Sylvan Learning xin giới thiệu với bạn một số hoạt động toán tư duy lớp 4 về cách tính diện tích đa giác. Mục tiêu của các hoạt động này: Giúp trẻ phát huy tính sáng tạo và có thể ghi nhớ lâu hơn tính chất hình học của từng đa giác.
Khái niệm
- Đa giác (Polygon) là một đường gấp khúc phẳng khép kín. Nghĩa là gồm những đoạn thẳng nối tiếp nhau (mỗi điểm nối là đầu mút của hai đoạn thẳng) cùng nằm trên một mặt phẳng và khép kín (điểm nối đầu trùng với điểm nối cuối).
- Hình bình hành (Parallelogram) là một tứ giác đặc biệt. Đây là tứ giác có một cặp cạnh đối vừa song song, bằng nhau và có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Diện tích của hình bình hành = Đáy x Chiều cao.
- Tam giác vuông (Right Triangle) là một tam giác có một góc là góc vuông (góc 90 độ). Diện tích của hình tam giác vuông = (Đáy x Chiều cao) : 2
- Hình thang (Trapezoid) là một tứ giác lồi có hai cạnh đối song song. Diện tích của hình thang = 1/2 (Tổng hai cạnh đáy x Chiều cao).
Kỹ năng đạt được
- Trẻ có thể liên hệ giữa công thức diện tích cho một tam giác vuông với công thức cho một hình chữ nhật. Ví dụ: Hai trong số các tam giác vuông giống nhau tạo thành một hình chữ nhật.
- Trẻ có thể liên hệ giữa các công thức diện tích hình tam giác và hình bình hành thông qua phân tích và so sánh với diện tích hình tam giác vuông và hình chữ nhật.
- Xác định diện tích hình thang bằng tổng diện tích các thành phần tạo thành hình thang (hình chữ nhật, hình tam giác, hình bình hành).
- So sánh diện tích của các đa giác bằng cách sử dụng các đơn vị đo khác nhau trong cùng một hệ thống đo lường (ví dụ: cm2, m2).
- Nhận dạng, vẽ và dựng mô hình của các đa giác đều và không đều bao gồm tam giác, tứ giác, ngũ giác, lục giác và bát giác để giải các bài toán.
- Giải các bài toán đơn giản về chu vi và diện tích của hình tam giác, hình tứ giác.
Hoạt động toán tư duy lớp 4
Hoạt động 1: Diện tích Hình bình hành (Parallelogram)
Tổng quát: Các hoạt động giúp trẻ liên hệ những gì đã biết về cách tính diện tích hình chữ nhật sang công thức tổng quát hơn cho tất cả các hình bình hành.
Tải về bài tập: Area Problem
Hướng dẫn
- Để bắt đầu hoạt động, hãy xem lại khái niệm về diện tích. Cùng trẻ thảo luận một số câu hỏi sau: Sự khác biệt giữa diện tích và chu vi là gì? Làm thế nào để họ đo diện tích? Các đơn vị đo lường.
- Hướng dẫn trẻ học cách tìm diện tích của các đa giác không phải là hình chữ nhật và hình vuông. Hôm nay, trẻ sẽ xây dựng một số hình dạng khác nhau trên giấy và tìm diện tích của mỗi hình.
- Thực hiện bài toán đầu tiên biết rằng mỗi hình vuông nhỏ nhất trên giấy có diện tích là 1 đơn vị hình vuông. Sau đó bạn hãy yêu cầu trẻ tạo hình chữ nhật và xác định diện tích của nó theo đơn vị hình vuông. Dành một vài phút để trẻ thực hiện và trình bày ý kiến của mình.
- Sau đó, bạn giải thích cho trẻ rằng một hình bình hành là một tứ giác có hai cặp cạnh song song. Hình vuông và hình chữ nhật là những ví dụ về hình bình hành, nhưng cũng có những hình bình hành không phải là hình chữ nhật.
