[Lớp 5] Hình học | Thay đổi hình dạng

thay đổi hình dạng

Nội dung

Trong hoạt động sau đây, Sylvan Learning Việt Nam giới thiệu một số hình thức thay đổi hình dạng trong hình học. Khi áp dụng, trẻ sẽ hiểu hơn về cách dịch chuyển, lật và xoay một hình.

Kỹ năng đạt được

  • Trẻ có thể dự đoán và mô tả kết quả khi dịch chuyển, lật, và xoay các hình dạng 2 chiều.
  • Mô tả một chuyển động hay một loạt chuyển động cho thấy hai hình đồng dạng với nhau.

Khái niệm

  • Dịch chuyển/ Tịnh tiến (translations/ slides) một hình: Dịch chuyển/ tịnh tiến hình đó theo hướng chiều ngang (horizontally) hay theo hướng chiều dọc (vertically) nhưng không đổi hướng hay xoay. Các đỉnh của hình đó sẽ dịch chuyển cùng một khoảng cách, theo một hướng.
  • Xoay (rotations/ turns) một hình: Cho hình đó chuyển động theo vòng tròn theo một tâm.
  • Lật (reflections/ flips) một hình theo hướng chiều ngang (horizontally) hay theo hướng chiều dọc (vertically) sẽ làm hình như được phản chiếu qua gương theo chiều tương ứng.

Hoạt động toán tư duy lớp 5 về Thay đổi hình dạng trong hình học

Tải về bài tập: Transformation

Phác thảo và Xác định các hình thức thay đổi hình dạng

Tổng quát

Trẻ phác thảo các ví dụ về dịch chuyển (translations/ slides), xoay (rotations/ turns) và lật (reflections/ flips).

Hướng dẫn cho hoạt động Thay đổi hình dạng

  • Chiếu bảng lưới đầu tiên có hình vẽ minh họa cho sự thay đổi hình dạng, và che bảng lưới còn lại. Hỏi trẻ về những điều trẻ trông thấy và chú ý về bảng lưới cũng như hình vẽ trên đó. Thông thường, trẻ sẽ phát biểu về các con số trên hai trục (trục hoành – x-axis và trục tung – y-axis) cũng như tính chất của hình thang (trapezoid) vẽ trên đó.

Thay đổi hình dạng 1

  • Phát cho mỗi trẻ một tờ giấy có vẽ bảng lưới với một hình vẽ trong mảnh giấy ¼. Yêu cầu trẻ vẽ ra hình bình hành đã được dịch chuyển sang một vị trí khác. Hình vẽ đó sẽ dừng lại ở đâu? Định vị hình vẽ đó như thế nào? Yêu cầu trẻ cắt hình bình hành từ tờ giấy nếu muốn thật sự dịch chuyển hình đó một cách vật lý trước khi vẽ hình được yêu cầu.

Thay đổi hình dạng 2

  • Khi trẻ hoàn thành, yêu cầu trẻ so sánh hình vẽ của mình với bạn khác. Hình vẽ của các em giống/ khác nhau như thế nào? Các em có thể đã dịch chuyển hình bình hành đó theo nhiều cách khác nhau. Sau khi các em thảo luận xong, mời một em xung phong lên chia sẻ cách thức em đã dịch chuyển hình bình hành.
  • Khi em học sinh chia sẻ, hãy giải thích cho trẻ: Các em có thể dịch chuyển hình bình hành theo hướng chiều ngang (horizontally) hay theo hướng chiều dọc (vertically) nhưng sẽ là không đúng nếu đổi hướng hay xoay hình đó khi dịch chuyển. Để kiểm tra, hướng dẫn trẻ xem xét xem các đỉnh của hình bình hành có di chuyển cùng một khoảng cách theo cùng một hướng hay không.

Ví dụ: Đỉnh của hình bình hành tại tọa độ (1,2) dịch chuyển lên tọa độ (6,7), trong khi đỉnh tại tọa độ (2,4) dịch chuyển lên tọa độ (7,9). Cả 4 đỉnh đều dịch chuyển sang 5 ô rồi lên 5 ô.

  • Lặp lại các bước với các hình trong từng hình vẽ trong mảnh giấy ¼. Các hình thức thay đỏi hình dạng khác ở bên dưới có hình gốc màu xám và hình đã dịch chuyển màu trắng.

Thay đổi hình dạng 3

  • Tiếp theo, bạn ghi tên của các hình thức thay đổi hình dạng lên bảng. Phát cho mỗi em một tờ bài tập và yêu cầu trẻ xác định hình thức thay đổi hình dạng tương ứng với mỗi hình đã được thay đổi, và bằng cách nào mà hình đã được thay đổi hình dạng.
  • Trẻ có 5-10 phút để hoàn thành trước khi chia sẻ và trao đổi về kết quả.

Mở rộng

  • Yêu cầu trẻ ghi nhãn tọa độ của mỗi đỉnh của hình.
  • Phát thêm bài tập về Thay đổi hình dạng để trẻ có thể thực hành với 2-3 hình cho mỗi hình thức thay đổi hình dạng. Thử thách trẻ thay đổi hình dạng các hình đa xác, xoay các hình khi sử dụng các đỉnh khác nhau làm điểm xoay chuyển.

Trên đây Sylvan Learning Việt Nam vừa chia sẻ một số bài thực hành để trẻ làm quen với các hình thức thay đổi hình dạng trong hình học. Hy vọng trẻ sẽ thích các hoạt động này và tiến bộ nhiều. Chúc bạn và bé thành công!

Học thử 2 buổi miễn phí
Toán tư duy song ngữ Việt -Anh

















    HẤP THU KIẾN THỨC, CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP

    với phương pháp CLIL (Tích hợp nội dung – ngôn ngữ) lồng ghép nội dung học đa dạng về văn hóa, xã hội, khoa học và Project-based Learning (Học theo dự án) thúc đẩy sự sáng tạo, chủ động trong các hoạt động học tập

    XÂY DỰNG KỸ NĂNG NGÔN NGỮ

    để phối hợp Nghe – Nói – Đọc – Viết hiệu quả, hình thành sở thích đọc sách, phát triển tinh thần thích khám phá, chủ động tìm kiếm thông tin

    CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NHI

    với các bài tập làm quen đề thi Cambridge STARTERS – MOVER – FLYERS, vừa giúp đạt kết quả thi mong muốn, vừa cải thiện hiệu quả học chính khóa

    HOÀN THIỆN KIẾN THỨC

    qua phương pháp English 21+ và Project-based
    Learning (Học theo dự án) chú trọng hoàn
    thiện kiến thức tiếng Anh học thuật (vốn từ, cấu trúc ngữ pháp,
    ngữ điệu…) và kết hợp thực hành,
    tương tác theo tình huống
    giao tiếp thực tế

    PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG 4Cs TOÀN DIỆN

    là bộ kỹ năng quan trọng để phát triển trong thế kỷ 21
    (gồm Tư duy phản biện – Sáng tạo – Hợp tác – Giao Tiếp),
    tạo nền tảng tốt cho định hướng học tập và lựa chọn
    nghề nghiệp tương lai

    CHINH PHỤC CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH THIẾU NIÊN

    với các bài tập làm quen đề thi Cambridge KET – PET
    – FCE giúp tăng sự tự tin và sự chuẩn bị kỹ càng cho
    các kỳ thi tiếng Anh quan trọng (IELTS, TOEIC, SAT…)

    Vui lòng nhập lại thông tin, chúng tôi sẽ gọi lại bạn