Ở trình độ toán tư duy lớp 5, trẻ cần thực hành thêm bài tập tính thể tích. Cùng Sylvan Learning Việt Nam hướng dẫn trẻ các bài tập mới về tính thể tích bạn nhé.
Kỹ năng đạt được
Trẻ có thể:
- Nhận biết và hiểu khái niệm tính thể tích của các hình khối dạng rắn*
- Tính thể tích bằng cách đếm khối vuông, đếm centimet vuông, inch vuông, feet vuông
- Tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài cạnh là số nguyên bằng cách lấp nó bằng các khối vuông, và nhân diện tích mặt đáy với chiều cao
- Biểu diễn thể tích bằng phép nhân 3 thừa số
- Áp dụng công thức tính thể tích V = l x w x h và V = b x h
- Chuyển đổi giữa các đơn vị đo lường thể tích
*Để đo thể tích chất lỏng, xem bài Đo Thể tích.
Hoạt động toán tư duy lớp 5 về Đo thể tích
Hoạt động 1: Làm quen với Tính Thể tích
Tải về bài tập: Cubes & Rectangular solids
Tổng quan
Trong hoạt động này, trẻ làm quen với việc tính thể tích các hình khối lập phương và hình hộp chữ nhật.
Hướng dẫn
- Phát cho trẻ các khối lập phương cạnh 1cm và cho trẻ thời gian quan sát và mô tả hình dạng này.
- Yêu cầu trẻ quan sát hình khối lập phương và hình hộp chữ nhật. Yêu cầu trẻ tìm ví dụ của các cạnh song song, vuông góc và các mặt đồng dạng của các hình khối 3 chiều này.
- Trình chiếu tấm poster về hình hộp chữ nhật bên dưới. Yêu cầu trẻ chia sẻ về khám phá của trẻ đối với hình dạng này. Sau đó, hướng dẫn trẻ ghi nhãn 3 chiều của các hình khối này: chiều dài (length), chiều ngang (width) và chiều cao (height).
HÌNH LẬP PHƯƠNG (CUBE)
-
- Chiều dài 1 cạnh là 1cm
- Diện tích 1 mặt là 1cm2
- Thể tích 1 khối là 1cm3
- Mỗi mặt đều hình vuông
- Có 8 đỉnh (vertices – số nhiều của vertex)
- Có các cạnh song song và vuông góc
- Tất cả các mặt và các cạnh đều đồng dạng
- Có 3 cặp mặt bên song song nhau
- Các cạnh giao nhau vuông góc với nhau
- Có 6 mặt
- Có 12 cạnh
HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (RECTANGULAR SOLID)
-
- Mỗi mặt đều hình chữ nhật
- 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh
- Tất cả các góc đều bằng nhau
- Các cạnh giao nhau vuông góc với nhau
- Có 3 cặp cạnh bên song song nhau
- Các mặt đối diện đều đồng dạng
- Yêu cầu trẻ ráp nhiều hình hộp chữ nhật có thể tích bằng 12cm2. Hãy chắc chắn trẻ hiểu rằng không có khoảng trống trong các hình hộp này.
- Yêu cầu trẻ trình bày về kích thước dài, rộng, cao của các hình hộp chữ nhật này. Với 1 phương trình để biểu diễn thể tích là 12cm2.
- Tiết lộ công thức tính thể tích hình hộp.
- Yêu cầu trẻ cắt giấy bìa để cắt, gấp và dán các hình hộp chữ nhật.
- Khi trẻ đã hoàn thành, yêu cầu trẻ ước lượng thể tích của hình hộp đó.
- Sau cùng tiết lộ công thức và kết quả tính thể tích.
Hoạt động 2: Hộp giấy
Tải về bài tập: Paper Boxes
Tổng quan
Sử dụng các hộp giấy và khối lập phương có cạnh 1cm, trẻ tìm cách hữu hiệu để tính thể tích, bao gồm sử dụng công thức để tính thể tích hình khối lập phương và hình hộp chữ nhật.
Hướng dẫn
- Yêu cầu trẻ sử dụng thước, kéo và giấy báo cắt và dán hộp A, để hộp B và C lại.
- Yêu cầu trẻ ước tính thể tích của hộp A, ghi lại kết quả và giải thích kết quả của mình.
- Yêu cầu trẻ dùng các khối lập phương cạnh 1cm để ước tính thể tích hình hộp chữ nhật, nhưng hạn chế việc nhét đầy các khối lập phương vào hộp. Để trẻ ghi chép các tính toán của mình.
- Yêu cầu trẻ chia sẻ kết quả và cách tính của mình.
- Yêu cầu trẻ dùng thước để đo các cạnh hộp và hướng dẫn trẻ thực hiện việc tính thể tích, biểu diễn bằng phương trình.
- Yêu cầu trẻ cắt, dán hộp B ước tính thể tích hộp sử dụng các khối lập phương cạnh 1cm. Để trẻ chia sẻ kết quả và cách tính của mình.
- Viết công thức tính thể tích và phương trình thể tích hình B là (6 x 4 x 2 = 48cm3).
- Yêu cầu trẻ cắt, dán hộp C và sử dụng công thức để tính thể tích hình C. Hỏi trẻ liệu có thể tính được thể tích hình C mà chỉ biết số đo 1 cạnh thôi không?
- Viết công thức tính thể tích và phương trình thể tích hình C là (4 x 4 x 4 = 64cm3).
Mở rộng
- Giải thích cho trẻ hình khối lập phương có 3 cạnh bằng nhau, thể hiện bằng công thức toán là s x s x s = s^3. Như vậy, công thức tính thể tích hình lập phương chính là s^3 trong đó s là chiều dài của một cạnh.
- Yêu cầu trẻ cắt dán các hình khối theo đơn vị inch khối, feet khối và tính thể tích các hình khối bằng các đơn vị này.
Bài tập tính thể tích: Bể cá cảnh
Tải về bài tập: Design a Fish tank
- Trường của bạn muốn đặt nhiều bể cá cảnh ở khu văn phòng. Lớp bạn được giao nhiệm vụ thiết kế bể cá và chọn cá để nuôi. Một hồ cá chứa được 8 feet khối nước.
- Kích thước của bể cá là như thế nào nếu bể cá hình khối lập phương?
- Kích thước của bể cá là như thế nào nếu bể cá không phải hình khối lập phương?
- Có bao nhiêu inch khối nước trong bể cá này?
- Bảng bên dưới kích thước và thể tích dành cho 1 con cá (không có đá hay cây cối gì trong bể cá). Nếu mỗi con cá cần một hình khối lập phương có kích thước là ½ inch chiều dài, rộng và cao thì tổng thể tích bể cá cần là bao nhiêu feet khối? Inch khối?
- Nếu mỗi con cá nhỏ cần một thể tích hình khối lập phương có cạnh 1/8 inch thì tối đa có bao nhiêu con cá nhỏ sống được trong 1 inch khối? Làm sao để tính?
Trên đây Sylvan Learning Việt Nam vừa giới thiệu đến bạn một hoạt động toán tư duy lớp 5 về tính thể tích nhiều chi tiết vui, hấp dẫn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn dạy trẻ thật vui và thành công!