- Để một vài phút để trẻ có thể ngẫm nghĩ lại các hình vừa thực hiện và tính diện tích các hình đó.
- Tiếp theo, bạn đưa cho trẻ một tờ giấy bìa cứng và cho trẻ một phút để xem trẻ có thể tạo ra một hình bình hành không phải là hình chữ nhật có diện tích là 3 đơn vị hình vuông hay không (có thể làm một với 2 hình vuông ở giữa, và sau đó là một hình tam giác nhỏ ở cả hai bên).
- Cùng trẻ trao đổi và giải đáp các thắc mắc của trẻ để trẻ có thể hiểu sâu cách làm cũng như tính chất các hình đa giác.
Hoạt động 2: Diện tích Tam giác vuông (Right Triangle)
Tổng quát: trẻ thực hiện trên giấy để tìm diện tích của một số tam giác vuông. Bạn giới thiệu công thức diện tích của một tam giác vuông và dành chút thời gian để trẻ suy nghĩ về cách tính.
Tải về bài tập: Area of a Right Triangle
Hướng dẫn
- Cùng trẻ đọc bài toán đầu tiên và dành một phút để ôn lại định nghĩa tam giác vuông (tam giác có góc 90º). Sau đó, yêu cầu trẻ sao chép hình tam giác vuông trong bài toán lên giấy và tìm diện tích theo đơn vị hình vuông.
- Trẻ có thể sẽ trả lời theo cách xác định một hình vuông và nhẩm kết hợp hai hình tam giác nhỏ hơn để tạo ra hình vuông thứ hai và giải thích rằng mỗi hình tam giác nhỏ hơn là nửa đơn vị hình vuông.
- Phát cho trẻ nhiều hình tam giác và yêu cầu trẻ tính diện tích các hình theo cách tính mới.
Hoạt động 3: Tính diện tích Đa giác
Tổng quát: Bạn cùng trẻ ôn lại các công thức tìm diện tích hình chữ nhật, hình bình hành không phải hình chữ nhật, hình tam giác. Sau đó, trẻ ước lượng và xác định diện tích theo đơn vị cm2 của 6 đa giác khác.
Tải về bài tập: Area Formulas
Hướng dẫn
- Hoạt động này sẽ dành nhiều thời gian hơn để tính toán diện tích của các đa giác khác nhau.
- Xem lại công thức tính diện tích hình chữ nhật (chiều rộng x chiều dài). Bạn hãy cho trẻ thực hiện vài phép toán với công thức tính diện tích hình chữ nhật để trẻ làm quen và sử dụng thuần thục hơn.
- Tiếp theo, bạn đưa cho trẻ giấy gồm các hình đa giác và yêu cầu trẻ cẩn thận cắt rời các đa giác theo đường kẻ.
- Hãy cho trẻ biết rằng trong hai phút, trẻ sẽ phải ước lượng và tìm diện tích của mỗi đa giác theo đơn vị cm vuông. Trước khi làm, hãy yêu cầu trẻ sử dụng kỹ năng ước lượng của mình để xếp 6 hình theo thứ tự, từ diện tích nhỏ nhất đến lớn nhất. Yêu cầu trẻ thảo luận suy nghĩ khi trẻ sắp xếp các đa hình.
- Bạn cần cung cấp cho trẻ thước kẻ để thực hiện hoạt động dễ dàng hơn và yêu cầu trẻ ghi chép lại cẩn thận các bài tập vừa thực hiện. Yêu cầu trẻ phải đo cẩn thận từng đa giác và sử dụng công thức để tìm diện tích của nó.
- Sau đó, để trẻ có thời gian kiểm tra lại các ghi chép. Trong lúc đó, bạn có thể trao đổi và cùng ôn tập lại các kiến thức trong các hoạt động trên.
Trên đây là những hoạt động của toán tư duy lớp 4 về luyện tập tính diện tích đa giác theo cách mới. Mong bạn và trẻ có thể thực hiện và đạt hiệu quả tốt nhất!