tính
- Bước đầu, bạn cần đưa một phép tính với 2 kết quả khác nhau. Để con suy nghĩ trong vòng vài phút và chọn một đáp án đúng, sau đó bạn giải thích các thứ tự phép tính trong toán học.
Ví dụ:
6 + 4 : 2 = 5
6 + 4 : 2 = 8
- Các thứ tự phép tính
- Thực hiện phép tính bên trong dấu ngoặc đơn trước
- Thực hiện các phép tính nhân và phép chia trước từ trái sang phải
- Thực hiện phép cộng từ trái sang phải
- Với ví dụ trên, đáp án bằng 8 là kết quả đúng theo đúng các thứ tự.
- Bước kế tiếp, bạn cho con thực hiện vài phép toán tương tự để con có thể làm quen với các thứ tự phép tính, đồng thời bạn có thể tăng độ khó lên đôi chút để con tư duy nhiều hơn.
- Ngoài ra, bạn có thể tạo ra một số câu hỏi Đúng – Sai để con tìm được lỗi sai cũng như nhạy bén hơn trong các phép tính
Ví dụ:
6 : 2 + 1 = 2 Đúng hay Sai -> Sai. Sửa lỗi: 6 : (2 + 1) = 2
6 – 2 x 1 = 4 Đúng hay Sai -> Đúng - Hoặc bạn có thể để trống một vị trí trong phép toán, để con tư duy tìm ra số còn thiếu trong bài toán đó
Ví dụ:
2 x ___ + 3 = 7
3 x ___ : 2 = 3
Biến và biểu thức là gì?
- Biểu thức có thể là con số, biến (một giá trị chưa biết, gọi là n, x, …) hoặc bao gồm cả số, phép tính và biến.
Ví dụ: Hồng có túi kẹo nhỏ. Hồng cho Huệ 6 viên kẹo
Ta sẽ có biểu thức như sau: n – 6 (trong đó: n là biến chưa xác định giá trị; 6 là số kẹo đã cho Huệ)
Bạn nên đưa vài ví dụ đời thường như thế để con có thể hình dung cần sử dụng phép tính gì và như thế nào.Ví dụ: Túi kẹo của Hồng có 10 viên kẹo, vậy theo bài toán trên, n = 10
Vậy ta sẽ có: 10 – 6 = 4. Hồng sẽ còn 4 viên kẹo
- Ngoài ra, bạn đưa thêm các bài tập thú vị cho con như nối tình huống phù hợp với biểu thức đã cho sẵn, lựa chọn đáp án đúng …
Hướng dẫn giải phương trình
Phương trình là bài toán mà 2 biểu thức phải bằng nhau, dù 2 biểu thức sử dụng phép tính nào cũng được và phải đảm bảo thứ tự phép tính.
Ví dụ: 5 + 5 = 5 x 2
- Bước đầu, bạn đưa ra 2 biểu thức bằng nhau và yêu cầu con xác định giá trị của mỗi biểu thức, và giải thích rằng khi 2 biểu thức bằng nhau gọi là phương trình, khi 2 biểu thức không bằng nhau thì không được gọi là phương trình.
Ví dụ:
10 + 2 = 24 : 2 -> Phương trình
10 + 2 ≠ 26 : 2 - Sau đó, bạn đưa ra thêm vài ví dụ đơn giản. Để gây hứng thú cho con, bạn có thể sử dụng các dạng hấp dẫn, lạ mắt như hình tròn, hình vuông … vào trong bài toán
Bài toán này đòi hỏi con phải tìm ra con số phù hợp với hình dạng sao cho phép tính đúng. Bạn cũng có thể tăng độ khó hơn với nhiều phép tính phức tạp hơn với nhiều phép nhân và phép chia.
Tóm lại, để con trẻ có thể phát triển tư duy, bạn cần cùng con xây dựng các bài học thú vị, thu hút nhằm giúp con tiếp thu cũng như duy trì khả năng học hỏi và phát triển trí não hơn. Hãy theo dõi Sylvan Learning để bổ sung các hoạt động thú vị cho con trẻ.