Phân số và hỗn số là những kiến thức thường được áp dụng khá nhiều trong cuộc sống. Cùng Sylvan Learning Việt Nam hướng dẫn trẻ những hoạt động luyện tập về kiến thức này trình độ toán tư duy lớp 4.
Khái niệm
- Phân số (Fraction) là sự biểu diễn số hữu tỷ dưới dạng tỷ lệ của hai số nguyên. Trong đó số ở trên được gọi là tử số, còn số ở dưới được gọi là mẫu số. Điều kiện bắt buộc là mẫu số phải khác 0.
- Hỗn số (Mixed number) là sự kết hợp giữa 1 số nguyên và 1 phân số.
Kiến thức đạt được
- Trẻ có thể chuyển phân số sang hỗn số và ngược lại.
- Trẻ có thể viết một phân số có giá trị bằng với một phân số cho trước.
Hoạt động toán tư duy lớp 4 về Phân số và Hỗn số
Hoạt động 1: Giới thiệu Phân số & Hỗn số
Tải về bài tập: Fractions and Mixed Numbers
Tổng quát
Trẻ sẽ làm một tập hợp các dải phân số bằng giấy. Sau đó, trẻ sử dụng bộ phân số để học về cách chuyển phân số thành hỗn số và ngược lại.
Hướng dẫn
- Yêu cầu học sinh lấy kéo và bút chì, sau đó phát cho trẻ 5 dải giấy, mỗi dải có các màu sau: trắng, nâu nhạt, tím, xanh lá cây và da cam và để riêng cho mình một bộ. Cầm dải màu trắng lên, ghi nhãn là 1 và yêu cầu học sinh làm tương tự trên dải màu trắng của mình.
- Yêu cầu trẻ gấp đôi dải màu nâu nhạt và cắt theo đường gấp như bạn làm với dải màu nâu nhạt. Giá trị của 2 mảnh này so với dải trắng là bao nhiêu? Sau khi thảo luận một chút, yêu cầu trẻ ghi nhãn cho mỗi phần màu nâu nhạt với phần 1⁄2.
- Bây giờ yêu cầu trẻ gấp đôi dải màu tím rồi gấp đôi lại lần nữa. Trước khi trẻ mở nó ra, hãy yêu cầu trẻ chia sẻ suy nghĩ về số lượng phân đoạn màu tím mà trẻ sẽ thấy, và giá trị của mỗi phân đoạn, so với dải màu trắng. Sau đó, yêu cầu trẻ mở dải, kiểm tra dự đoán của mình, cắt nó theo đường gấp và ghi nhãn cho từng phần. Như bạn làm mẫu tương tự với dải màu tím của mình.
- Khi trẻ thực hành, khuyến khích trẻ so sánh và đối chiếu các mảnh màu khác nhau. Như vậy, bạn có thể hiểu được một số hiểu biết hiện tại của trẻ (và những quan niệm sai lầm) về phân số.
- Tiếp theo, yêu cầu trẻ gấp đôi dải màu xanh lá cây, sau đó gấp đôi và rồi lại gấp đôi – Tổng cộng là 3 lần gấp đôi. Trước khi trẻ mở nó ra, hãy yêu cầu trẻ chia sẻ suy nghĩ về số lượng phân đoạn màu xanh lá cây này, và kích thước của mỗi phân đoạn, so với dải màu trắng. Một số trẻ sẽ dự báo có 8 phân đoạn, một số khác là 6. Trong cả hai trường hợp, hãy yêu cầu trẻ giải thích suy nghĩ của mình.
- Khi trẻ mở dải màu xanh lá cây của mình, chúng sẽ phát hiện ra rằng trên thực tế, chúng có thể nhìn thấy 8 phân đoạn. Số lượng các phân đoạn tăng gấp đôi mỗi lần gấp đôi dải màu. Như 2 là gấp đôi 1, 4 là gấp đôi 2 và 8 là gấp đôi 4.
- Sau đó, yêu cầu trẻ gấp dải màu cam làm đôi 4 lần. Một lần nữa, hãy yêu cầu trẻ đưa ra dự đoán về số lượng phân đoạn mà trẻ sẽ thấy khi mở dải và kích thước của mỗi phân đoạn liên quan đến những phân đoạn khác mà trẻ đã cắt. Sau khi thảo luận, yêu cầu trẻ cắt dải màu cam dọc theo các nếp gấp và ghi nhãn cho từng miếng.
- Khi trẻ hoàn thành việc cắt và ghi nhãn các phần của mình, yêu cầu trẻ sắp xếp các phần từ lớn nhất đến nhỏ nhất trước mặt trẻ, như hình dưới đây.
- Cho bọn trẻ một hoặc hai phút để quan sát và chia sẻ suy nghĩ của mình.
- Sau đó, viết các phân số hiển thị bên dưới lên bảng, từng phân số một. Khi bạn ghi phân số lên bảng, hãy yêu cầu trẻ ghép các dải màu cho ra giá trị phân số tương ứng. Khuyến khích trẻ phát biểu về các phát hiện của mình.
