8 cách ra đề bài tập toán tư duy giúp giờ học hiệu quả hơn

8 cách ra đề bài tập toán tư duy giúp giờ học hiệu quả hơn

Nội dung

Bạn đã bao giờ gặp rắc rối khi giảng và ra đề bài tập Toán tư duy cho trẻ hay không? 8 cách ra đề bài tập Toán tư duy sẽ giúp bạn có một lớp học thú vị và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Một lớp học Toán tư duy diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp luôn là mong muốn của những giáo viên, nhưng đôi khi chúng ta cảm thấy khó khăn khi mang lại cho học sinh nguồn cảm hứng mới. Vì thế dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp 8 mẹo để giúp bạn đưa ra những câu hỏi hay về bài tập toán tư duy để học sinh đào sâu vào bài giảng và tạo cảm giác hứng thú hơn trong giờ học.

Đừng để những câu hỏi “thu thập thông tin” chi phối bài giảng của bạn.

Đầu tiên, ta cần biết những câu hỏi “thông tin” sẽ làm bài tập toán tư duy trở nên thụ động, ví dụ như “Công thức để tìm diện tích hình chữ nhật là gì?” hoặc là “Dấu bằng trong một phương trình có ý nghĩa như thế nào?”.

Mặc dù những câu hỏi này là để củng cố những kiến thức nền tảng quan trọng giúp học sinh giải những bài tập liên quan, nhưng chúng không giúp học sinh phát triển kỹ năng suy luận khi cố gợi ý các câu trả lời sẵn. .

Đặt những câu hỏi gây tò mò cho học sinh và khuyến khích họ giải thích và trình bày suy nghĩ của họ.

Điều này có nghĩa là bạn hãy đưa ra những câu hỏi giúp họ nêu rõ các bước để giải quyết nhiệm vụ. Ví dụ như: ” Khi con vẽ một trục số, làm thế nào để con thể hiện số 7/4 (bảy phần tư) trên trục số đó?” hoặc là “Con có thể giải thích thêm về cách mà con sử dụng bảng để tìm ra câu trả lời không?”

Hãy xem xét thời gian thích hợp cho học sinh để trả lời câu hỏi.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng giáo viên thường cho học sinh thời gian ít hơn 5 giây để trả lời một bài tập toán tư duy! 5 giây là quá ngắn để giáo viên biết được học sinh của họ hiểu bài toán đó như thế nào. 

Theo đó, 15 giây là khoảng thời gian suy nghĩ thích hợp cho mọi học sinh vì không phải học sinh nào cũng có tốc độ xử lý số liệu như nhau.

Yêu cầu học sinh liên kết toán học với thực tế.

Điều này có nghĩa là chúng ta cùng nhau thảo luận về các mối liên hệ giữa các ý tưởng toán học. Ví dụ: “Mảng đó liên quan như thế nào đến phép nhân và phép chia?” hay là Phân phối chuẩn có thể áp dụng cho trường hợp này theo những cách nào?”

Đưa ra những câu hỏi để khuyến khích học sinh tranh luận các vấn đề về bài toán.

Những câu hỏi tranh luận của học sinh cho thấy sự hiểu biết sâu sắc về bài tập toán tư duy của họ, bao gồm cả việc lập luận về bài làm sao cho hợp lý. 

Ví dụ bạn có thể hỏi, “Làm thế nào bạn có thể chứng minh rằng 51 là đáp án đúng?” hay là “Làm thế nào để bạn biết rằng tổng của hai số lẻ sẽ luôn luôn là số chẵn?”

Tránh đưa ra những câu hỏi phân tầng làm phân tán mục đích chính của cuộc tranh luận.

Câu hỏi phân tầng nghĩa là đặt 1 câu hỏi, hướng đến 1 mục tiêu, kết quả cụ thể. Đồng thời, bỏ qua các câu trả lời sai hướng mà tập trung vào các câu trả lời đang gần đi đến kết quả nhất. Việc đặt các câu hỏi phân tầng chỉ giống như “câu hỏi thu thập thông tin” có mức độ dễ đến khó (mớm kết quả) để học sinh trả lời đúng.

Thay vào đó, hãy thử những câu hỏi tập trung kết hợp

Trong khi các mẫu câu hỏi phân tầng khá cứng nhắc thì các câu hỏi tập trung đáp ứng nhu cầu của học sinh và có thể khai thác theo nhiều cách. Vì thế, bạn còn có thể sử dụng các mẫu câu hỏi tập trung kết hợp giữa thu thập thông tin, thăm dò, phản ánh và biện minh. Nó sẽ giúp học sinh hiểu được bài tập toán tư duy và khuyến khích họ truyền đạt suy nghĩ của mình một cách rõ ràng.

Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi cho nhau

Sẽ dễ dàng hơn nhiều để tạo ra những câu hỏi hay khi bạn không chỉ là người duy nhất định hướng cuộc thảo luận. Hãy khuyến khích học sinh đặt câu hỏi cho nhau, ví dụ như “Tại sao bạn nghĩ vậy?”, “Bạn có thể giải quyết vấn đề theo một cách khác không?”. Theo cách này, các học sinh đã tự mình đưa cuộc tranh luận trở nên sôi nổi hơn và buổi học sẽ trở nên hứng thú hơn bao giờ hết.

Và đó là 8 cách để có thể ra đề một bài tập toán tư duy giúp giờ học trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết. Chúng tôi hy vọng bạn thấy danh sách này hữu ích, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Học thử 2 buổi miễn phí
Toán tư duy song ngữ Việt -Anh

















    HẤP THU KIẾN THỨC, CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP

    với phương pháp CLIL (Tích hợp nội dung – ngôn ngữ) lồng ghép nội dung học đa dạng về văn hóa, xã hội, khoa học và Project-based Learning (Học theo dự án) thúc đẩy sự sáng tạo, chủ động trong các hoạt động học tập

    XÂY DỰNG KỸ NĂNG NGÔN NGỮ

    để phối hợp Nghe – Nói – Đọc – Viết hiệu quả, hình thành sở thích đọc sách, phát triển tinh thần thích khám phá, chủ động tìm kiếm thông tin

    CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NHI

    với các bài tập làm quen đề thi Cambridge STARTERS – MOVER – FLYERS, vừa giúp đạt kết quả thi mong muốn, vừa cải thiện hiệu quả học chính khóa

    HOÀN THIỆN KIẾN THỨC

    qua phương pháp English 21+ và Project-based
    Learning (Học theo dự án) chú trọng hoàn
    thiện kiến thức tiếng Anh học thuật (vốn từ, cấu trúc ngữ pháp,
    ngữ điệu…) và kết hợp thực hành,
    tương tác theo tình huống
    giao tiếp thực tế

    PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG 4Cs TOÀN DIỆN

    là bộ kỹ năng quan trọng để phát triển trong thế kỷ 21
    (gồm Tư duy phản biện – Sáng tạo – Hợp tác – Giao Tiếp),
    tạo nền tảng tốt cho định hướng học tập và lựa chọn
    nghề nghiệp tương lai

    CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NIÊN

    với các bài tập làm quen đề thi Cambridge KET – PET
    – FCE giúp tăng sự tự tin và sự chuẩn bị kỹ càng cho
    các kỳ thi tiếng Anh quan trọng (IELTS, TOEIC, SAT…)

    Vui lòng nhập lại thông tin, chúng tôi sẽ gọi lại bạn