- Tiếp theo, viết phân số 3⁄2 lên bảng. Yêu cầu trẻ viết các phần để tạo thành phân số này (3⁄2 giống với 1 và 1⁄2).
- Viết phương trình sau lên bảng. Giải thích rằng khi một phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì người ta có thể thay đổi nó thành hỗn số. Tức là một số bao gồm cả một số nguyên và một phân số nhỏ hơn 1.
- Viết các phân số dưới đây lên bảng, mỗi lần ghi một phân số. Khi bạn ghi phân số lên bảng, hãy yêu cầu trẻ ghép các dải màu cho ra giá trị phân số tương ứng. Sau đó chuyển phân số đó thành hỗn số.
- Tiếp theo, viết hỗn số dưới đây lên bảng. Ghép các dải màu cho ra giá trị hỗn số tương ứng. Sau đó chuyển sang dạng phân số.
- Sau cùng, bạn cho trẻ luyện tập thêm các bài tập toán tư duy về phân số và hỗn số.
Hoạt động 2: Rút gọn phân số & So sánh
Tổng quát
Trẻ sử dụng bộ phân số từ hoạt động trước để học cách rút gọn phân số. Sau đó, giáo viên giới thiệu một trò chơi mới để thực hành nhiều hơn với việc rút gọn phân số và so sánh các phân số.
Hướng dẫn
- Giải thích rằng trẻ sẽ sử dụng bộ dụng cụ phân số để học thêm một số về phân số. Yêu cầu trẻ lấy tất cả các dải phân số ra khỏi phong bì và xếp chúng gọn gàng theo kích thước trên bàn.
- Viết phân số 6⁄8. Đọc nó với trẻ và yêu cầu trẻ xây dựng phân số bằng các dải màu. Sau đó, đặt ra thử thách với trẻ làm sao có được một phân số giá trị tương đương với ít mảnh hơn có cùng kích thước. Hầu hết sẽ đặt ra 3/4 để trả lời.
- Yêu cầu trẻ chia sẻ bất kỳ quan sát nào mà trẻ có thể thực hiện được về hai tập hợp các phân đoạn. Ghi lại 6⁄8 = 3⁄4 và yêu cầu học sinh bỏ các dải màu về vị trí ban đầu. Sau đó viết 8⁄16 và yêu cầu trẻ thể hiện phân số này bằng các dải màu. Khi hầu hết đã hoàn thành, hãy yêu cầu trẻ tạo nên tất cả các phân số có giá trị tương đương có thể, chỉ sử dụng các mảnh có cùng kích thước cho mỗi phân số. Hãy cho trẻ một phút để làm việc và nói chuyện với nhau, sau đó mời các em chia sẻ kết quả của mình.
- Viết một dãy số và dùng mũi tên trên bảng để biểu diễn dãy số. Yêu cầu trẻ chia sẻ các quan sát của trẻ về dãy phân số.
- Yêu cầu trẻ nhận xét phân số cuối cùng trong dãy, 1⁄2. Sau đó giải thích rằng 1⁄2 là cách đơn giản nhất để hiển thị 8⁄16.
- Nhắc nhớ với trẻ khái niệm Thừa số (Factor): Những số mà khi nhân với nhau sẽ có tích bằng với số cho trước đó. Cách tìm thừa số của một số là tìm các số mà tích của chúng là số cho trước. Bất cứ số nguyên nào cũng có ít nhất hai thừa số. Ví dụ như 8 = 1×8, vậy 1 và 8 đều là thừa số của 8.
- Yêu cầu trẻ tìm thừa số của 8 và 16, sau đó xác định và khoanh tròn các thừa số chung của 8 và 16. Chính là 1, 2, 4 và 8. Sau đó thu hút sự chú ý của trẻ trở lại 1⁄2. Vì 1 và 2 không có thừa số chung nào ngoài 1 nên không có cách nào để rút gọn phân số hơn nữa.
- Giải thích cho trẻ cách rút gọn phân số bằng cách xác định thừa số chung lớn nhất của tử số và mẫu số. Viết 12⁄16 lên bảng và yêu cầu trẻ tìm ra số lớn nhất mà cả 12 và 16 có thể được chia. Khi các em đã xác định 4 là thừa số chung lớn nhất của 12 và 16, hãy ghi lại phép toán.
- Cho trẻ lặp lại cách rút gọn phân số với với 10⁄16, 3⁄16 và 6⁄4. Trẻ lưu ý rằng 3⁄16 không thể được đơn giản hóa vì 3 và 16 không có thừa số chung nào ngoài 1. Các em cũng sẽ phát hiện ra rằng 6⁄4 đơn giản hóa thành 3⁄2 và sau đó chuyển thành hỗn số, 1 1⁄2.
Trên đây là một số hoạt động về kiến thức toán học Phân số và hỗn số trình độ toán tư duy lớp 4. Hy vọng bài viết của Sylvan Learning Việt Nam sẽ giúp bạn hướng dẫn trẻ làm bài tập toán tư duy về phân số và hỗn số thật tốt.